- 6 Tháng bảy 2015
- 6,549
- 13,985
- 1,304
- Quảng Nam
- Vi vu tứ phương


Đề bài: Trong một bức thư bàn về văn chương, Nguyễn văn Siêu có viết: “Văn chương [...] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.
Văn chương chuyên chú ở văn chương đơn giản là những tác phẩm êm tai, dễ đọc, dễ nghe và dễ viết. Hay xa hơn là tổ hợp ngôn từ giản đơn, tẻ nhạt nhưng lại không có nhiều ý nghĩa nhân văn, xứng đáng lưu truyền nhiều thế hệ. Văn chương vốn dĩ là dùng để thanh lọc tâm hồn con người, vạch trần xã hội giả dối và thức tỉnh trái tim lương thiện của con người. Bởi vậy nên khi văn chương không chuyên chú đến con người thì nó đã không còn là văn chương nữa.
Mỗi một bài văn, mỗi một tác phẩm đều phải có chức năng giáo dục, đều phải có cái góc nhìn thẩm mỹ, đưa con người ta đến với cái đẹp, cái thiện trong những một lát cắt hiện thực cuộc sống. Có thể thấy những bài văn chú trọng về văn chương ở rải rác các trang mạng xã hội. Ở đó có những câu chuyện về tình yêu, tình bạn, tình thân, tình thầy trò, tình làng xóm,… cùng nhiều câu chuyện liên quan khác. Nhưng liệu những tác phẩm ấy có đọng lại trong bạn chút gì hay không? Những câu chuyện tản mạn, vô bổ, không hề chú trọng đến nội dung, chỉ nhằm để câu like, câu view một cách nhảm nhí. Đây thực sự là cái mà văn chương nên hướng đến hay sao? Câu trả lời là không! Khi văn chương chuyên chú ở văn chương, nó đã không còn là văn chương mà chỉ đơn giản là việc sao chép ký tự này với ký tự kia từ nơi này sang nơi khác nhằm truyền bá, nhằm chạy theo thị hiếu của con người mà thôi. Thể loại sáo rỗng, nhảm nhí này không phải là văn chương và không thể gộp nó vào cùng nhóm với văn chương được.
Văn chương là hiện thực, là con người, là việc quan tâm đến cuộc sống xung quanh. Khi người nghệ sĩ cầm bút thì người đó phải viết mình viết dành cho ai, dành cho độ tuổi nào, nó có ý nghĩa gì, nó có ảnh hưởng như thế nào,… thì đó mới gọi là văn chương, thì đó mới đáng để cộng đồng nói chung và những người theo nghiệp viết văn nói riêng. Những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật, mang giá trị nhân văn hướng con người đến thế giới quan chân thiện mỹ, mang theo hơi thở của thời đại thì đó mới là văn chương, là cái đích mà tất cả những người nghệ sĩ hướng đến. Mỗi một tác phẩm đều có nhiệm vụ phản ánh hiện thực, dẫn dắt con người đi theo hướng tích cực, có tân nhận thức về thế giới này theo góc nhìn đa chiều. Và hơn thế, nó đưa con người xa rời cái tăm tối, xa rời cái xấu xa, dơ bẩn của cuộc sống và nhích gần hơn với cái đẹp, cái thiện của nhân sinh.
Điều này đòi hỏi mỗi nhà văn phải có sự tinh tế quan sát đồng thời cảm nhận rất riêng trong từng lát cắt hiện thực để có thể khám phá, tìm tòi những điều mới mẻ ẩn sâu trong dòng chảy cuộc sống. Bên cạnh đó, mỗi nhà văn phải thật cẩn thận trong việc góp nhặt những mảnh đời số phận đưa vào tác phẩm của mình, phải xử lý tinh tế và tinh chuẩn từng mảnh ghép ấy để sáng tạo nên phong cách riêng của mình, để bạn đọc cảm nhận được tinh hoa ngôn từ trong đó. Chỉ có sự sáng tạo ấy mới có thể đưa linh hồn của tác phẩm quyện cùng hiện thực rồi chợt nhận ra từ khi lúc nào đó mình say mê đến vậy, thăng hoa nhường nào. Văn chương chân chính là văn chương giúp hiểu mình hiểu người, đưa con người gắn kết với nhau hơn, giúp con người thấu hiểu nhau hơn và miễn nhiễm với những căn bệnh vô cảm, thành tích, tự kỷ,… của thời đại công nghệ số này.
Nguyễn Văn Siêu đã đưa ra những nhận định thật đúng đắn và tinh tế khi bàn về việc văn chương đáng tôn thờ khi nó chú trọng đến con người. Xuyên suốt dòng chảy lịch sử, từ ca ngợi phẩm giá cao quý của nàng Kiều của Nguyễn Du trong thời phong kiến hay bài cáo cụ Nguyễn Trãi lên án sự hung tàn của bọn giặc ngoại xâm đến cổ vũ tinh thần cách mạng dân tộc của Tố Hữu hay đường lối cách mạng của quân và dân của chủ tịch Hồ Chí Minh đều là những áng văn bất hủ, gắn liền với nhân dân, gắn liền với thời đại và trở thành những tác phẩm vàng trong làng văn học Việt Nam.
Xã hội không ngừng vận động kéo theo nhiều hệ lụy tương quan nhưng đồng thời cũng yêu cầu rất cao về văn chương. Chỉ khi người nghệ sĩ chuyên tâm về văn chương, chuyên chú về con người, về thời đại thì những tác phẩm ấy mới có giá trị cao, mới có thể truyền lưu nhiều đời và thực sự đọng lại ở lòng người. Những tác phẩm đáng tôn thờ khi chúng chuyên chú con người.
BÀI LÀM
Mỗi người nghệ sĩ đều có cái tôi của riêng mình, “tùy tâm sở dục” mà sáng tạo nên những đứa con tinh thần của mình, mà đưa ra những quan niệm, những lý luận riêng về văn chương. Chúng ta đều rõ ràng văn chương đâu chỉ như một dòng suối nguồn thanh thuần, trẻ con hay như một dòng sông trải dài thơ mộng mà nó còn đại dương bao la rộng lớn, là biển mẹ giao thoa giữa những sáng tạo với sáng tạo, giữa những tư tưởng với tư tưởng, giữa con người với con người. Văn chương không phải là sáng tạo mà bao gồm cả sáng tạo, không phải là thoát ly hiện thực, trau chuốt thẩm mỹ ngôn từ mà là đắm mình trong những tiếng than thương, ai oán của những mảnh đời bất hạnh. Cũng giống như Nguyễn Văn Siêu phát biểu rằng: “Văn chương [...] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Văn chương đáng thờ, đáng quý khi nó chuyên chú ở con người, ở chính hiện thực cuộc sống của mỗi người chứ không đơn thuần là ca ngợi, là bình luận bên này bên nọ, là duy chỉ mơ mộng hão huyền, xa rời thực tại.
Văn chương chuyên chú ở văn chương đơn giản là những tác phẩm êm tai, dễ đọc, dễ nghe và dễ viết. Hay xa hơn là tổ hợp ngôn từ giản đơn, tẻ nhạt nhưng lại không có nhiều ý nghĩa nhân văn, xứng đáng lưu truyền nhiều thế hệ. Văn chương vốn dĩ là dùng để thanh lọc tâm hồn con người, vạch trần xã hội giả dối và thức tỉnh trái tim lương thiện của con người. Bởi vậy nên khi văn chương không chuyên chú đến con người thì nó đã không còn là văn chương nữa.
Mỗi một bài văn, mỗi một tác phẩm đều phải có chức năng giáo dục, đều phải có cái góc nhìn thẩm mỹ, đưa con người ta đến với cái đẹp, cái thiện trong những một lát cắt hiện thực cuộc sống. Có thể thấy những bài văn chú trọng về văn chương ở rải rác các trang mạng xã hội. Ở đó có những câu chuyện về tình yêu, tình bạn, tình thân, tình thầy trò, tình làng xóm,… cùng nhiều câu chuyện liên quan khác. Nhưng liệu những tác phẩm ấy có đọng lại trong bạn chút gì hay không? Những câu chuyện tản mạn, vô bổ, không hề chú trọng đến nội dung, chỉ nhằm để câu like, câu view một cách nhảm nhí. Đây thực sự là cái mà văn chương nên hướng đến hay sao? Câu trả lời là không! Khi văn chương chuyên chú ở văn chương, nó đã không còn là văn chương mà chỉ đơn giản là việc sao chép ký tự này với ký tự kia từ nơi này sang nơi khác nhằm truyền bá, nhằm chạy theo thị hiếu của con người mà thôi. Thể loại sáo rỗng, nhảm nhí này không phải là văn chương và không thể gộp nó vào cùng nhóm với văn chương được.
Văn chương là hiện thực, là con người, là việc quan tâm đến cuộc sống xung quanh. Khi người nghệ sĩ cầm bút thì người đó phải viết mình viết dành cho ai, dành cho độ tuổi nào, nó có ý nghĩa gì, nó có ảnh hưởng như thế nào,… thì đó mới gọi là văn chương, thì đó mới đáng để cộng đồng nói chung và những người theo nghiệp viết văn nói riêng. Những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật, mang giá trị nhân văn hướng con người đến thế giới quan chân thiện mỹ, mang theo hơi thở của thời đại thì đó mới là văn chương, là cái đích mà tất cả những người nghệ sĩ hướng đến. Mỗi một tác phẩm đều có nhiệm vụ phản ánh hiện thực, dẫn dắt con người đi theo hướng tích cực, có tân nhận thức về thế giới này theo góc nhìn đa chiều. Và hơn thế, nó đưa con người xa rời cái tăm tối, xa rời cái xấu xa, dơ bẩn của cuộc sống và nhích gần hơn với cái đẹp, cái thiện của nhân sinh.
Điều này đòi hỏi mỗi nhà văn phải có sự tinh tế quan sát đồng thời cảm nhận rất riêng trong từng lát cắt hiện thực để có thể khám phá, tìm tòi những điều mới mẻ ẩn sâu trong dòng chảy cuộc sống. Bên cạnh đó, mỗi nhà văn phải thật cẩn thận trong việc góp nhặt những mảnh đời số phận đưa vào tác phẩm của mình, phải xử lý tinh tế và tinh chuẩn từng mảnh ghép ấy để sáng tạo nên phong cách riêng của mình, để bạn đọc cảm nhận được tinh hoa ngôn từ trong đó. Chỉ có sự sáng tạo ấy mới có thể đưa linh hồn của tác phẩm quyện cùng hiện thực rồi chợt nhận ra từ khi lúc nào đó mình say mê đến vậy, thăng hoa nhường nào. Văn chương chân chính là văn chương giúp hiểu mình hiểu người, đưa con người gắn kết với nhau hơn, giúp con người thấu hiểu nhau hơn và miễn nhiễm với những căn bệnh vô cảm, thành tích, tự kỷ,… của thời đại công nghệ số này.
Nguyễn Văn Siêu đã đưa ra những nhận định thật đúng đắn và tinh tế khi bàn về việc văn chương đáng tôn thờ khi nó chú trọng đến con người. Xuyên suốt dòng chảy lịch sử, từ ca ngợi phẩm giá cao quý của nàng Kiều của Nguyễn Du trong thời phong kiến hay bài cáo cụ Nguyễn Trãi lên án sự hung tàn của bọn giặc ngoại xâm đến cổ vũ tinh thần cách mạng dân tộc của Tố Hữu hay đường lối cách mạng của quân và dân của chủ tịch Hồ Chí Minh đều là những áng văn bất hủ, gắn liền với nhân dân, gắn liền với thời đại và trở thành những tác phẩm vàng trong làng văn học Việt Nam.
Xã hội không ngừng vận động kéo theo nhiều hệ lụy tương quan nhưng đồng thời cũng yêu cầu rất cao về văn chương. Chỉ khi người nghệ sĩ chuyên tâm về văn chương, chuyên chú về con người, về thời đại thì những tác phẩm ấy mới có giá trị cao, mới có thể truyền lưu nhiều đời và thực sự đọng lại ở lòng người. Những tác phẩm đáng tôn thờ khi chúng chuyên chú con người.
Người viết: @baochau1112