Văn mẫu 10 [Bài văn] Một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương.

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương.

BÀI LÀM

“Quảng Bình có động Phong Nha
Có đèo Mụ Giạ, có phà sông Gianh”
Ngành du lịch nước ta đã và đang có xu hướng phát triển trong những năm trở lại đây. Sánh vai cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên khắp mọi miền đất nước như vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn,… thì động Phong Nha là một trong những thắng cảnh được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Nằm trong quần thể hang động thuộc núi đá vôi Kẻ Bàng ở tỉnh Quảng Bình, động Phong Nha được biết đến với hai con đường để tiến vào tham quan. Một là con đường thủy khi bạn ngược dòng sông Gianh, dọc theo sông Son để hướng vào trung tâm động. Hai là đi bằng đường bộ. Dọc theo bến sông Son thì có một quãng đường bộ ước chừng 20 cây số, sau đó bạn có thể đi bằng xuồng máy, thuyền, phà hoặc là đèo để đến trung tâm động Phong Nha. Ngồi và nằm trên thuyền, thả mình giữa thiên nhiên tươi đẹp, ngắm nhìn non xanh nước biếc, thưởng thức khối núi đá vôi trùng trùng điệp điệp, xa xa là nương ngô, nương dâu, khói bếp làng quê trải dài hai bên bờ thì sống trên đời này quả không uổng phí.

Phong Nha được chia làm hai phần: động nước và động khô. Động nước là động mà có con sông chảy dài suốt ngày lẫn đêm. Nước trong động trong vắt, chỗ cạn, chỗ sâu. Đi sâu vào trong động thì nước sông khá sâu nên thường có hướng dẫn viên đi cùng và thỉnh thoảng có đội cứu hộ thường trực xuất hiện. Bên cạnh đó, để đi vào động nước phải dùng thuyền hoặc xuồng máy được lắp ráp sẵn đèn đuốc. Động sâu khoảng 1500 mét, càng đi sâu vào thì càng ít ánh sáng. Nơi đây phù hợp cho những bạn thích cảm giác mạnh khi khám phá. Ngoài ra thì động khô Phong Nha cao khoảng 200 mét. Nơi đây vốn từng là động nước nên khi đến đây, bạn sẽ thấy những vòm đá trắng vân nhũ xen kẽ là vô vàn cột đá lấp lánh màu xanh ngọc bích.

Dưới ánh sáng của đèn điện, những khối nhũ đá hiện lên nhiều màu sắc huyền ảo, rọi xuống dòng nước lung linh. Thậm chí, những nhánh phong lan rừng e lệ rủ xuống xanh mướt làm cho khung cảnh thiên nhiên vốn thơ mộng nay huyền bí và tinh xảo hơn. Có thể sau này, khi động nước của Phong Nha lại một lần nữa rút dần đi thì chúng ta sẽ thấy rõ ràng sự biến động trong động, từ một nơi vốn từ ẩm ướt thành động khô rực rỡ vòm đá trắng, lấp lánh ánh ngọc bích, huy hoàng hơn, lộng lẫy hơn và sáng ngời hơn. Khi du thuyền tiến vào động, du khách được phép ghé thuyền để leo trèo, chụp ảnh, quay phim để lưu lại kỷ niệm về một lần thăm thú vùng đất thiên nhiên yên bình và tươi mát.

Phong Nha là một trong những di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận và được cộng đồng mạng mệnh danh “Kỳ quan đệ nhất động”. Những bãi cát, bãi đá, hang khô, ven hồ đẹp thơ mộng, lung linh huyền ảo dưới ánh đèn thật làm người khó có thể quên. Là một người công dân Việt Nam, chúng ta cần phải giữ gìn, bảo tồn và quảng bá hơn nữa vẻ đẹp tự nhiên, nên thơ của Phong Nha để động Phong Nha trường tồn cùng năm tháng!

Tác giả: @baochau1112
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương.

BÀI LÀM
Việt Nam tự hào là một vùng đất giàu có, sở hữu nhiều mỹ cảnh cùng tài nguyên thiên nhiên phong phú. Nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng này, nước ta đã không ngừng đẩy mạnh ngành du lịch, thu hút hàng trăm triệu du khách mỗi năm, đóng góp to lớn vào GDP cả nước. Nhắc đến danh lam thắng cảnh thì không thể không nhắc đến vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long là một trong những di sản thiên nhiên thuộc 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới được UNESCO công nhận.

Nằm trên địa phận tỉnh Quảng Ninh trực thuộc vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long là bờ vịnh bao gồm nhiều đảo cùng hang động tự nhiên do một tay tạo hóa bồi đắp nên. Du khách đến tham quan Hạ Long không thể không choáng ngợp, bàng hoàng, kinh ngạc và trầm trồ trước quàng thể non xanh nước biếc, kì vĩ mà diễm lệ nơi đây.

Vịnh được bao bọc bởi đá, nước và bầu trời. Những đảo đá lớn nhỏ của Hạ Long muôn hình vạn trạng, kết hợp với dòng nước biếc uốn lượn cùng bầu trời xanh đám mây trắng làm du khách thao thức không thôi. Ngoài ra, vịnh còn có hang Đầu Gỗ với những khối nhũ đá lấp lánh dưới ánh đèn, động Thiên Cung với vẻ đẹp huyền diệu của thiên đường dưới lòng đất được cấu từ thạch nhũ. Hay hang Bồ Câu với tổ hợp các khối nhũ đá tuyệt đẹp trên vách tường, trần hang tạo thành hình mái vòm cực kỳ tinh xảo, toát lên vẻ uyển chuyển, thanh thoát. Và cùng rất nhiều hang, động kỳ vĩ, mang những nét đẹp rất riêng của vịnh.

Bên cạnh cảnh đá, núi, sông nước ở vịnh, nơi đây còn được bao bọc bởi màu xanh sức sống của các loài động thực vật quý hiếm. Thảm thực vật ở Hạ Long được chia làm ba khu chính: thảm thực vật ngập mặn, thảm cây bụi trên sườn và vách đá ở các đảo, thảm thực vật ở trong các thung lũng núi đá. Đầu tiên là thảm thực vật ngập mặn. Nơi đây, Sú chiếm ưu thế sau đó mới đến các loài khác như Vẹt dù, Vẹt đĩa, Đước vòi, Mắm, Bần chua, Cóc trắng… Ngoài ra tại các khu vực bị ngập lúc triều lên còn gặp một số loài như Hếp, Tra bồ đề, Tra làm chiếu, Cui… Tiếp đến là thảm cây bụi tại sườn Đông thường tốt hơn ở sườn Tây, chủ yếu là trảng cây bụi thấp hoặc gỗ nhỏ có chiều cao không lớn. Thực vật phổ biến ở đây là các loài Huyết giác, Mang, Trôm, Ngũ gia bì Hạ Long, Tuế Hạ Long, Móng bò thơm, Cọ Hạ Long, Lan hài vệ nữ hoa vàng… Và cuối cùng là thảm thực vật ở trong các thung lũng núi đá. Tại thung lũng ở các đảo như Bồ Hòn, Lờm Bò, Tùng Lâm, Chân Voi, Cát Lán… này thì dựa vào nền đá vôi có tầng đất mùn tương đối dày, các cá thể phát triển thuận lợi, tươi tốt, cá biệt có những cá thể đạt chiều cao tới 15-20m, đường kính 50-60m. Tại đây còn gặp một số loài gỗ quý như Táu, Sến, Mang cụt), Chè đắng,…

Quyến rũ bởi tự nhiên, hấp dẫn bởi sự hiếu khách của con người nơi đây, vịnh Hạ Long được biết đến là xứ sở của nắng và gió, của sự cần cù, chăm bẵm của dân bản xứ. Bản thân Hạ Long là chất thơ, là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca Việt Nam, là dam lam thắng cảnh mà mỗi một người dân Việt Nam đều tự hào về nó. Chính vì vậy, hãy chung tay giữ gìn và bảo tồn môi trường thiên nhiên tươi đẹp ở Hạ Long nhé!

Tác giả: @baochau1112
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương.

BÀI LÀM
Bạn muốn đi du lịch? Bạn muốn tham quan các kỳ quan thế giới? Và khi nhắc đến danh lam thắng cảnh, bạn cho rằng thắng cảnh do thiên nhiên tạo dựng nên? Hãy nhớ rằng trên thế giới này có rất nhiều kỳ quan vĩ đại do chính tay con người xây dựng nên. Chẳng hạn như Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, pháo đài Machu Picchu ở Peru, đấu trường La Mã của Ý,… Và tại Việt Nam, Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những danh lam thắng cảnh độc đáo, trường tồn sau nhiều thế hệ.

Tọa lạc ở giữa lòng thủ đô Hà Nội, văn miếu Quốc Tử Giám được xem là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Nơi đây là nơi tập hợp của các anh tài cả nước, là nơi bồi dưỡng các thế hệ trụ cột nước nhà. Và cho đến hiện nay, văn miếu là điểm đến của các du khách trong và ngoài nước bởi lối kiến trúc độc đáo cùng nét đẹp cổ kính của mình sau những thăng trầm của lịch sử.

Văn miếu Quốc Tử Giám được cấu thành bởi văn miếu thờ bậc đại hiền sĩ Khổng Tử và các bậc hiền triết cùng tư nghiệp Quốc Tử Giám – thầy Chu Văn An – người thầy đầu tiên của ngôi trường. Lúc sơ khai, văn miếu là nơi học tập của các hoàng tử. Sau nhiều thời đại đổi thay thì nó được mở rộng ra để tài bồi những người tài trong cả nước.

Với lối kiến trúc được xây dựng vào năm 1070 dưới đời vua Lý Thánh Tông. Do vậy, đây là một lối kiến trúc cổ xưa, lẳng lặng dõi theo bước ngoặt của lịch sử, là nhân chứng sống của thời đại sau những biến động của thời cuộc. Cổng chính văn miếu là dòng “Văn Miếu Môn”. Ở ngoài cổng có đôi rồng đá thời Lê còn ở bên trong là rồng đá đời Nguyễn. Tiến sâu vào bên trong là Khuê Văn Các. Nơi đây đã từng là nơi tổ chức bàn luận, đối đáp các bài thơ văn hay của các sĩ tử hoàng tộc, quý tộc thời xưa. Cuối cùng là Đại Thành Môn. Trung tâm của nơi đây là giếng Thiên Quang. Giếng hình vuông, quanh bờ đều xây hàng lan can tới độ ngang lưng. Người xưa còn có quan niệm giếng hình vuông tượng trưng cho đất, cửa tròn gác Khuê Văn tượng trưng cho trời. Tinh hoa của cả trời cả đất đều được tập trung ở trung tâm văn hóa giáo dục như uy nghiêm của đế đô thời bấy giờ. Bao quanh là các bia tiến sĩ có khắc tên, quê quán, chức danh của họ. Bia tiến sĩ được xem như là nét đặc sắc nhất trong văn miếu Quốc Tử Giám hiện nay.

Cảnh đời đổi dời nhưng văn miếu Quốc Tử Giám vẫn sừng sững giữa lòng thủ đô cũng như trong lòng người dân Việt Nam. Nơi đây không chỉ là điểm du lịch mà còn là cội nguồn của truyền thống hiếu học, là biểu tượng của thủ đô nghìn văn hiến rực rỡ và hào hùng.

Tác giả: @baochau1112
 
Top Bottom