Văn mẫu 11 [Bài văn] Tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh (chị) làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?

BÀI LÀM
Cuộc sống văn minh hiện đại yêu cầu con người phải thay đổi nhanh chóng để thích ứng với thời đại. Tuy nhiên, vì để tồn tại mà một bộ phận con người lười nhác đã bất chấp hậu quả, tạo dựng những thành tích ảo. Điển hình đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian dối trong học tập của một bộ phận học sinh hiện đã và đang ngồi trên ghế nhà trường.

Tất cả chúng ta đều biết trung thực là bản tính thẳng thắn, tôn trọng, thành thực đối với quá trình thực tế xảy ra theo lẽ công bằng. Và thiếu trung thực mang nghĩa ngược lại. Đó là bản tính dối trá, bóp méo sự thật nhằm để ngụy biện, đối phó với hoàn cảnh. Thiếu trung thực cản trở các cấp chính quyền tìm hiểu tin tức, gây rối kỷ cương. Thiếu trung thực trong thi cử càng nghiêm trọng. Bởi học sinh chính là trụ cột tương lai của nước nhà nhưng nếu ngay từ ban đầu, những trụ cột ấy là những cây gỗ mục thì liệu tương lai đất nước ta sẽ ra sao? Thiếu trung thực trong thi cử không chỉ là gian dối trong kỳ thi mà còn là việc gian lận tri thức, ăn cắp chất xám của một bộ phận học sinh, sinh viên ích kỷ với cái tôi hẹp hòi, vặn vẹo.

Bản chất của các kỳ thi, kiểm tra là việc đo lường hiệu quả giáo dục, là thẩm định giá trị con người. Những cuộc thi ấy nhằm để bộ giáo dục, sở giáo dục, nhà trường và thầy cô biết được năng lực của từng người học, biết được đâu là lỗ hổng trong giáo dục để cải tiến lại chương trình, để bổ sung, để sửa chữa, để điều chỉnh lại công tác dạy và học trong nhà trường. Nhưng khi học sinh thiếu trung thực trong thi cử thì việc đánh giá ban đầu không còn thiết yếu và việc xác định lỗ hổng kiến thức, sai lầm chuyên môn ở đâu của các ban ngành lãnh đạo trở nên nan giải hơn. Bởi vì vậy, là học sinh chúng ta cần phải loại bỏ thái độ thiếu trung thực, ý nghĩ gian dối trong thi cử ra khỏi tiềm thức, ra khỏi suy nghĩ của tất cả chúng ta.

Thiếu trung thực trong thi cử dẫn đến việc đánh giá sai lầm năng lực học sinh. Liệu điều gì sẽ xảy ra khi một học sinh yếu kém được đánh giá tốt còn học sinh vốn dĩ giỏi, xuất sắc thì lại được đánh giá bình bình thường thường? Liệu công bằng ở đâu khi những học sinh cày ngày cày đêm, ra sức học tập lại sở hữu kết quả không như kỳ vọng còn những học sinh ăn chơi lêu lổng thì lại sở hữu kết quả cao ngất ngưởng? Thiếu trung thực trong thi cử khiến những học sinh yếu kém trở nên lười biếng, ỷ lại và đôi khi còn ngộ nhận bản thân rất giỏi còn những học sinh vốn khá giỏi lại mơ hồ cho rằng bản thân học tập yếu kém nên thất vọng và dần sa sút trong việc học. Việc bóp méo sự thật từ những điều nhỏ nhất, từ lúc ngồi trên ghế nhà trường là tín hiệu tiêu cực, là điềm báo cho một tương lai tràn ngập nguy cơ.

Học tập là quá trình nghiêm túc và lâu dài. Việc gian lận khiến mọi thứ đạt được quá dễ dàng, khiến việc thành công trở nên vô nghĩa và người gian lận có một cái đầu rỗng tuếch, trở nên vô dụng khi bước vào thực tế, khi bắt tay vào công việc. Ngoài ra, gian dối, thiếu trung thực trong thi cử sẽ dần ăn sâu vào trong tính cách của người luôn làm việc thiếu trung thực ấy. Họ có thể bán đứng, có thể phản bội, có thể bóp méo sự thật trong bất cứ thời điểm nào, trong bất kì hoàn cảnh nào nhằm đạt được lợi ích lớn nhất cho họ. Bởi vậy nên bản thân của người thiếu trung thực hoàn toàn không đáng tin cậy, không đáng được trọng dụng trong công tác kinh tế - xã hội cũng như các ban ngành khác.

Thiếu trung thực trong thi cử là tiền đề cho bản chất lừa lọc, dối trá của xã hội hiện đại ngày nay. Mọi phạm trù đạo đức đều sụp đổ trước lợi ích cá nhân, mọi nỗ lực làm việc đều bị ăn cắp vô tội vạ thì liệu sau này còn ai dám sáng tạo, còn ai dám nêu lên chính kiến? Bởi vậy cho nên chúng ta cần phải hành động để ngăn chặn một bộ phận con người thiếu trung thực ấy, nhất là những học sinh, sinh viên thiếu trung thực trong thi cử. Chúng ta cần phải nghiêm túc sàng lọc những hạt gạo chắc khỏe, nghiêm túc đánh giá năng lực thực tế của con người, rời xa những giá trị phù phiếm, vô nghĩa và điều hòa lại không gian văn minh, tiên tiến hiện đại này.
Tác giả: @baochau1112
 
  • Like
Reactions: Xuân Hải Trần

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh (chị) làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?

BÀI LÀM
Xã hội càng phát triển thì tầm ảnh hưởng của giáo dục rõ rệt hơn bao giờ hết. Bởi vì vậy, các kỳ thi, kiểm tra được tiến hành nhằm sàng lọc ra những hạt giống tốt, nhằm đánh giá chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, việc thi cử đã bị ô nhiễm và ngày càng có nhiều bộ phận học sinh trở nên thiếu trung thực trong thi cử. Hiện tượng này ngày càng lan rộng và trở thành một vấn đề nan giải với các cấp ban lãnh đạo trong ngành giáo dục nước nhà.

Thái độ trung thực là thái độ tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, sống thật thà, ngay thẳng. Ngược lại, thái độ thiếu trung thực là thái độ gian lận, hời hợt, bóp méo sự thật. Bởi vậy nên hành vi gian lận, thiếu trung thực ấy là hành vi đáng lên án, là hành vi thiếu ý thức, văn hóa. Học tập là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi một người học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, việc học qua loa lấy lệ rồi sử dụng tài liệu, phương tiện điện tử để ăn cắp, để sao chép, để gian lận đang ngày càng phổ biến hơn, tinh vi và gây ra nhiều tệ nạn, ảnh hưởng không nhỏ đến tính thực chất của thi cử.

Trung thực là đức tính tốt đẹp của con người. Nó phải được bồi dưỡng ngay từ thuở ấu thơ. Nhưng ngay tại nền móng quan trọng ấy, học sinh lại bất chấp tất cả để đạt được điểm cao, để đạt được thành tích ảo mà không đúng với năng lực của bản thân. Vậy thì việc kiểm tra, đánh giá ấy dùng để làm gì? Nó đo lường được gì khi mọi kết quả đều vô nghĩa, đều không đúng sự thật?

Thực ra, căn nguyên của thái độ thiếu trung thực trong học tập đến từ áp lực và sự lười biếng của học sinh. Khi mà nhà trường, xã hội yêu cầu khá cao, phụ huynh kỳ vọng quá nhiều vào bản thân người học sinh khiến học sinh phải tìm cách để thỏa mãn kỳ vọng đó. Nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể đáp ứng nổi lưu lượng kiến thức khổng lồ mà chương trình học yêu cầu, không phải ai cũng biết phương pháp học đúng đắn để có thể tiếp thu triệt để khối kiến thức ấy. Vì vậy, học sinh tìm những đường ngang, ngõ tắt để có thể bổ thượng lại những lỗ hổng ấy. Kết quả, hành vi gian lận ấy ra đời. Kết quả cao, thành tích tốt liên tục được tung ra khiến học sinh ngày càng đắm mình trong kết quả giả tạo ấy. Nếu một ngày nào đó, họ không dùng phương pháp gian lận, phương pháp nhanh gọn lẹ ấy thì liệu kết quả sẽ ra sao? Một lỗ hổng kiến thức vô cùng to lớn cùng những vỏ rỗng vô nghĩa xuất hiện hàng loạt. Đó là hậu quả tất yếu của việc thiếu trung thực trong học tập, thi cử. Việc có được quá dễ dàng khiến người ta không quý trọng nó nhưng khi yêu cầu quá nhiều, quá lớn để có được thành tích tốt thì người ta lại không sẵn sàng bỏ ra. Thái độ ngụy biện cho hành vi thiếu trung thực này quả thực rất đáng lên án!

Thiếu trung thực trong học tập dẫn đến nhiều hệ lụy nan giải trong cuộc sống. Chẳng hạn như trong kì thi THPTQG 2018, khi phát hiện những bài thi được sửa điểm hàng loạt, khi phát hiện ra những tỉnh thành miền núi lại có bảng điểm cao hơn những tỉnh thành vốn có truyền thống hiếu học, có truyền thống, có kinh nghiệm thi cử cao thì câu hỏi được đặt ra là những năm trước đó có từng gian lận hay không? Khi gian lận trong kì thi THPTQG thì những học sinh không có năng lực học tập tại trường đại học lại có thể trúng tuyển. Nhưng những học sinh vốn có thể đủ điểm vào trường lại bị những học sinh gian lận ấy lấy mất vé tuyển sinh vào trường. Công bằng ở đâu? Tiếng kêu than oán giận của học sinh liệu ai có thể nghe? Khi mà ban lãnh đạo của sở, của trường, của bản thân phụ huynh và học sinh hợp tác gian lận thì những học sinh vô quyền, vô thế liệu còn có thể an tâm học tập như trước, liệu họ có dám chắc nếu chỉ chuyên tâm học tập có thể đạt được kết quả cao hay sẽ bị sửa đổi nhằm tạo điều kiện cho những con em cán bộ?

Thực tế khắc nghiệt nhưng đồng thời ngôn luận cũng đáng sợ. Bản thân người không có năng lực thì tinh thần luôn không vững vàng, nếu không có điểm cao để che lấp đi năng lực thực tế của mình thì họ không có mặt mũi để bước ra đường. Nhưng việc thiếu trung thực còn tệ hơn. Khi mà họ sẽ bị xã hội lên án, bị cộng đồng mạng khinh bỉ và chắc chắn họ sẽ bị thế hệ đồng trang lứa xa lánh và dần dần bị thời đại này đào thải. Hệ lụy ấy, tương lai ấy liệu những bạn thiếu trung thực trong học tập thi cử có thể sẵn sàng đối mặt hay chưa?

Tuy nhiên, việc đã xảy ra như nước đã đổ ra ngoài, nó sẽ không thể mà hút lại vào bát được. Vì vậy, chúng ta cần phải nghiêm túc chấn chỉnh lại bộ máy giáo dục, cần phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, đôn đốc trong thi cử nhằm ngăn chặn những tình huống tiêu cực trong thi cử, nhằm sàng lọc ra những nhân tài ưu tú, bồi dưỡng cho những nhân tài đúng nghĩa làm trụ cột cho nước ta. Thiếu trung thực gây nhiều tệ nạn nhưng việc dung túng cho hành vi thiếu trung thực ấy còn đáng sợ hơn. Chỉ cần chúng ta nghiêm khắc với chính mình, tuân theo kỷ cương của nhà nước, của pháp luật, của xã hội thì trong một tương lai không xa, hiện tượng thiếu trung thực trong học tập sẽ bị đẩy lùi và xóa sạch hoàn toàn trong hệ thống giáo dục nước nhà.

Tác giả: @baochau1112
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh (chị) làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?

BÀI LÀM
Bạn thích đạt điểm cao không? Bạn thích được cha mẹ ngợi khen không? Bạn có thích được thầy cô tán dương không? Bạn có thích được bạn bè ngưỡng mộ không? Là học sinh, ai trong chúng ta cũng mong muốn được gia đình, bạn bè, thầy cô tán dương, khen ngợi về thành tích học tập của mình. Tuy nhiên, có một bộ phận học sinh đã sai lầm khi muốn đạt được thành tích cao bằng những hành vi dối trên lừa dưới của mình. Những hành vi thiếu trung thực trong thi cử ấy đã và đang trở thành vấn nạn nhức nhối của xã hội.

Học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi người học sinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng ý thức được tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của việc học tập. Ngược dòng thời gian, chúng ta biết đến một thời đại mà nước ta có hơn nửa người dân không biết chữ. Đó là hiện thực xót xa khi chúng ta không thể đi học. Ngược dòng thời gian, chúng ta biết đến cùng một thời đại nhưng văn minh phương Tây đã từng phát triển vượt bậc so với văn minh phương Đông. Nhưng cho đến hiện tại, những nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,... đã vươn lên phát triển, nằm trong top những nước giàu có, thịnh vượng, văn minh bậc nhất thế giới. Đó là vì chính những thế hệ công dân của nước đó đã không ngừng nỗ lực học tập, không ngừng hăng say cống hiến để gây dựng nên một nền tảng cho đất nước phát triển như hiện nay.

Học tập quan trọng là thế, mang tầm vóc vĩ đại là thế. Nhưng vẫn tồn tại một bộ phận học sinh lại thờ ơ, lại cho rằng đó là gánh nặng chứ không phải là trách nhiệm và nghĩa vụ của họ. Bởi vậy nên họ tìm đến những đường ngang ngõ tắt, tìm đến những công cụ, phương tiện điện tử tinh vi để gian lận trong học tập, trong thi cử. Hầu hết trong các lớp học đều có ít nhiều những học sinh luôn sao chép bài thi của bạn bè. Luôn tồn tại một số vật dụng được lắp ráp các thiết bị điện tử ghi hình, truyền tin để giúp học sinh giải bài, giúp học sinh đạt thành tích cao trong thi cử. Tất những những hành vi thiếu trung thực ấy đã và đang gây ra những vấn nạn to lớn, gây nguy hại cho nền giáo dục nước nhà.

Hệ thống thi cử là cách để các ban ngành của bộ, của sở giáo dục dùng để thẩm định, đánh giá chất lượng học sinh, dùng để điều chỉnh lại phương pháp giảng dạy, dùng để cải tiến chương trình. Tuy nhiên, việc thiếu trung thực, gian lận trong thi cử đã khiến cho mục tiêu ban đầu này thất bại triệt để. Bên cạnh đó, các ban ngành các cấp lãnh đạo nhầm lẫn trong việc đánh giá, thiếu sót trong việc lựa chọn nhân tài, lựa chọn trụ cột nước nhà. Tất cả những điều đó ảnh hưởng về lâu về dài đối với ngành giáo dục cũng như đối với tương lai của một đất nước.

Bởi vậy nên ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải nghiêm túc tuân thủ kỷ luật nhà trường, không ngừng nỗ lực học tập để đạt được thành tích bằng chính thực lực của bản thân. Bằng cách đó, chúng ta sẽ nhận được lời tán thưởng và khen ngợi thực tế mà chúng ta hằng ao ước. Chính những bảng thành tích thực, chính bằng mồ hôi, nước mắt, công sức chúng ta đã bỏ ra sẽ khiến chúng ta cảm thấy thật tự hào và vinh quang.
Tác giả: @baochau1112
 
Top Bottom