Bài văn nghị luận về lòng khiêm tốn?

T

tina86

Lòng khiêm tốn
Trong cuộc sống,rất nhiều đức tính dẫn dắt ta đến thành công,và khiêm tốn là một trong số đó.
Điển hình,khi ta trò chuyện với người khiêm tốn,ta luôn cảm thấy thoải mái,dễ chịu và thú vị rất nhiều.Người khiêm tốn luôn biết che giấu ưu điểm,chẳng bao giờ thổi phồng hoặc đánh giá quá cao về tài năng của mình.Người khiêm tốn luôn thấy kém cỏi hơn so với mọi người,họ luôn tìm kiếm những ưu điểm của người khác và xem đó là cái gương để mình học tập.Ngược lại,càng muốn chứng tỏ mình với mọi người,khoe khoang những gì mình có và chê bai người khác,ta sẽ nhận được kết quả ngược lại. Người nào tự bó chặt bản thân trong những suy nghĩ tự cao tự đại, thì chẳng bao lâu sẽ trở nên một kẻ nhỏ mọn trong mắt người khác.Từ đó,ta nhận biết được muốn tạo được ấn tượng đẹp đẽ trong mắt người khác,ta phải khiêm tốn.Ta phải lắng nghe người khác góp ý về mình,luôn học hỏi những điều hay,điều tốt của mọi người xung quanh là cố gắng thực hiện theo.Hãy rèn luyện tính khiêm tốn trở thành một thái độ sống và phát huy nó trong những mối quan hệ hằng ngày.
 
L

lethiant9

Khiêm tốn không chỉ là một đức tính tốt mà nó còn là nghệ thuật sống, là nền tảng vững chắc giúp mỗi người chúng ta tạo lập sự nghiệp.

Vậy, lòng khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đã đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn nữa. Vì vậy, họ thường gặt hái được nhiều kết quả và thành công mĩ mãn.

Lâm Ngữ Đường, một học giả Trung Quốc đã từng nói:” Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật ”; bởi thế, lòng khiêm tốn là một thái độ rất cần thiết đối vói mỗi người. Bất luận khi mình làm nghề gì, đảm nhiệm chức vụ cao thấp cao thấp như thế nào, thì chúng ta phải lấy khiêm tốn làm trọng, bởi chỉ có lòng khiêm tốn, con người mới luôn có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ. Khiêm tốn sẽ chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ ra thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình tĩnh và tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Chỉ cần có lòng khiêm tốn, chúng ta sẽ ngày càng tốt hơn và được mọi người yêu quý.

Khiêm tốn giúp con người ta không kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao vinh quang, và người biết khiêm tốn sẽ lấy thành công đó làm động lực thúc đẩy họ tiếp tục tiến lên phía trước. Nhưng trái lại, những kẻ tự mãn, ngu ngốc đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập những thành quả mới. Những người đó sẽ dễ gặp thất bại và bị người đời xa lánh.

Thực chất thì chúng ta không có đủ tư cách để có thể tỏ ra kiêu ngạo trước những người khác, trí tuệ của chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ giữa cả một sa mạc tri thức rộng lớn, bởi lẽ” Đời người có hạn mà tri thức lại vô hạn”. Cho dù chúng ta có tài giỏi đến mức nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải tiếp tục học hỏi không ngừng để mở mang hiểu biết nhiều hơn nữa; có như thế, ta mới đạt được nhiều thành công trong tương lai.

Trong cuộc sống hiện diện rất nhiều người có lòng khiêm tốn, chẳng hạn như nhà bác học vĩ đại Einstein, ông đã từng nói:” Tôi chỉ là một người bình thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích, sao lại gọi tôi là người nổi tiếng ?”. Và cũng như Einstein, nhà thơ Tố Hữu đã viết về lòng khiêm tốn của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh:” Như đỉnh non cao tự giấu hình. Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh”. Bác Hồ quả là một người khiêm tốn, ai ai khi gặp Bác đều thấy được vẻ đẹp nội tâm sâ sắc của Bác qua cử chỉ, lời nói, hành động, nụ cười… đều rất giản dị và đáng kính biết mấy.
Mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, khiêm tốn trước người, khiêm tốn trước đờ, để có thể đạt được nhiều thành công trên đường đời.
 
L

lethiant9

Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “Kiêu căng là đặc quyền của kẻ khờ dại”. Câu nói đó đã dạy cho chúng ta bài học luân lí làm người về lòng khiêm tốn. Đúng vậy, khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời.

Đánh giá một con người phải dựa trên chiều sâu của lối sống tâm hồn chứ không phải là thước đo của danh vọng. Khiêm tốn cũng giống như một bài học đầu tiên và thiết yếu của cái tâm hồn đó. Phải chăng những người khiêm tốn là những người nghiêm trang và đạo mạo? Con người ta thường đánh giá sai về hai chữ thành công của bản thân mình. Nhiều người tự cho mình là lỗ đen của vũ trụ hay “nhu thiết” không ai có thể thay thế. Họ đã sai và tự lầm tưởng. Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tích cực, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của những con người ấy là cố gắng không ngừng, nhưng đó không phải cái cớ để tự đề cao bản thân, khoe khoang mình trước người khác. Chính những bật kỳ tài trong lịch sử cũng chỉ dám nghĩ mình “có thể có ích” cho xã hội loài người. Vậy tại sao một số người có thể đặt mình cao hơn người khác. Người có tính khiêm tốn luôn hướng đến mục tiêu phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, muốn trao đổi, học hỏi nhiều hơn nữa. Họ không bao giờ chấp nhận thành công nơi hiện tại, mà luôn lấy thành công của người khác làm tấm gương cao hơn để phấn đấu trong tương lai. Đẹp thay cho những con người “nhượng từ và tự khiêm”. Thanh cao từ trong chính tâm hồn đến lối sống. Những con người dễ gần, dễ chia sẻ, chân thực và dễ cộng tác. Khiêm tốn phải xuất phát từ tự đáy lòng, bằng sự trung thực của bản thân, mắt không bị lu mờ bởi những danh lợi phù phiếm. Họ không ngại thiệt thòi, không sợ đời không thấy được cái giá trị đích thực mà họ xứng đáng phải có. Có câu “trời không phụ lòng người” con người có tài ắt sẽ được mọi người tìm đến và quí trọng. Không giống như những ai kia “khẩu phật tâm xà” kiểu cách, lễ nghi, khiêm tốn chỉ từ giả dối, muốn làm thanh cao. Sách có câu “một khiêm tốn bằng bốn tự kiêu” chỉ những người vờ khiêm tốn để tự nâng cao bản thân mình. Những con người kiêu căng có chút thành công, được chút ca ngợi lại tự ngộ nhận chốc chốc khoe khoang mình không tránh khỏi ánh mắt lố bịch và hợm hĩnh của những người xung quanh. Họ đã chủ quan và ngủ quên trong thành tích hay xa hơn là mãn dương tự đắc. Đáng thương thay cho những con người nông cạn!

“Làm người chớ thấy tài mà cậy,

Có nhọn bao nhiêu lại có tù”

Thứ huênh hoang ấy hẳn phải tự xấu hổ với chính mình khi cho người khiêm tốn chỉ đạo đức giả nhưng họ lại không có được sự thanh liêm, chính trực, cần cù, dễ mến mà cái kiêu ngạo chẳng bao giờ sánh nổi. Có thể nói những con người khiêm tốn không bao giờ biết mệt mỏi – luôn cống hiến không ngừng. Bởi cuộc sống không chỉ rãi đầy hoa hồng mà nó còn là sự đấu tranh dài bất tận. Cuộc chiến này qua đi, cuộc chiến khác lại đến tiếp nối nhau từng giây phút. Dừng lại, tự kiêu chính là đi lùi với văn minh hiện đại. Kiến thức của mỗi con người cũng giống như hạt cát giữa sa mạc mênh mông, không thể đem so sánh với người khác. Mỗi người có điểm mạnh khác nhau, không có thành công nào tồn tại bất diệt. Vậy nên chúng ta phải “học, học nữa, học mãi” để hoàn thiện bản thân và cống hiến cho nhân loại.

Rèn luyện tính khiêm tốn đôi khi bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhặt trong đời thường. Tính khiêm tốn chính là bài học đạo đức đầu tiên và cần thiết cho mỗi con người. Nó còn là nhân tố thiết yếu tạo nên sự thành công và góp phần xây dựng những mối quan hệ bền vững trong xã hội.
 
M

marie_kute9x

EM CÓ BÀI NÀY CÁC S XEM UI SỬA GIÙM E THANHS CÁC S
"Một cái đầu tỉnh táo,một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường đó là ba người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng".Vậy khiêm nhường là gì?Là một học sinh lớp 9 tôi xin nói lên suy nghĩ của mình về đức tính trên.
Khiêm nhường là nhã nhặn biết sống một cách nhún nhường tự khép mình trong khuôn phép cuộc đời không khoe khoang ý thức cầu tiến không đề cao cá nhân mình với người khác.Người có tính khiêm nhường cho mình là kém cỏi phải cố gắng nhiều và họ luôn coi thành công của mình là tầm thường ko đáng kể và phải cố gắng.
Bác Hồ là một dẫn chứng cho đức tính trên.Bác viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc,sự am hiểu khá uyên thâm về văn hóa nghệ thuật nhưng Bác vẫ xem đó là điều bình thường cần tìm hiểu thêm.....
Khiêm nhường luôn được mọi người tôn trọng và yêu quý.Cuộc đời là một trường tranh đấu đấu bất tận.Tài nghệ của một cá nhân dù lớn đến đâu cũng chỉ là một giọt nước bé bỏng trong đại dương vô tận.Vì vậy khiêm nhường để tự nhận ra cái hạn chế của mình để tự có ý chí vươn lên.
Đi ngược lại với khiêm nhường là tự cao tự đại coi thường người khác những kẻ đó sẽ bị m.n xa lánh và ko quý trọng và sẽ không thể hoàn thiện bản thân mình.Nhuwg khiêm nhường cũng không phải là hạ thấp giá trị bản thân một cách thái quá để dẫn đến tự ti mạc cảm.
Chúng ta không được chùn bước ko được bông xuôi trước khó khăn và nên rèn ý thức cầu tiến ngay từ lúc nhỏ thì thành công sẽ mỉm cười với chúng ta.......
 
Top Bottom