- 6 Tháng bảy 2015
- 6,549
- 13,985
- 1,304
- Quảng Nam
- Vi vu tứ phương


Đề bài: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh tại quê hương em.
Đô thị cổ Hội An tọa lạc hạ lưu sông Thu Bồn, giáp thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về hướng Nam. Đây là một vị trí lý tưởng sau những giờ làm việc căng thẳng ở đô thị thì có thể chạy xe, thả lỏng về Hội An. Nhưng Hội An đặc biệt không đơn thuần bởi vị trí địa lý thuận lợi mà còn bởi vì quá trình hình thành và phát triển của Hội An được lưu giữ nguyên vẹn trong hàng thế kỷ qua. Từ những năm của thế kỷ XVII và XVIII thì Phố cổ Hội An là một trong những thương cảng quốc tế, là trung tâm trao đổi, mua bán sầm uất nhất cả nước sau Thăng Long. Nơi đây là nơi mậu dịch thông thương cảng biển tự do của các thương lái Trung Quốc, Nhật Bản và thậm chí là vùng đất đầu tiên tiếp xúc với các nước phương Tây. Thậm chí là trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống lại thực dân Pháp cùng đế quốc Mỹ, cuộc cách mạng đô thị hóa trong những năm của thế kỷ XX thì nơi đây vẫn bảo lưu được khối kiến trúc cổ, vẹn nguyên nét đẹp văn hóa của đất nước nhưng đồng thời lại hòa nhập nhuần nhuyễn với bạn bè quốc tế.
Đô thị cổ Hội An sở hữu một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, cổ xưa, di tích khảo cổ được bảo tồn từ các niên đại xa xăm, danh lam thắng cảnh cùng những di sản văn hóa phi vật thể như các lễ hội cổ truyền như tiết thanh minh, lễ Vu Lan, lễ Phật Đản,… hay các hoạt động nghệ thuật trình diễn dân gian như biểu diễn du hồ, múa Thiên Cẩu, hát Bả Trạo,… Đặc biệt nhất là các làng nghề truyền thống với tất tần tật các nghề thủ công như nghề tre dừa Cẩm Thanh, nghề mành, nghề lưới Cù Lao Chàm, nghề khai thác yến sào Thanh Châu, nghề mộc Kim Bồng,… Ngoài ra còn phải kể đến không gian độc đáo của khu phố cổ. Bước vào đô thị cổ Hội An, chúng ta như tách biệt với thế giới vội vã bên ngoài, cách xa với tiếng ồn ào, đông đúc, tấp nập của nhà máy, xí nghiệp mà đắm mình trong thời khắc tĩnh lặng và yên ả. Ngắm nhìn những ngôi nhà rêu phong cổ kính, ngắm nhìn những chiếc đèn hoa đăng trên cây cao, ngắm mình những bà mẹ với những gánh gồng dân dã.
Mà nhắc đến gánh gồng dân dã thì phải nhắc đến nền ẩm thực độc đáo mang điệu hồn của mảnh đất này. Đầu tiên phải nói đến cao lầu. Cao lầu là món ăn được chế biến khá công phu. Trước hết là khâu làm thịt xá xíu. Miếng thịt heo được để nguyên miếng to, tẩm ướp mắm muối, ngũ vị hương cho thấm đều rồi rim nhỏ lửa. Ngay khi thịt chín tới thì vớt ra, cho thêm cà chua, hành tây, dầu rồi đun lên để làm nước sốt. Tiếp đến là sợi cao lầu được cắt thành đoạn ngắn, chiên giòn làm “tép” rồi rang vàng cùng đậu phộng rồi phủ “tép” đó lên bát cao lầu. Cao lầu là món trộn hỗn hợp không có nước dùng. Bởi vậy nên sẽ có hai, ba thìa nước sốt trên để giữ trọn hương vị béo ngậy, đậm đà trên từng lần nhấm nháp. Đồng hành cùng cao lầu chính là tiền bối mì Quảng. Chẳng ai biết rõ món mì là ai sáng tạo nên, chỉ biết mì Quảng xuất phát từ vùng đất Quảng địa linh nhân kiệt. Mì Quảng hiện có mặt ở mọi miền đất nước, cả trong những quán ăn hè phố hay trong những nhà hàng sang trọng. Nhưng mì Quảng chỉ trọn vị nhất khi do chính đầu bếp đất Quảng làm nên. Từng sợi từng sợi mì phải được lựa chọn chỉn chu, kỹ lưỡng. Nước lèo có màu vàng nâu óng ánh mỡ quyện cùng tôm thịt, trứng cút lại thêm độ mặn ngọt, cay cay của ớt đỏ từng chút từng chút thấm vào trong linh hồn người thưởng thức. Chỉ một lần dùng thử là cả đời nhớ thương. Ngoài ra, Hội An còn có bánh bèo, bánh xèo, hoàng thánh, tào phớ,… ở dọc các đường phố, ở trong những gánh gồng của các mẹ các chị khắp mọi nẻo đường Hội An.
Ngoài ra, Hội An thường tổ chức rất nhiều lễ hội cùng những trò chơi dân gian thú vị. Chẳng hạn như trong hội đêm rằm, tiếng trống giục lân, tiếng la hò í ới, anh lưng trần quay lửa rộn ràng khắp chốn đô thị. Hay phổ biến nhất hội hoa đăng với hàng trăm, hàng nghìn chiếc đèn hoa đăng lung linh, huyền ảo cùng thả trôi trên sông Hoài mang theo lời nguyện ước về những điều tốt đẹp nhất đến với bản thân cùng người được chúc phúc. Bên cạnh đó còn các trò múa rối nước, thư pháp, câu đố,… được tổ chức hàng tuần, hàng tháng khiến du khách tha hồ tận hưởng.
Cùng với những giá trị văn lịch sử, văn hóa đồ sộ, đô thị cổ Hội An luôn là điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch từ trong và ngoài nước mỗi năm. Mang trên mình nét đẹp cổ kính cùng những bài thơ ca, hội họa về cảnh sắc, về con người nơi đây khiến Hội An luôn là niềm tự hào không chỉ của dân đất Quảng mà còn là của cả dân tộc Việt Nam.
BÀI LÀM
“Hội An đất hẹp người đông
Nhân tình thuần hậu lá bông đủ màu
Dạo từ sông trước, xóm sau
Dưới thì Âm Bổn, chùa Cầu ở trên”
Quê tôi phố cổ Hội An cũng là một trong những di sản văn hóa thế giới được công nhận nói chung và là niềm tự hào về quê hương của mỗi người con đất Quảng xa hương nói riêng. Đất Quảng – mảnh đất đầy nắng và gió, mảnh đất với những con người dầm mưa dãi nắng, chịu thương chịu khó, mảnh đất với những truyền thống, lễ hội rất riêng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham quan.“Hội An đất hẹp người đông
Nhân tình thuần hậu lá bông đủ màu
Dạo từ sông trước, xóm sau
Dưới thì Âm Bổn, chùa Cầu ở trên”
Đô thị cổ Hội An tọa lạc hạ lưu sông Thu Bồn, giáp thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về hướng Nam. Đây là một vị trí lý tưởng sau những giờ làm việc căng thẳng ở đô thị thì có thể chạy xe, thả lỏng về Hội An. Nhưng Hội An đặc biệt không đơn thuần bởi vị trí địa lý thuận lợi mà còn bởi vì quá trình hình thành và phát triển của Hội An được lưu giữ nguyên vẹn trong hàng thế kỷ qua. Từ những năm của thế kỷ XVII và XVIII thì Phố cổ Hội An là một trong những thương cảng quốc tế, là trung tâm trao đổi, mua bán sầm uất nhất cả nước sau Thăng Long. Nơi đây là nơi mậu dịch thông thương cảng biển tự do của các thương lái Trung Quốc, Nhật Bản và thậm chí là vùng đất đầu tiên tiếp xúc với các nước phương Tây. Thậm chí là trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống lại thực dân Pháp cùng đế quốc Mỹ, cuộc cách mạng đô thị hóa trong những năm của thế kỷ XX thì nơi đây vẫn bảo lưu được khối kiến trúc cổ, vẹn nguyên nét đẹp văn hóa của đất nước nhưng đồng thời lại hòa nhập nhuần nhuyễn với bạn bè quốc tế.
Đô thị cổ Hội An sở hữu một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, cổ xưa, di tích khảo cổ được bảo tồn từ các niên đại xa xăm, danh lam thắng cảnh cùng những di sản văn hóa phi vật thể như các lễ hội cổ truyền như tiết thanh minh, lễ Vu Lan, lễ Phật Đản,… hay các hoạt động nghệ thuật trình diễn dân gian như biểu diễn du hồ, múa Thiên Cẩu, hát Bả Trạo,… Đặc biệt nhất là các làng nghề truyền thống với tất tần tật các nghề thủ công như nghề tre dừa Cẩm Thanh, nghề mành, nghề lưới Cù Lao Chàm, nghề khai thác yến sào Thanh Châu, nghề mộc Kim Bồng,… Ngoài ra còn phải kể đến không gian độc đáo của khu phố cổ. Bước vào đô thị cổ Hội An, chúng ta như tách biệt với thế giới vội vã bên ngoài, cách xa với tiếng ồn ào, đông đúc, tấp nập của nhà máy, xí nghiệp mà đắm mình trong thời khắc tĩnh lặng và yên ả. Ngắm nhìn những ngôi nhà rêu phong cổ kính, ngắm nhìn những chiếc đèn hoa đăng trên cây cao, ngắm mình những bà mẹ với những gánh gồng dân dã.
Mà nhắc đến gánh gồng dân dã thì phải nhắc đến nền ẩm thực độc đáo mang điệu hồn của mảnh đất này. Đầu tiên phải nói đến cao lầu. Cao lầu là món ăn được chế biến khá công phu. Trước hết là khâu làm thịt xá xíu. Miếng thịt heo được để nguyên miếng to, tẩm ướp mắm muối, ngũ vị hương cho thấm đều rồi rim nhỏ lửa. Ngay khi thịt chín tới thì vớt ra, cho thêm cà chua, hành tây, dầu rồi đun lên để làm nước sốt. Tiếp đến là sợi cao lầu được cắt thành đoạn ngắn, chiên giòn làm “tép” rồi rang vàng cùng đậu phộng rồi phủ “tép” đó lên bát cao lầu. Cao lầu là món trộn hỗn hợp không có nước dùng. Bởi vậy nên sẽ có hai, ba thìa nước sốt trên để giữ trọn hương vị béo ngậy, đậm đà trên từng lần nhấm nháp. Đồng hành cùng cao lầu chính là tiền bối mì Quảng. Chẳng ai biết rõ món mì là ai sáng tạo nên, chỉ biết mì Quảng xuất phát từ vùng đất Quảng địa linh nhân kiệt. Mì Quảng hiện có mặt ở mọi miền đất nước, cả trong những quán ăn hè phố hay trong những nhà hàng sang trọng. Nhưng mì Quảng chỉ trọn vị nhất khi do chính đầu bếp đất Quảng làm nên. Từng sợi từng sợi mì phải được lựa chọn chỉn chu, kỹ lưỡng. Nước lèo có màu vàng nâu óng ánh mỡ quyện cùng tôm thịt, trứng cút lại thêm độ mặn ngọt, cay cay của ớt đỏ từng chút từng chút thấm vào trong linh hồn người thưởng thức. Chỉ một lần dùng thử là cả đời nhớ thương. Ngoài ra, Hội An còn có bánh bèo, bánh xèo, hoàng thánh, tào phớ,… ở dọc các đường phố, ở trong những gánh gồng của các mẹ các chị khắp mọi nẻo đường Hội An.
Ngoài ra, Hội An thường tổ chức rất nhiều lễ hội cùng những trò chơi dân gian thú vị. Chẳng hạn như trong hội đêm rằm, tiếng trống giục lân, tiếng la hò í ới, anh lưng trần quay lửa rộn ràng khắp chốn đô thị. Hay phổ biến nhất hội hoa đăng với hàng trăm, hàng nghìn chiếc đèn hoa đăng lung linh, huyền ảo cùng thả trôi trên sông Hoài mang theo lời nguyện ước về những điều tốt đẹp nhất đến với bản thân cùng người được chúc phúc. Bên cạnh đó còn các trò múa rối nước, thư pháp, câu đố,… được tổ chức hàng tuần, hàng tháng khiến du khách tha hồ tận hưởng.
Cùng với những giá trị văn lịch sử, văn hóa đồ sộ, đô thị cổ Hội An luôn là điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch từ trong và ngoài nước mỗi năm. Mang trên mình nét đẹp cổ kính cùng những bài thơ ca, hội họa về cảnh sắc, về con người nơi đây khiến Hội An luôn là niềm tự hào không chỉ của dân đất Quảng mà còn là của cả dân tộc Việt Nam.
Tác giả: @baochau1112