Văn mẫu 10 [Bài văn] Một ngành thủ công, mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hóa ẩm thực) của địa phương.

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Một ngành thủ công, mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hóa ẩm thực) của địa phương.

BÀI LÀM

“Nón em chẳng đáng mấy đồng,
Chàng mà giật lấy ra lòng chàng tham
Nón em nón bạc quai vàng
Thì em mới dám trao chàng cầm tay
Tiếc rằng vì nón quai mây
Nên em chẳng dám trao tay chàng cầm”
Nón lá đã đi vào thi ca Việt Nam như một nét văn hóa rất riêng của người dân Việt. Từ ngàn xưa đến nay, nón lá là một người bạn, một người tri âm, tri kỷ gắn liền với bà con, cô bác, chị dì, thím cháu, gắn liền với hình ảnh người phụ nữ mảnh mai, dịu dàng. Cùng với áo dài, nón lá là tượng đài văn hóa xứ Việt, nét duyên dáng, nhẹ nhàng, thanh thoát của người phụ nữ Việt Nam.

Nón lá xuất hiện từ khoảng 3000 năm trước công nguyên khi các nhà khảo cổ tìm thấy chúng ở trên các đồ vật cổ xưa như trống đồng Đông Sơn, tháp đồng Đào Định,… Nón lá thường có dạng chóp hoặc tù. Nó là một loại vật dụng thiết thân, người bạn thủy chung với người lao động dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ.

Để làm nên chiếc nón lá không chỉ yêu cầu cao về việc chọn lá, phơi lá, chọn chỉ mà còn có sự tỉ mỉ, khéo tay, chăm chút của người thợ thủ công. Lá thường sử dụng là lá cọ. Lá phải non vừa, màu cùng gân lá đều phải xanh hoặc trắng xanh để thành phẩm xuất ra được như ý. Mỗi chiếc nón được đan bằng lá cọ, lá buông, lá cối, rơm,… Kết hợp với nón lá thì thường được đính dây đeo bằng vải mềm hoặc nhung hoặc lụa sao cho vừa vặn với cằm của người sử dụng.

Nón có mặt ở hầu hết các làng nghề truyền thống trên cả nước từ lễ hội miền Bắc đến các đình làng ở Huế hay các làng nghề thủ công ở Hội An. Dọc theo mảnh đất hình chữ S thân thương, dường như ở mỗi địa phương đều có ít nhất vài nhà theo nghề đan lát nón lá. Thậm chí còn có những nơi tụ tập lại thành một làng, một công xưởng đan lát nón lá. Những chiếc nón mộc mạc, đơn sơ nhưng rất duyên ấy đã in sâu vào trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Là biểu tượng của sự duyên dáng, yêu kiều, thanh thoát, mộc mạc, quyến rũ như chính người con gái Việt vậy.

Nhịp sống hiện đại kéo theo nhiều sự đổi thay. Những chiếc nón lá đã được thay thế bằng những chiếc mũ tiện dụng hay mũ bảo hiểm chắc chắn để bảo vệ cho bản thân. Tuy nhiên, nón lá đã, đang và sẽ luôn là đọng lại trong tâm trí dân tộc, là hình tượng gắn liền với người con gái rất thơ, rất duyên của dân tộc Việt Nam.
Tác giả: @baochau1112
 
Top Bottom