- 6 Tháng bảy 2015
- 6,549
- 13,985
- 1,304
- Quảng Nam
- Vi vu tứ phương


Đề bài: Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh (chị) làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?
BÀI LÀM
Cuộc sống văn minh hiện đại yêu cầu con người phải thay đổi nhanh chóng để thích ứng với thời đại. Tuy nhiên, vì để tồn tại mà một bộ phận con người lười nhác đã bất chấp hậu quả, tạo dựng những thành tích ảo. Điển hình đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian dối trong học tập của một bộ phận học sinh hiện đã và đang ngồi trên ghế nhà trường.
Tất cả chúng ta đều biết trung thực là bản tính thẳng thắn, tôn trọng, thành thực đối với quá trình thực tế xảy ra theo lẽ công bằng. Và thiếu trung thực mang nghĩa ngược lại. Đó là bản tính dối trá, bóp méo sự thật nhằm để ngụy biện, đối phó với hoàn cảnh. Thiếu trung thực cản trở các cấp chính quyền tìm hiểu tin tức, gây rối kỷ cương. Thiếu trung thực trong thi cử càng nghiêm trọng. Bởi học sinh chính là trụ cột tương lai của nước nhà nhưng nếu ngay từ ban đầu, những trụ cột ấy là những cây gỗ mục thì liệu tương lai đất nước ta sẽ ra sao? Thiếu trung thực trong thi cử không chỉ là gian dối trong kỳ thi mà còn là việc gian lận tri thức, ăn cắp chất xám của một bộ phận học sinh, sinh viên ích kỷ với cái tôi hẹp hòi, vặn vẹo.
Bản chất của các kỳ thi, kiểm tra là việc đo lường hiệu quả giáo dục, là thẩm định giá trị con người. Những cuộc thi ấy nhằm để bộ giáo dục, sở giáo dục, nhà trường và thầy cô biết được năng lực của từng người học, biết được đâu là lỗ hổng trong giáo dục để cải tiến lại chương trình, để bổ sung, để sửa chữa, để điều chỉnh lại công tác dạy và học trong nhà trường. Nhưng khi học sinh thiếu trung thực trong thi cử thì việc đánh giá ban đầu không còn thiết yếu và việc xác định lỗ hổng kiến thức, sai lầm chuyên môn ở đâu của các ban ngành lãnh đạo trở nên nan giải hơn. Bởi vì vậy, là học sinh chúng ta cần phải loại bỏ thái độ thiếu trung thực, ý nghĩ gian dối trong thi cử ra khỏi tiềm thức, ra khỏi suy nghĩ của tất cả chúng ta.
Thiếu trung thực trong thi cử dẫn đến việc đánh giá sai lầm năng lực học sinh. Liệu điều gì sẽ xảy ra khi một học sinh yếu kém được đánh giá tốt còn học sinh vốn dĩ giỏi, xuất sắc thì lại được đánh giá bình bình thường thường? Liệu công bằng ở đâu khi những học sinh cày ngày cày đêm, ra sức học tập lại sở hữu kết quả không như kỳ vọng còn những học sinh ăn chơi lêu lổng thì lại sở hữu kết quả cao ngất ngưởng? Thiếu trung thực trong thi cử khiến những học sinh yếu kém trở nên lười biếng, ỷ lại và đôi khi còn ngộ nhận bản thân rất giỏi còn những học sinh vốn khá giỏi lại mơ hồ cho rằng bản thân học tập yếu kém nên thất vọng và dần sa sút trong việc học. Việc bóp méo sự thật từ những điều nhỏ nhất, từ lúc ngồi trên ghế nhà trường là tín hiệu tiêu cực, là điềm báo cho một tương lai tràn ngập nguy cơ.
Học tập là quá trình nghiêm túc và lâu dài. Việc gian lận khiến mọi thứ đạt được quá dễ dàng, khiến việc thành công trở nên vô nghĩa và người gian lận có một cái đầu rỗng tuếch, trở nên vô dụng khi bước vào thực tế, khi bắt tay vào công việc. Ngoài ra, gian dối, thiếu trung thực trong thi cử sẽ dần ăn sâu vào trong tính cách của người luôn làm việc thiếu trung thực ấy. Họ có thể bán đứng, có thể phản bội, có thể bóp méo sự thật trong bất cứ thời điểm nào, trong bất kì hoàn cảnh nào nhằm đạt được lợi ích lớn nhất cho họ. Bởi vậy nên bản thân của người thiếu trung thực hoàn toàn không đáng tin cậy, không đáng được trọng dụng trong công tác kinh tế - xã hội cũng như các ban ngành khác.
Thiếu trung thực trong thi cử là tiền đề cho bản chất lừa lọc, dối trá của xã hội hiện đại ngày nay. Mọi phạm trù đạo đức đều sụp đổ trước lợi ích cá nhân, mọi nỗ lực làm việc đều bị ăn cắp vô tội vạ thì liệu sau này còn ai dám sáng tạo, còn ai dám nêu lên chính kiến? Bởi vậy cho nên chúng ta cần phải hành động để ngăn chặn một bộ phận con người thiếu trung thực ấy, nhất là những học sinh, sinh viên thiếu trung thực trong thi cử. Chúng ta cần phải nghiêm túc sàng lọc những hạt gạo chắc khỏe, nghiêm túc đánh giá năng lực thực tế của con người, rời xa những giá trị phù phiếm, vô nghĩa và điều hòa lại không gian văn minh, tiên tiến hiện đại này.
BÀI LÀM
Tất cả chúng ta đều biết trung thực là bản tính thẳng thắn, tôn trọng, thành thực đối với quá trình thực tế xảy ra theo lẽ công bằng. Và thiếu trung thực mang nghĩa ngược lại. Đó là bản tính dối trá, bóp méo sự thật nhằm để ngụy biện, đối phó với hoàn cảnh. Thiếu trung thực cản trở các cấp chính quyền tìm hiểu tin tức, gây rối kỷ cương. Thiếu trung thực trong thi cử càng nghiêm trọng. Bởi học sinh chính là trụ cột tương lai của nước nhà nhưng nếu ngay từ ban đầu, những trụ cột ấy là những cây gỗ mục thì liệu tương lai đất nước ta sẽ ra sao? Thiếu trung thực trong thi cử không chỉ là gian dối trong kỳ thi mà còn là việc gian lận tri thức, ăn cắp chất xám của một bộ phận học sinh, sinh viên ích kỷ với cái tôi hẹp hòi, vặn vẹo.
Bản chất của các kỳ thi, kiểm tra là việc đo lường hiệu quả giáo dục, là thẩm định giá trị con người. Những cuộc thi ấy nhằm để bộ giáo dục, sở giáo dục, nhà trường và thầy cô biết được năng lực của từng người học, biết được đâu là lỗ hổng trong giáo dục để cải tiến lại chương trình, để bổ sung, để sửa chữa, để điều chỉnh lại công tác dạy và học trong nhà trường. Nhưng khi học sinh thiếu trung thực trong thi cử thì việc đánh giá ban đầu không còn thiết yếu và việc xác định lỗ hổng kiến thức, sai lầm chuyên môn ở đâu của các ban ngành lãnh đạo trở nên nan giải hơn. Bởi vì vậy, là học sinh chúng ta cần phải loại bỏ thái độ thiếu trung thực, ý nghĩ gian dối trong thi cử ra khỏi tiềm thức, ra khỏi suy nghĩ của tất cả chúng ta.
Thiếu trung thực trong thi cử dẫn đến việc đánh giá sai lầm năng lực học sinh. Liệu điều gì sẽ xảy ra khi một học sinh yếu kém được đánh giá tốt còn học sinh vốn dĩ giỏi, xuất sắc thì lại được đánh giá bình bình thường thường? Liệu công bằng ở đâu khi những học sinh cày ngày cày đêm, ra sức học tập lại sở hữu kết quả không như kỳ vọng còn những học sinh ăn chơi lêu lổng thì lại sở hữu kết quả cao ngất ngưởng? Thiếu trung thực trong thi cử khiến những học sinh yếu kém trở nên lười biếng, ỷ lại và đôi khi còn ngộ nhận bản thân rất giỏi còn những học sinh vốn khá giỏi lại mơ hồ cho rằng bản thân học tập yếu kém nên thất vọng và dần sa sút trong việc học. Việc bóp méo sự thật từ những điều nhỏ nhất, từ lúc ngồi trên ghế nhà trường là tín hiệu tiêu cực, là điềm báo cho một tương lai tràn ngập nguy cơ.
Học tập là quá trình nghiêm túc và lâu dài. Việc gian lận khiến mọi thứ đạt được quá dễ dàng, khiến việc thành công trở nên vô nghĩa và người gian lận có một cái đầu rỗng tuếch, trở nên vô dụng khi bước vào thực tế, khi bắt tay vào công việc. Ngoài ra, gian dối, thiếu trung thực trong thi cử sẽ dần ăn sâu vào trong tính cách của người luôn làm việc thiếu trung thực ấy. Họ có thể bán đứng, có thể phản bội, có thể bóp méo sự thật trong bất cứ thời điểm nào, trong bất kì hoàn cảnh nào nhằm đạt được lợi ích lớn nhất cho họ. Bởi vậy nên bản thân của người thiếu trung thực hoàn toàn không đáng tin cậy, không đáng được trọng dụng trong công tác kinh tế - xã hội cũng như các ban ngành khác.
Thiếu trung thực trong thi cử là tiền đề cho bản chất lừa lọc, dối trá của xã hội hiện đại ngày nay. Mọi phạm trù đạo đức đều sụp đổ trước lợi ích cá nhân, mọi nỗ lực làm việc đều bị ăn cắp vô tội vạ thì liệu sau này còn ai dám sáng tạo, còn ai dám nêu lên chính kiến? Bởi vậy cho nên chúng ta cần phải hành động để ngăn chặn một bộ phận con người thiếu trung thực ấy, nhất là những học sinh, sinh viên thiếu trung thực trong thi cử. Chúng ta cần phải nghiêm túc sàng lọc những hạt gạo chắc khỏe, nghiêm túc đánh giá năng lực thực tế của con người, rời xa những giá trị phù phiếm, vô nghĩa và điều hòa lại không gian văn minh, tiên tiến hiện đại này.
Tác giả: @baochau1112