Văn mẫu 10 [Bài văn] Một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) hằng yêu thích.

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) hằng yêu thích.

BÀI LÀM

Văn hóa là trụ cột tinh thần của một dân tộc. Chính vì vậy, trong các lễ hội, chùa chiền, người ta vẫn thường tổ chức những trò chơi, ca nhạc,… như một cách để lưu giữ và quảng bá truyền thống văn hóa của dân tộc qua nhiều thế hệ cũng như đến bạn bè quốc tế. Về các loại hình ca nhạc, sân khấu thì chúng ta khá quen thuộc với ca trù, hát chèo, cải lương, quan họ, nhạc kịch,… mà thường lãng quên đi một loại hình sân khấu mà cả già lẫn trẻ đều yêu thích da diết. Đó chính là loại hình múa rối nước.

Múa rối nước do ai sáng tạo nên thì đến bây giờ vẫn còn là một dấu hỏi chấm. Chỉ biết nó xuất hiện từ thời nhà Lý. Nó đã từng là một thú vui tao nhã của mọi tầng lớp trong xã hội phong kiến, từ hoàng tộc đến quý tộc thượng lưu sang tầng lớp lao động cả nước thời bấy giờ. Múa rối nước là tiết mục đặc sắc nhất trong mỗi một mùa lễ hội qua đi. Nó như một minh chứng sống về một nền văn minh lúa nước rực rỡ, là lời cảm tạ của nhân dân đối với một mùa vụ bội thu.

Truyền lưu qua ngàn năm lịch sử, múa rối nước đi từ nhà múa hát múa rối Trung Ương đến ngõ hẻm thôn làng để trình diễn những màn múa rối đậm nét dân tộc. Nhưng để thực hiện một màn múa rối nước đặc sắc thì người nghệ nhân phải chuẩn bị vô cùng công phu. Khâu chuẩn bị vật liệu, mua sắm đạo cụ, chạm khắc tỉ mỉ để tạo dáng, tạo hình cho con rối. Hơn nữa, phải chuẩn bị phần lời nhạc kịch hoặc nhạc đệm để thể hiện cốt truyện.

Đặc biệt nhất vẫn là khâu điều khiển quân đoàn rối. Để con rối có thể chuyển động được thì phải dựa vào bộ máy sào, máy dây được gắn dưới mặt nước. Khi trình diễn rối nước, người nghệ sĩ phải đắm mình trong hồ nước lạnh đằng sau tấm màn che. Đồng thời, người nghệ nhân còn phải trang trí cho sân khấu rối nước nào là cờ, là quạt, là binh khí, là đao thương, là âm thanh để nó trở nên sinh động, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người. Mỗi một lần biểu diễn rối nước còn là tái hiện lại khung cảnh làng quê Việt Nam thời xa xưa, là một lần đắm mình trong những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết được truyền lưu qua nhiều thế hệ.

Xem múa rối nước giúp tâm hồn được thanh lọc hơn, tâm thái trở nên bình an hơn và hòa nhập hơn với cuộc sống. Bởi rối nước giống như một bức tranh làng quê bình dị, gần gũi. Múa rối chuyển tải đến chúng ta nhiều bài học quý giá, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người và phê phán những thói quen tật xấu trong hiện thực cuộc sống. Nó sinh ra để thấu hiểu con người, chia sẻ tiếng cười và cảm hóa con người hướng đến cuộc sống thiện lương, tích cực.

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, múa rối nước đã, đang và sẽ luôn là một loại hình sân khấu dân gian mà từ trẻ em đến người già đều yêu thích sâu sắc. Nó là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam khi quảng bá về văn hóa quê mình, là một trong những phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi một người dân Việt.
Tác giả: @baochau1112
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) hằng yêu thích.

BÀI LÀM

“Cơm hẩm ăn với rau dưa
Quan họ làm khách em chưa vừa lòng”
Dân ca quan họ là đặc sản của người Kinh Bắc, là cầu nối se duyên của liền anh, liền chị, là trụ cột tinh thần của con dân xứ Kinh Kì và là niềm tự hào của cộng đồng người Việt nói chung và cư dân Bắc Ninh nói riêng.

Nhắc đến Bắc Ninh là nhắc đến hội Lim, là nhắc đến dân ca quan họ, là nhắc đến các cặp hát đối đáp nam nữ của làng này với làng kia. Những làn điệu dân ca trữ tình, êm ả, da diết, sâu lắng mà rất đỗi ngọt ngào đi sâu vào trong lòng người. Mỗi một lần hát thì cặp hát đôi bên chọn người hát dẫn rồi cặp nữ làng này hát với cặp nam làng kia cùng một bài, một nhịp điệu, khác về ca từ và đối giọng lúc trầm lúc bổng thật hài hòa. Nội dung bài ca là lời thơ, là ca dao có vần, có điệu thể hiện tình yêu trong sáng pha chút e lệ, rụt rè của lứa đôi. Hát quan họ chia làm các dạng chính: hát canh, hát hội, hát mừng, hát thờ hát cầu. Trong các dạng hát quan họ kể trên, hát hội và hát canh là hai hình thức hát quan họ nổi bật có giá trị văn hóa cao. Hát canh là đỉnh cao của sự thăng hoa Quan họ, người tham gia phải có vốn vài trăm bài, phải biết ca đủ lối đủ câu, tinh tường nghề chơi…

Bên cạnh hình thức hát trong quan họ thì trang phục là một trong những nét đặc trưng, dễ dàng phân biệt nhất khi nhắc đến dân ca quan họ. Các liền anh sẽ mặc áo dài năm thân, cô đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá, đầu gối. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng điểm bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Còn về trang phục của liền chị thì có một chiếc yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa truội nhuộm. Phía ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn. Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh dán, áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hổ thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng cốm. Thắt lưng cũng buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giải yếm tạo nên những múi hoa màu sắc phía trước.

Quan họ là một loại hình dân ca, đa dạng và phong phú nhất về mặt giai điệu. Mỗi bài quan họ là một bài dân ca rất riêng, thường được ký âm lại và lưu trữ trong kho băng để truyền lưu qua nhiều thế hệ. Trong các lễ hội truyền thống tổ chức sinh hoạt văn hóa ở xứ Kinh Bắc thì thường tổ chức hát quan họ nhưng đồng thời cũng có những quy định, yêu cầu nghiêm ngặt về những liền anh, liền chị tham gia. Ngoài ra, quan họ truyền thống không có nhạc đệm và họ thường hát đôi với nhau. Đôi khi, bản thân họ sẽ chơi nhạc cụ như một cách làm nhạc đệm.

Quan họ được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong dân gian qua đường truyền miệng. Bởi vậy nên khi văn hóa phương Tây du nhập vào nước ta thì quan họ vẫn giữ lại được nét đẹp của mình, bảo tồn được giá trị văn hóa riêng. Và trong tương lai khi xã hội ngày một phát triển hơn thì quan họ sẽ vẫn luôn chiếm một vị thế quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam nói chung và là nét đặc trưng của văn hóa xứ Kinh Bắc.
Tác giả: @baochau1112
 
  • Like
Reactions: Bùi Nhi

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) hằng yêu thích.

BÀI LÀM
Trải qua nhiều thăng trầm và biến cố của lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia có nhiều nền văn hóa, vùng miền đặc sắc, đa dạng và phong phú nhất. Được biết đến là cái nôi của nghệ thuật, dân tộc ta có nhiều loại hình ca nhạc, sân khấu như một đặc sản của quê hương. Phải kể đến đó là ca Huế, là chèo, là dân ca quan họ, là múa rối nước, là nhạc Ballad,… Trong đó, chèo là loại hình sân khấu được xem như là đặc sản rất riêng của đồng bằng Bắc Bộ nước ta.

Chèo phát xuất từ hình thức diễn xướng dân gian từ rất lâu đời. Tuy nhiên, nó bắt đầu được phổ biến rộng rãi ở đồng bằng Bắc Bộ từ thế kỉ thứ 11. Được biết đến là loại hình nghệ thuật với đa dạng thể loại như hát, múa, văn học thì chèo còn mang âm điệu vui tươi, mang sắc thái hài hước, cùng những câu chuyện gần gũi xoay quanh nhịp sống thường nhật của con người. Đặc biệt, việc xem trình diễn chèo giúp chúng ta thanh lọc tâm lọc tâm hồn, hướng con người đến với cái chân – thiện – mỹ, nhận thức đúng đắn về thế giới này cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Và đến khi kết một vở chèo thì nó được kết bằng một câu ca dao, một câu tục ngữ hoặc đồng dao với ý nghĩa về tình yêu thương của con người với con người.

Chèo đồng hành với dân tộc Việt Nam nói chung và cư dân đồng bằng Bắc Bộ nói riêng qua nhiều thế hệ, qua nhiều biến cố, qua nhiều đổi thay của thời đại. Nó bên ta như một trụ cột tinh thần, nhân lên niềm vui, sẻ chia nỗi buồn dẫu ta là bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào như một tri kỷ vậy. Tuy nhiên, năm tháng qua đi, các nền văn hóa phương Tây du nhập vào khiến cho chèo từng có phần yếu thế. Song, những giá trị tinh thần cốt lõi và tinh hoa văn hóa dân tộc thì không dễ dàng bị đánh mất. Nó vẫn luôn nỗ lực để khẳng định vị thế của chính mình. Và chúng ta, mỗi người dân Việt cần có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vốn có này.

Nghệ thuật chèo là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu gắn liền với tuổi thơ của bao người. Nó phản ánh về cuộc sống đời thường, giúp ta nhận ra những giá trị thiết thực trong cuộc sống, tu dưỡng tâm tính, hoàn thiện nhân cách và là cầu nối gắn kết giữa văn hóa với con người và giữa con người với con người.

Tác giả: @baochau1112
 
Top Bottom