Văn mẫu 12 [Bài văn] Phát biểu ý kiến về quan niệm văn chương của Nguyễn Văn Siêu

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Trong một bức thư bàn về văn chương, Nguyễn văn Siêu có viết: “Văn chương [...] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.

BÀI LÀM
Mỗi người nghệ sĩ đều có cái tôi của riêng mình, “tùy tâm sở dục” mà sáng tạo nên những đứa con tinh thần của mình, mà đưa ra những quan niệm, những lý luận riêng về văn chương. Chúng ta đều rõ ràng văn chương đâu chỉ như một dòng suối nguồn thanh thuần, trẻ con hay như một dòng sông trải dài thơ mộng mà nó còn đại dương bao la rộng lớn, là biển mẹ giao thoa giữa những sáng tạo với sáng tạo, giữa những tư tưởng với tư tưởng, giữa con người với con người. Văn chương không phải là sáng tạo mà bao gồm cả sáng tạo, không phải là thoát ly hiện thực, trau chuốt thẩm mỹ ngôn từ mà là đắm mình trong những tiếng than thương, ai oán của những mảnh đời bất hạnh. Cũng giống như Nguyễn Văn Siêu phát biểu rằng: “Văn chương [...] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Văn chương đáng thờ, đáng quý khi nó chuyên chú ở con người, ở chính hiện thực cuộc sống của mỗi người chứ không đơn thuần là ca ngợi, là bình luận bên này bên nọ, là duy chỉ mơ mộng hão huyền, xa rời thực tại.

Văn chương chuyên chú ở văn chương đơn giản là những tác phẩm êm tai, dễ đọc, dễ nghe và dễ viết. Hay xa hơn là tổ hợp ngôn từ giản đơn, tẻ nhạt nhưng lại không có nhiều ý nghĩa nhân văn, xứng đáng lưu truyền nhiều thế hệ. Văn chương vốn dĩ là dùng để thanh lọc tâm hồn con người, vạch trần xã hội giả dối và thức tỉnh trái tim lương thiện của con người. Bởi vậy nên khi văn chương không chuyên chú đến con người thì nó đã không còn là văn chương nữa.

Mỗi một bài văn, mỗi một tác phẩm đều phải có chức năng giáo dục, đều phải có cái góc nhìn thẩm mỹ, đưa con người ta đến với cái đẹp, cái thiện trong những một lát cắt hiện thực cuộc sống. Có thể thấy những bài văn chú trọng về văn chương ở rải rác các trang mạng xã hội. Ở đó có những câu chuyện về tình yêu, tình bạn, tình thân, tình thầy trò, tình làng xóm,… cùng nhiều câu chuyện liên quan khác. Nhưng liệu những tác phẩm ấy có đọng lại trong bạn chút gì hay không? Những câu chuyện tản mạn, vô bổ, không hề chú trọng đến nội dung, chỉ nhằm để câu like, câu view một cách nhảm nhí. Đây thực sự là cái mà văn chương nên hướng đến hay sao? Câu trả lời là không! Khi văn chương chuyên chú ở văn chương, nó đã không còn là văn chương mà chỉ đơn giản là việc sao chép ký tự này với ký tự kia từ nơi này sang nơi khác nhằm truyền bá, nhằm chạy theo thị hiếu của con người mà thôi. Thể loại sáo rỗng, nhảm nhí này không phải là văn chương và không thể gộp nó vào cùng nhóm với văn chương được.

Văn chương là hiện thực, là con người, là việc quan tâm đến cuộc sống xung quanh. Khi người nghệ sĩ cầm bút thì người đó phải viết mình viết dành cho ai, dành cho độ tuổi nào, nó có ý nghĩa gì, nó có ảnh hưởng như thế nào,… thì đó mới gọi là văn chương, thì đó mới đáng để cộng đồng nói chung và những người theo nghiệp viết văn nói riêng. Những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật, mang giá trị nhân văn hướng con người đến thế giới quan chân thiện mỹ, mang theo hơi thở của thời đại thì đó mới là văn chương, là cái đích mà tất cả những người nghệ sĩ hướng đến. Mỗi một tác phẩm đều có nhiệm vụ phản ánh hiện thực, dẫn dắt con người đi theo hướng tích cực, có tân nhận thức về thế giới này theo góc nhìn đa chiều. Và hơn thế, nó đưa con người xa rời cái tăm tối, xa rời cái xấu xa, dơ bẩn của cuộc sống và nhích gần hơn với cái đẹp, cái thiện của nhân sinh.
Điều này đòi hỏi mỗi nhà văn phải có sự tinh tế quan sát đồng thời cảm nhận rất riêng trong từng lát cắt hiện thực để có thể khám phá, tìm tòi những điều mới mẻ ẩn sâu trong dòng chảy cuộc sống. Bên cạnh đó, mỗi nhà văn phải thật cẩn thận trong việc góp nhặt những mảnh đời số phận đưa vào tác phẩm của mình, phải xử lý tinh tế và tinh chuẩn từng mảnh ghép ấy để sáng tạo nên phong cách riêng của mình, để bạn đọc cảm nhận được tinh hoa ngôn từ trong đó. Chỉ có sự sáng tạo ấy mới có thể đưa linh hồn của tác phẩm quyện cùng hiện thực rồi chợt nhận ra từ khi lúc nào đó mình say mê đến vậy, thăng hoa nhường nào. Văn chương chân chính là văn chương giúp hiểu mình hiểu người, đưa con người gắn kết với nhau hơn, giúp con người thấu hiểu nhau hơn và miễn nhiễm với những căn bệnh vô cảm, thành tích, tự kỷ,… của thời đại công nghệ số này.

Nguyễn Văn Siêu đã đưa ra những nhận định thật đúng đắn và tinh tế khi bàn về việc văn chương đáng tôn thờ khi nó chú trọng đến con người. Xuyên suốt dòng chảy lịch sử, từ ca ngợi phẩm giá cao quý của nàng Kiều của Nguyễn Du trong thời phong kiến hay bài cáo cụ Nguyễn Trãi lên án sự hung tàn của bọn giặc ngoại xâm đến cổ vũ tinh thần cách mạng dân tộc của Tố Hữu hay đường lối cách mạng của quân và dân của chủ tịch Hồ Chí Minh đều là những áng văn bất hủ, gắn liền với nhân dân, gắn liền với thời đại và trở thành những tác phẩm vàng trong làng văn học Việt Nam.

Xã hội không ngừng vận động kéo theo nhiều hệ lụy tương quan nhưng đồng thời cũng yêu cầu rất cao về văn chương. Chỉ khi người nghệ sĩ chuyên tâm về văn chương, chuyên chú về con người, về thời đại thì những tác phẩm ấy mới có giá trị cao, mới có thể truyền lưu nhiều đời và thực sự đọng lại ở lòng người. Những tác phẩm đáng tôn thờ khi chúng chuyên chú con người.

Người viết: @baochau1112
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Trong một bức thư bàn về văn chương, Nguyễn văn Siêu có viết: “Văn chương [...] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.

BÀI LÀM

Đã bao giờ bạn thử nghĩ con người sẽ phát triển ra sao khi không có sách chưa? Có lẽ là chúng ta chưa từng ngẫm về điều này bởi lẽ chúng ta cảm thấy việc có sách là điều vô cùng hiển nhiên. Nhưng nếu đặt trong hoàn cảnh sách tốt, sách xấu thì sẽ như thế nào? Sách tốt giúp con người ta hoàn thiện hơn về nhân cách, về lối sống còn sách xấu thì khiến ta sa đọa hơn, khiến ta trở nên phù phiếm, vô dụng và ảo tưởng nhiều hơn. Và thực sự chứng minh rằng loại văn chương chuyên chú ở văn chương dễ dàng khiến con người lầm đường lạc lối bởi những câu từ sáo rỗng ấy còn loại văn chương chuyên chú ở con người khiến chúng ta nhận thức rõ hơn về thế giới, từ đó hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực nhất. Thật đúng như Nguyễn Văn Siêu nhận định: “Văn chương [...] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”.

Thực tế chứng minh rằng văn chương chia làm hai khuynh hướng hoặc tốt hoặc xấu, hoặc chuyên chú ở văn chương, bỏ qua nội dung ý nghĩa, hoặc chuyên chú ở con người, quan tâm đến đời sống tinh thần, đến hiện thực xã hội, đến thời đại của tất cả chúng ta. Những bài viết chú trọng đến nghệ thuật, những tổ hợp từ ngữ êm tai, dễ nghe, dễ thấy, mỹ miều, đa cảm nhưng thực chất lại vô cùng xáo rỗng, nhảm nhí. Những bài viết ấy rải rác ở khắp các trang mạng xã hội, rải rác ở những diễn đàn vô danh mà chúng ta thường hay tiếp cận và đồng thời cũng khiến chúng ta dễ lầm đường lạc lối, dễ tin, dễ dao động và dễ sa ngã. Còn những bài viết khuynh hướng về con người, khuynh hướng về hiện thực cuộc sống, truyền tải những thông điệp nhân văn, giàu giá trị chân thiện mỹ, nâng chúng ta đến một tầm cao mới, một tầm cao khẳng định giá trị của con người. Ấy mới chính là văn chương, mới là loại mà các nghệ sĩ nói riêng và con người nói chung đều tôn thờ, đều nâng niu, đều trân trọng.

Văn chương chuyên chú ở văn chương bao gồm những câu chuyện tản mạn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó chuyển tải nhiều hình ảnh, nhiều nội dung vô nghĩa mang nhãn mác về tình thầy trò, tình yêu, tình bạn, tình gia đình,… nhưng trọng tâm lại không có thứ gì đọng lại. Thậm chí là rời rạc khiến con người ta trở nên vô duyên theo một cách vô thức. Hình thức viết như thế không phải là văn chương mà là sao chép ký tự một cách vô tội vạ, chắp vá nửa nạc nửa mỡ theo một cách mỹ lệ nhất.

Văn chương chuyên chú ở con người mang đến sức mạnh vô cùng to lớn, có thể mở ra một thời đại mới, có thể dẫn lối cho một dân tộc hướng đến chiến thắng, có thể khiến con người trở nên hoàn mỹ hơn. Có thể kể đến như Bình Ngô đại cáo của tác gia Nguyễn Trãi. Bài cáo ấy đã thôi thúc lòng yêu nước sục sôi trong mỗi người dân, cổ vũ họ đứng lên giành lấy tự do, đánh đuổi giặc ngoại xâm khỏi lãnh thổ vì chính họ và chính thân nhân, chính đồng bào của mình. Hay kể đến truyện Kiều của Nguyễn Du khiến chúng ta xót xa về thân phận bấp bênh, về cuộc đời nhấp nhô của nàng Kiều nhưng cũng đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh chúng ta về một xã hội tiềm tàng rủi ro. Ở tại một thời điểm vô thức nào đó, chúng ta dễ dàng sa vào cạm bẫy, vạn kiếp bất phục, thịt nát xương tan khi tin tưởng vào người khác. Nếu chúng ta có lòng tin vào chính mình, có tri thức, có thể suy tính ra được đường đi nước bước, về khả năng xảy ra trong mọi tình huống thì chúng ta có thể sống, có thể tồn tại và đi lên đỉnh nhân sinh. Một tác phẩm xuất sắc là một tác phẩm có định nghĩa ta là ai, mang đến cho ta những bài học quý báu về hiện thực khắc nghiệt này. Ấy mới chính là văn chương.

Văn chương gột rửa tâm hồn, tinh lọc trái tim con người, dẫn dắt con người hướng đến cái thiện, cái đẹp và trao cho chúng ta lăng kính cuộc sống, giúp chúng ta nhìn nhận về thế giới này, giúp chúng ta nhận ra được cái mặt nạ giả tạo trong xã hội hiện đại. Đó chính là văn chương và cũng chính là thiên chức của mỗi một người nghệ sĩ, là cái mà họ hướng đến trong sự nghiệp văn học của mình.

Để trở thành một người nghệ sĩ chân chính, họ phải xác định được họ phải lựa chọn viết loại văn chương nào, là loại đáng thờ hay không đáng thờ. Là loại vô nghĩa nhằm để câu like, câu view, làm nổi danh như pháo hoa đêm giao thừa hay là loại văn chương chuyên chúc về con người như cánh rừng trúc thanh tao, tĩnh lặng, mê người làm say đắm bạn đọc. Một tác phẩm đúng nghĩa là tác phẩm biết khởi đầu ở đâu và kết thúc ở điểm nào. Là một người nghệ sĩ chân chính, họ phải biết đứa con tinh thần của mình khi ra đời sẽ hướng đến ai, có ý nghĩa gì với thực tại, sẽ tác động đến con người ra sao,… Tất cả những điều đó được trả lời qua những tinh tế cảm nhận của mỗi một nghệ sĩ, qua sự cần mẫn góp nhặt những mảnh ghép cuộc sống, qua lăng kính biết tuốt và sáng tạo theo một phong cách riêng để hình thành nên một tác phẩm vượt thời gian, đọng lại trong lòng người về một con người, về một thời đại và về chính bài học bất biến theo thời gian ấy.

“Văn chương [...] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người” là một trong những bình luận đúng đắn và chuẩn xác nhất của Nguyễn Văn Siêu khi bàn về văn chương. Mỗi một tác phẩm đáng tôn thờ chính là khi nó viết về con người, là khi nó nhìn nhận mọi thứ dưới góc độ đa chiều và mang theo nhiều triết lý nhân sinh cao đẹp, hướng con người đến với đỉnh cao chân thiện mỹ.

Người viết: @baochau1112
 
  • Like
Reactions: wyn.mai

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Trong một bức thư bàn về văn chương, Nguyễn văn Siêu có viết: “Văn chương [...] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.

BÀI LÀM
Văn chương là gì là một đề tài nóng hổi xuyên suốt hàng thế kỷ được chú ý không chỉ với những người nghệ sĩ chuyên chúc nghiệp viết văn mà còn với những bạn đọc say mê văn học sâu sắc. Và khi bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu cũng từng bày tỏ ý kiến rằng: “Văn chương [...] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”.
Thật vậy, khi văn chương chuyên chú ở văn chương làm ta dễ nghe, dễ đọc một cách êm tai nhưng chưa chắc nắm bắt được thông tin một cách rõ ràng. Bằng những ngôn từ xáo rỗng trong từng chữ thật “đắt” thuộc về các điển tích điển cố xa xôi, hay trong từng câu chuyện vỉa hè đường phố thân thuộc nhưng vô nghĩa. Con người là trung tâm của văn học, là chủ thể xây dựng nên cuộc sống nhưng lại bị bỏ qua, lại bị phớt lờ và loại nội dung thuần túy vui vẻ, giải trí lại lên ngôi. Và từ đây, xu hướng nói chuyện vô duyên, tản mạn và thiếu tính trung thực của những tin tức bịa đặt lên ngôi, làm xáo trộn cuộc sống của chúng ta. Loại hình văn chương thuần túy về hình thức mà thật dễ dàng nhận thấy và tiếp cận đồng thời cũng dễ dàng lây lan chung quanh, làm chúng ta lầm đường lạc lối khi tìm kiếm những tin tức chính xác, làm cảm nhận của chúng ta trở nên thô thiển, khô khan hơn.

Văn chương đúng nghĩa khi nó “làm cho người gần người hơn”. Bởi nó được lấy nguồn cảm hứng từ đời sống thường nhật, được chắt lọc từ những mảnh ghép số phận khác nhau và được thăng hoa bởi nghệ thuật sáng tạo của những người nghệ sĩ chân chính. Đó mới chính là văn chương đáng đọc, đáng học hỏi, đáng suy ngẫm và mang theo những thông điệp giàu tính nhân văn, tốt đẹp. Và trên hết, hình thức thẩm mỹ trong văn chương cũng bao gồm sự sáng tạo, tư duy, tìm tòi chứ không phải là rập khuôn lặp lại như việc “người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho” mà Nam Cao ví von khi bình luận về văn chương. Trên thực tế, những áng văn có giá trị theo thời gian khi chúng dung nạp những lát cắt hiện thực, dung nạp những cái mới ẩn sâu trong những cái tưởng chừng đã xa xưa. Việc đào sâu, tìm tòi, khơi nguồn ấy rồi sáng tạo nên phong cách riêng, nên tác phẩm mang theo tầm vóc của thời đại chính là công việc chuyên chúc của một người nghệ sĩ chân chính.

Khác với những nghề nghiệp khác, người nghệ sĩ phải thả mình vào cuộc sống xung quanh, phải tinh tế cảm nhận từng bước chân, từng tiếng đập cánh, từng tiếng huyên náo của khu chợ qua lăng kính tâm hồn để rồi đúc kết nên thế giới quan ấy theo phong cách nghệ thuật của riêng mình. Những biến cố, những điều mới lạ của lịch sử điều xoay quanh con người và hơn hết, những tác phẩm kinh điển lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác chính là những áng văn chuyên chúc về con người. Những tác phẩm mang đến giá trị chân – thiện – mỹ, mang đến những cung bậc cảm xúc về từng thời đại, mang đến những bài học nhân sinh thiết thực, mang theo hơi thở của một thời đại đã chìm vào dĩ vãng ấy chính là văn chương chuyên chúc về con người được người nghệ sĩ chân chính dồn hết cả tâm huyết cùng sức lực của mình để sáng tạo nên. Liệu rằng những văn chương chuyên chúc về văn chương có thể nào đọng lại trong lòng người hay không? Câu trả lời là không. Những áng văn xáo rỗng, duy mĩ ngôn từ ấy rồi cũng sẽ rơi vào quên lãng và thậm chí theo thời gian vận hành, chúng còn bị tẩy chay bởi những nội dung vô nghĩa kia. Và rồi tại một ngày nào đó, những bài viết chính thống, những áng văn bất hủ trường tồn thôi thúc con người đi lên đỉnh cao nhân sinh và ở lại trong lòng bạn đọc dư vị về một thời đã qua.

Giống như Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư về bi kịch ở nơi thôn dã ấy qua ánh nhìn của một cô gái hay Giông tố của Vũ Trọng Phụng về sự thối nát, bần cùng của xã hội thời đó,… đều là những tác phẩm xuất sắc mang theo hơi thở của thời đại về một quá khứ mà ai cũng chẳng muốn trở lại, về một thời xót xa, tăm tối mà đất nước đã trải qua, mà những người ở tầng chót xã hội phải chịu đựng. Chúng được xây nên bởi những mảnh vỡ hiện thực, bởi những ký ức của người chứng kiến và buộc con người phải nhìn vào thế giới chân thực ấy. Văn chương có nhiệm vụ khai sáng con người, nâng con người đến đỉnh cao nhân sinh và từ đây nó cũng dẫn lối con người nhìn nhận vấn đề theo góc nhìn đa chiều một cách chân thực nhất.

Một người nghệ sĩ thực thụ là người nghệ sĩ cả đời đều cống hiến cho việc khai phá, tìm hiểu và đào sâu trong từng lát cắt hiện thực, trong từng bản nhân con người để chứng thực suy nghĩ, để tinh tế cảm nhận, để ươm mầm sáng tạo nên hạt giống tinh hoa văn hóa, để viết nên những câu chữ đậm chất con người. Bởi như Nguyễn Văn Siêu từng bàn văn chương đáng thờ là loại “chuyên chú ở con người”.

Người viết: @baochau1112
 
Top Bottom