Văn mẫu 10 [Bài văn] Một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài. Một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

BÀI LÀM
Dọc theo mảnh đất hình chữ S thân yêu, mỗi một địa phương đều có những đặc sản vùng miền, đặc sản văn hóa khác nhau. Đặc biệt là các tỉnh thành vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi năm vào dịp tết đến xuân về thì nơi đây nô nức với những ngày hội mùa thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Để lại ấn tượng sâu sắc nhất là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn – một nét phong tục văn hóa gắn liền với lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sâu bắt nguồn từ thế kỉ thứ 18. Người dân tổ chức lễ hội này nhằm cầu chúc cho một năm hạnh phúc, thịnh vượng và thể hiện tinh thần thượng võ, nghĩa dũng cả cư dân miền biển lúc bấy giờ. Lễ hội được tổ chức vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm. Lúc sơ khai thì thời điểm này là thời điểm lúa đang chín tới và những người ngư dân chắc nịch, rám nắng bởi nắng và gió của biển cả đã cập bờ. Họ cùng nhau tổ chức một lễ hội chọi trâu nhằm tạ ơn một năm mưa thuận gió hòa.

Lễ hội được tổ chức vô cùng tỉ mỉ. Đầu tiên là xây dựng trường đấu. Nơi đây yêu cầu những bãi đất rộng, có rào chắn xung quanh. Tiếp theo là tuyển chọn những chú trâu đực chắc khỏe, sừng trâu vểnh lên hai bên như hai cái lưỡi liềm. Trong phần lễ thì là lễ tế thần, rước kiệu trong tiếng trống rộn ràng, nhộn nhịp cùng cờ ngũ sắc bay phấp phới trong gió. Rồi khi đến phần hội thì có phần múa mở màn xong mới dẫn trâu vào trong trường đấu.

Những chú trâu đối chọi gay gắt, người dân hai bên reo hò, cổ vũ cho sự dũng mãnh, uy vũ của chúng như tượng đài về khí phách, tinh thần nghĩa dũng, thượng võ của người dân Việt nói chung và người dân Đồ Sơn nói riêng. Do vậy, khi mỗi chú trâu được lựa chọn tiến đài thì dù thắng dù thua, nó chính là niềm tự hào của mỗi người chủ. Bên cạnh đó, kết hợp phần lễ và hội thì những chú trâu tham gia lễ hội sẽ được mổ thịt để tế lễ và cho phép mọi người cùng nhau ăn uống linh đình.

Chọi trâu Đồ Sơn là một tục lệ, tín ngưỡng độc đáo, được giữ nguyên vẹn sau khi được truyền lưu qua nhiều thế hệ. Nó mang đậm bản sắc dân tộc, giàu giá trị văn hóa và lịch sử. Nó mạnh mẽ, uy hùng như một chính con người của xứ sở miền biển ấy vậy.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một trong những lễ hội cổ xưa nhất, kế thừa tinh hoa văn hóa và lịch sử dân tộc. Do vậy, chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy hơn nữa những bản sắc vốn có của lễ hội như thông điệp biết ơn đối với tổ tiên ta.

“Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Mồng mười tháng tám nhớ về chọi trâu.”
Tác giả: @baochau1112
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài. Một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

BÀI LÀM

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”
Câu ca dao in đậm trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam khi mỗi khi đến ngày giỗ Tổ vua Hùng. Từ rất lâu rồi, từ cái thời vua Hùng dựng nước, giữ nước, để ghi nhớ công ơn dựng nước giữ nước của các đời vua Hùng Vương thì tổ tiên ta đã long trọng lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tế tổ.

Giỗ tổ Hùng Vương là một trong những trụ cột tinh thần, là điểm tựa của nền văn hóa Việt Nam đồng thời cũng là chốn tâm linh của mỗi người con đất Việt. Bởi vậy, cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch là người dân cả nước nô nức đến đền Hùng, hướng về đất Tổ để cảm tạ, để tri ân, để dạy dỗ, để giáo dục con cháu về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, để truyền lưu muôn thế hệ về một thời đại có những bậc tiền nhân, vĩ nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm, về công lao sự nghiệp to lớn mà hiện được chúng ta kế thừa.

Đối với nhiều lễ hội trong văn hóa Việt thì phần hội được chú trọng nhiều hơn phần lễ nhưng đối với giỗ Tổ Hùng Vương thì phần lễ nặng hơn phần hội. Trước là tế lễ của triều đình, sau là lễ của dân thường. Tập tục, nguyên quán có hợp hợp phân phân nhưng đến bây giờ, các buổi lễ vẫn từ 41 làng rước kiệu từ đình làng tới đền Hùng. Đó là những cuộc hành lễ trang nghiêm, đến từ sự tôn kính trong sâu thẳm tâm hồn người tham gia và sự thành kính của những người tham gia buổi lễ. Khi hành lễ rước, xung quanh dân chúng sẽ chơi chiếng, trống, nhạc bát âm rộn ràng khắp chốn. Kết thúc phần lễ là đến phần hội. Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian quen thuộc như đấu vật, ném cờ, đu tiên, bắn cung,… Ngoài ra còn có những đêm ca hát, nhảy múa do chính những người dân bản xứ miền núi thực hiện như một nét độc đáo của lễ hội trong làn điệu dân ca rất riêng ở vùng đất Tổ này.

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử thì lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức quy mô. Và chính phủ đã ban hành quyết sách khi năm năm một lần, Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia và cứ hàng năm thì giỗ Tổ sẽ do tỉnh Phú Thọ tổ chức theo truyền thống văn hóa. Dẫu là theo nghi lễ do quốc gia hay do tỉnh chủ trì thì phần lễ vẫn luôn được duy trì trang nghiêm và người dân hành lễ thành kính. Còn trong phần hội thì người dân vẫn được tự do tham gia các hoạt động vui chơi, sinh hoạt như thường. Thậm chí cho đến hiện nay thì các hình thức sinh hoạt trong phần hội đã được kết hợp cả văn hóa truyền thống và hiện đại đan xen với nhau, phù hợp với nhịp sống hiện đại của người Việt Nam trong thời đại mới.

Là một người Việt Nam, chúng ta không chỉ nên biết, nên nhớ về ngày lễ lớn của dân tộc mà còn tự hào, kiêu hãnh về ngày lễ đoàn viên, ngày tri ân các vị vua Hùng. Dẫu thời gian có đổi thay đến nhường nào thì đền Hùng vẫn uy nghiêm tọa lạc nơi đó, ngày giỗ Tổ thì con cháu đất Việt cùng tụ hội và cùng nhau thờ phụng công đức của tổ tiến, cùng nhau truyền tay nhau về một thời đại dựng nước và giữ nước hào hùng.
Tác giả: @baochau1112
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài. Một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

BÀI LÀM

“Hôm nay là buổi hội Lim
Nhớ em nên phải đi tìm em đây
Nhất niên, nhất lệ một ngày
Đôi ta ngỏ nỗi niềm tây tỏ tình”​

Hội Lim là một những lễ hội truyền thống được người dân Kinh Bắc nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung cùng nhau hướng về. Là một trong những lễ hội cổ xưa, hội Lim đã khắc sâu vào trong linh hồn người Việt, đã thẩm thấu sâu sắc vào tâm hồn của người dân đất Việt nói chung và người dân Kinh Bắc nói riêng.

Mỗi một vùng miền trên đất nước Việt Nam đều có đặc sản riêng của vùng miền ấy. Kinh Bắc cũng không ngoại lệ. Hội Lim là một trong những lễ hội đậm nét về văn hóa và lịch sử được tổ chức thường niên vào ngày 13 tháng 1 âm lịch. Hội Lim giờ đây đã phát triển từ một không gian văn hóa cổ xưa gói gọn trong vùng lên thành một trạm dừng lý tưởng cho du khách tham quan hàng năm.

Là một lễ hội bắt nguồn từ tiếng ca của chàng trai đang yêu và lời đáp của nàng Mỵ Nương rất thơ, rất duyên, hội Lim đã nghiêng về lễ hội sinh hoạt văn hóa và tổ chức hát quan họ đôi bên. Nó còn mang theo sự kính trọng đến ông - Hiếu Trung Hầu như để tưởng nhớ đến ông tổ của làn điệu dân ca quan họ. Bên cạnh nét sinh hoạt hát quan họ thì trong hội Lim còn tổ chức các hoạt động dân gian khác như thi nấu cơm, đấu vật, kéo thuyền,…
Ngoài ra, hội Lim đã không dừng lại ở việc các liền anh, liền chị hát đối nhau mà còn tạo điều kiện cho các thanh niên, thiếu nữ mặc những trang phục cổ trang của các mẹ, các chị thời xưa. Xoay quanh thuyền thúng mà các liền anh, liền chị ngồi là những cặp bạn trẻ có dịp tụ họp lại để được nguyệt lão se duyên, để tìm ý trung nhân qua lời ca hát đối đáp của đôi bên.

Bằng lối hát trao duyên ngọt ngào, tình tứ của các liền anh, liền chị, hội Lim đi vào lòng người với những nét đẹp rất thơ, rất duyên không chỉ của người dân Việt mà còn là các du khách nước ngoài. Bởi vậy, chúng ta phải biết giữ gìn và bảo tồn văn hóa đặc trưng của vùng Kinh Bắc này để nó trường tồn cùng thời gian, trở thành cái nôi của các nền văn hóa truyền thống về sau.

Tác giả: @baochau1112
 
Top Bottom