Văn mẫu 8 [Bài văn] Kỉ niệm nhớ mãi về thầy cô

moctieududu

Học sinh
Thành viên
14 Tháng mười 2021
125
153
36
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trời vào thu nắng vàng như mật .Nắng vàng trải khắp đường, cái màu nắng ấy như muốn tản ra khắp phố phường đem theo cái bị ngọt ngào ,ấm áp đến kì lạ. Nắng cứ thế len lỏi qua từng kẽ lá cùng những "khúc" gió mùa thu như "ru" vào cảnh vật những bản tình ca thắm đượm tình người. Giữa cái nắng, cái gió là nền trời xanh thăm thẳm, mọi thứ cứ như thật chậm lại. Mùa thu đến thật rồi, ấy nhưng chẳng ai biết mùa hạ rời đi tự lúc nào. Phải chẳng là khi những cơn mưa thưa dần, nắng vàng óng nhưng đã thôi gay gắt. Có thể, đó là khi trên vòm cây, tiếng ve chẳng còn râm ran, lũ trẻ đến trường sau kỳ nghỉ hè dài đằng đẵng và háo hức về đêm rằm tháng 8. Hay, tất cả chỉ đơn giản như cố nhà thơ Trần Hòa Bình đã từng viết: "Thêm một chiếc lá rụng, thế là thành mùa thu". Với tôi, mùa Thu là mùa gây nhớ thương, để lại trong tôi quá nhiều nhung nhớ của một thời đã xa, đã qua và bây giờ chỉ còn là những kỉ niệm đẹp thật đẹp- kỉ niệm về một thời áo trắng đến trường, về một tuổi học trò thật ngây ngô, hồn nhiên. Tôi viết ra những dòng này là khi tôi đã lớn, đã trưởng thành từ chính “người mẹ thứ hai” của mình – cô Trần Thị Lan Anh.
Trên sóng nước thời gian ấy, thân phận con người ta cũng mong manh và vô thường đến lạ kì. Ai rồi cũng như những đoá hoa trôi theo dòng nước trở về biển quên lãng, với tịch liêu cô quạnh. Có lẽ vì thế nên giá trị của một kiếp phù dung chưa bao giờ được đo bằng lượng đời, của cải hay vinh hiển mà thay vào đó, bằng hương sắc và sức lan toả. Thân xác ta sau tất cả sẽ hoá thành cát bụi, cái quan trọng là ta đã sống như thế nào. Sống thế nào để cuộc đời toả hương, sống thế nào để phù dung nhỏ bé cũng có thể rộ nở thành một đoá hoa đẹp tuyệt giữa chốn “hồng trần” này. Những câu hỏi đó, cô tôi đã trả lời cho tôi, thấu suốt mấy chục năm qua. Không khoa trương cầu kì, bản thân cuộc đời cô của tôi đã hàm ẩn câu trả lời rồi đó, một cuộc đời đầy ắp yêu thương và thanh nhẹ như mây gió. Một đời người rất đẹp.

Đó là năm cuối cấp ba, khi tôi vừa chuẩn bị ra trường thì cô bắt đầu dạy chúng tôi năm cuối cùng môn Văn. Vốn sinh ra ở một vùng quê nghèo, cái nhìn của tôi cũng có phần bó hẹp với những quan niệm thật cổ hủ “Học thì học mà không học thì về lấy chồng” . Năm cuối, chẳng phải riêng tôi mà ai cũng băn khoăn, lo lắng, chênh vênh ngay trong chính cuộc đời mình, đó là việc chọn cho mình hướng đi, chọn ngã rẽ hợp lí nhất cho bản thân lẫn điều kiện hoàn cảnh gia đình. Khi ây tôi gặp cô, cô đã giúp tôi, à nói đúng hơn thì cô chính là người “kéo” tôi dậy, chiếu những tia sáng dịu dàng, đủ để xua tan đi bóng đêm của những bế tắc, băn khoăn trước quyết định nghỉ học của mình. Nếu không có cô của ngày ấy, đã chẳng thể có tôi của ngày hôm nay rồi! May mắn biết bao nhiêu...

Kể từ khi gặp cô ,ấn tượng đầu tiên của tôi về cô là nụ cười. Cô luôn toả nụ cười rạng rỡ trên môi. Hơn hết, cô ,chính cô là người đã truyền lửa, truyền cảm hứng cho tôi đến với văn chương và niềm đam mê cháy bỏng với nó. Trong tâm trí tôi luôn nhớ ngày hôm ấy, cô dạy chúng tôi tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. Nếu như cậu bé trong câu chuyện bắt đầu quãng đường học tập của mình bằng bài viết tập “ Tôi đi học” thì tôi lại bắt đầu gắn bó với một Ngữ Văn từ buổi học hôm ấy. Tôi đã mạnh dạn giơ tay một lần trả lời câu hỏi của cô và đó là một câu trả lời chính xác, tôi cảm thấy thật tự tin và rất hứng thú với bài học này. Cô đã đánh thức niềm say mê văn học trong con người tôi, lần đầu tiên tôi biết thế nào là cảm nhận văn học, biết tưởng tượng trong đầu một hình ảnh được gợi lên từ những con chữ, câu văn của tác giả.
Cô giáo của tôi nhỏ nhắn thôi, nhưng người phụ nữ ấy lại tràn đầy năng lượng, tràn đầy nhiệt huyết , tận tình và tâm huyết với nghề. Tôi không biết với các bạn thì sao, nhưng với tôi, cô là người tuyệt vời nhất. Những bài giảng của cô đúng thực như lũ bạn tôi từng nói :”Nghe cô nói như ru ngủ”. Giọng nói truyền cảm, dễ vào lòng người . Bài học cô dạy chúng tôi luôn xen lẫn giữa “Văn học” và “Cuộc sống”, những câu chuyện được cô kể nhằm cho chúng tôi dễ tưởng tượng, hiểu bài nhanh hơn. Những bài giảng cô phân tích về nhân vật thực sự khiến tôi như muốn hoà chung vào thời đại ấy, muốn được sống dậy với những nhân vật . Bài giảng của cô lúc nào cũng hấp dẫn bởi tôi cảm nhận được rằng, đó đều bắt nguồn từ tình yêu thương học trò, là sự tận tâm, tình yêu nghề của cô. Tôi biết để có thể lên lớp dạy chúng tôi những bài học như thế, chắc chắn cô phải vất vả ,miệt mài bên trang giáo án.
Tôi nhớ và sẽ mãi khắc ghi những bài học cô dạy ,đó không đơn thuần là kiến thức rộng sâu mà học sinh luôn cần cô dẫn lối soi đường, đó còn là những bài học làm người sâu sắc,chan chứa nghĩa tình, đầy dịu dàng,đằm thắm và tha thiết .Tình cô trò giữa tôi và cô được bồi đắp không chỉ bằng những trang văn,thơ hay những dòng cảm xúc bất tận mà còn là những thời gian và cơ hội con được học tập,tiếp xúc bên cô. Tôi cảm nhận được cô không chỉ là cô giáo mà còn là “mẹ hiền”, luôn dành hết tình thương, sự quan tâm, giúp đỡ và dạy bảo tận tình,chu đáo cho tôi cùng các bạn khác Từng lời dạy bảo của cô tôi đều trân trọng vì tôi biết chúng là rất đáng quý và vô giá! Văn chương bồi dưỡng tâm hồn,tôi xúc động khi nghe cô kể về một số phận bất hạnh, hồi hộp chờ đợi những tình tiết tiếp theo của một câu chuyện mới qua lời cô, biết lắng mình trong những vần thơ, biết yêu thương, kính trọng cha mẹ nhiều hơn và biết suy nghĩ sâu sắc khi bắt gặp một hoàn cảnh nào đó trong cuộc sống hàng ngày… Đặc biệt cô giúp tôi hiểu được thế nào là “Văn học” và “Nhân học”! Tất cả những điều đó trước đây em chưa hề có hay nếu có cũng chỉ là thoảng qua!...
Tôi chẳng “say” bầu trời xanh ngắt hay những đám mây trắng bồng bềnh, cũng chẳng “say” nắng sớm chan hoà ấm áp, hay những giọt sương sớm long lanh đọng trên lá mà tôi “say” giọng cô, “say” dáng hình cô thướt tha trong tà áo dài khi cô đứng trước toàn trường đọc “Thư của chủ tịch nước chúc mừng học sinh toàn quốc nhân ngày khai trường”. Khi ấy cô giáo tôi thật đẹp!

Vậy đấy, tôi coi cô như người mẹ thứ hai của mình và tôi biết cô luôn muốn tốt cho chúng nó. Dù có những lúc cô nghiêm khắc trách phạt các bạn trong lớp hay chính nó thì nó vẫn luôn lắng nghe và sửa đổi theo cách của riêng mình. Nghĩ lại, tôi thấy thật có lỗi vì đã nhiều lần nghịch ngợm và làm cô phiền lòng. Những gì cô dành cho chúng tôi dù có phần nghiêm khắc những cũng là để tốt cho chúng tôi, cô dạy chi tiết,tỉ mỉ, cẩn thận “quá” cũng chỉ là để tốt cho chúng tôi. Nhưng “những tâm hồn non nớt” ấy là chẳng hiểu, khiến cô buồn nhiều. Hôm ấy tôi thấy cô buồn, chưa bao giờ tôi thấy cô buồn đến vậy .Nước mắt cô rưng rưng như chỉ trực trào ra, lần đầu tiên tôi thấy cô như vậy. Phải chăng sương đêm lạnh giá kia lại bắt đầu giăng xuống trên con đò nhỏ cô hằng chèo lái thì tôi mới có thể cảm nhận hết nỗi lo âu, phiền muộn trên đôi mắt cô rõ đến vậy? Lúc nào cũng thế, trong đáy mắt cô luôn mang theo cả một bầu trời trĩu nặng tâm sự mà tôi chẳng bao giờ hiểu hết nổi. Nhưng tôi vẫn thích ngụp lặn trong bầu trời ấy, bởi tôi hằng tin cứ mỗi lần lặn sâu hơn, tôi lại tìm thấy nét gì đó mới ở cô. Những nét độc nhất tách bạch cô với mọi nhà giáo khác.Cô tôi…như một thi sĩ, một ca sĩ , một nhà chuyên gia tâm lí học, một nhà triết gia, hơn hết cô còn là một người bạn đồng hành cùng chúng tôi đi hết quãng thời gian khốc liệt mà hạnh phúc của năm tháng tuổi trẻ.
Hàng đêm tôi vẫn luôn suy nghĩ về lời cô dạy trên lớp ngày ấy, những lời mà tôi luôn khắc ghi đến bây giờ và giảng lại cho chính học trò của mình nghe. Tôi biết ơn cô nhiều lắm, người đã mở ra cho nó một con đường mới .”Thầy cô”, hai tiếng giản dị thôi mà sao chúng tôi cảm thấy cao quý và thiêng liêng đến vậy. Thầy cô không chỉ truyền đạt những tri thức, giúp chúng tôi bước lên cao hơn so với nấc thang kiến thức của mình mà còn dạy cho chúng tôi đạo lí làm người. Người ta vẫn thường nói thầy cô chính là người cha người mẹ thứ hai luôn yêu thương và chở che cho học sinh của mình. Thật vậy! “Nếu người kĩ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mình mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành lớn lên” (GôlôBôLin). Cô là vậy, luôn dốc hết lòng vì học sinh thân yêu và vì tình yêu với nghề giáo thiêng liêng, cao quý này.

Những tình cảm ấy của cô xứng đáng được nhận lại sự kính trọng của bao thế hệ học trò chúng tôi. Tháng mười một năm ấy bắt đầu bằng hơi thở phì phà của những ngày cuối thu lặng mình bên hàng cây lưu luyến. Cái rét vẫn chưa thành hình như mưa gió vào mùa mà chỉ đơn sơ như khúc nhạc Trịnh Công Sơn - nhẹ nhàng mà ngập đầy mây khói. Mùa này là mùa thay lá, mùa của những cơn mưa, mùa của cái lạnh kéo theo sự cô đơn, hoài niệm và mùa này là mùa để biết bao thế hệ học trò tri ân thầy cô-những người lái đò thầm lặng đưa ta đến bến bờ của tương lai. Sẽ chẳng còn gì ý nghĩa hơn khi 20/11 này được chia sẻ tình cảm chân thành với thầy cô ta luôn kính trọng. Tôi đã dành cho cô sự bất ngờ, vốn chẳng khéo léo gì, nhưng tôi vẫn muốn thử làm điều gì đó tặng cô. Tôi xách xe đạp ra ngõ rồi đi thẳng xuống cuối làng khi trời chiều đang dẫn buông xuống. Tôi dừng lại ở cửa hàng nhỏ và chọn mua những tờ giấy sắc màu và một số vật dụng cần thiết cho món quà mà tôi ấp ủ dành tặng cô. Một ngày, hai ngày, ba ngày rồi đến cuối tuần, tôi cũng hoàn thành. Đó là bó hoa hồng tôi gấp bằng giấy tặng cô, bằng tất cả tình yêu thương, lòng biết ơn vô bờ mà tôi cất giấu trong lòng .
Năm tháng vẫn trôi, những chuyến đò cô không lái nữa, nhưng thể hệ học trò của cô lại là người nối tiếp, cần mẫn chở khách sang sông, nhưng có lẽ chẳng mấy ai đã từng ngồi trên chuyến đò cô chở lại không quay lại với hai chứ “biết ơn”. Cô đã dìu dắt bao thế hệ học trò tung cánh bay trên các phương trời xa, sải cánh bay khắp bốn phương trời còn cô vẫn luôn đứng đấy, dõi theo bước chân từng đứa trò nhỏ của cô ngày nào. Có lẽ với những ai đã từng là học trò của cô đều hiểu- ngôi nhà nhỏ của thầy cô chính là nơi trở về an toàn giữa dòng đời đầy bão tố. Biết bao lần gặp phải khó khăn và muốn từ bỏ thì sự yêu thương và tin tưởng của cô chính là động lực vực tôi đứng dậy và tiếp thêm niềm tin để tôi bước tiếp với nghề của mình. Cô giáo tôi là tấm gương nhà giáo mẫu mực mà tôi sẽ luôn noi theo trong suốt những năm giảng dạy của mình.
 
Top Bottom