Văn mẫu 7 [Bài văn] Bàn về Mùa xuân là Tết trồng cây

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Bác Hồ muốn khuyên chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?

BÀI LÀM
Một năm bốn mùa luân phiên chuyển đổi. Trong đó, mùa xuân là mùa đẹp nhất, là mùa mà hoa cỏ đua nhau khoe thắm, là mùa chim ca ríu rít, cánh én lượn lờ giữa không trung. Và khi nhắc đến mùa xuân thì vẫn thường hay nghe về lời khuyên dịp xuân của Bác:
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”​
Trong dịp kỷ năm mùa xuân thứ 30 của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào “Tết trồng cây” như một thông điệp đầu năm với những mong ước tốt đẹp nhất, tô thắm thêm vẻ đẹp của đất nước dịp Tết đến xuân về. Và cũng từ thời điểm ấy, phong trào “Tết trồng cây” như một truyền thống văn hóa của người dân Việt. Từ các nhà lãnh đạo cấp trong chính phủ đến những cô cậu học trò nhỏ tại các trường tiểu hoa cùng nhau trồng cây mỗi dịp Tết đến xuân về.

Mùa xuân – mùa của sự khởi đầu, mùa của hy vọng, mùa ươm mầm cho những hạt giống khỏe mạnh, mùa của những đóa hoa rực rỡ vươn mình khỏi cái vỏ bọc thân trong cái rét của đêm đông lạnh giá, mùa của những chồi non xanh biếc hé nụ trên khắp mọi miền đất nước. Mùa xuân mà Bác nhắc đến trong câu thơ đầu chính là như thế. Là mùa xuân mà dành của thiên nhiên, của đất trời, là mùa xuân theo quy luật vĩnh hằng của tạo hóa. Và đến mùa xuân thứ hai trong câu thơ thì đó không chỉ là mùa xuân trong cảm nhận của con người, mùa xuân theo quy luật của tạo hóa mà là mùa xuân của đất nước, một mùa đất nước tràn ngập sức sống xuân xanh. Mùa xuân tràn trề sức sống khắp chốn, mùa mà những mầm cây được ươm trồng, một mùa hứa hẹn cho đất nước ngày càng trong xanh hơn, phồn vinh hơn. Vâng theo lời Bác dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, các trường học lớn nhỏ từ nông thôn đến thành thị đều tổ chức phong trào “Trồng cây ngày Tết” như một thông tục hàng năm, cầu chúc cho vạn sự phước lành, cầu chúc cho đất nước càng ngày càng “xuân”.

Cây xanh là lá phổi của tự nhiên, là nơi thanh lọc không khí dơ bẩn, cung cấp cho chúng ta bầu không khí trong lành, tươi mát. Bên cạnh đó, cây xanh còn gửi tặng lại chúng ta bóng mát, che chở ta trên mọi nẻo đường, giúp ta cảm nhận được sự yên bình, thanh tĩnh trong tâm hồn. Và đối với vạn vật xung quanh thì cây xanh là bến đỗ cho những loài chim, là nơi mà chim lành lựa chọn xây tổ. Ngoài ra, cây xanh còn là nguồn tài nguyên phong phú, giá trị kinh tế khi đưa vào trong ngành công nghiệp, sản xuất ra những sản phẩm tiện ích, có lợi cho môi trường. Đặc biệt, cây xanh giúp chống lại bão lũ, bảo vệ đất đai tránh xói mòn, sạt lở. Bởi lẽ đó nên cây xanh đóng vai trò quan trọng thiết yếu trong cuộc sống bình an, phồn vinh, thịnh vượng trong xã hội văn minh hiện đại. Chính vì vậy, trồng cây gây rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng tất yếu của toàn Đảng toàn dân, gieo trồng, bảo vệ cây xanh là cách để bảo vệ sự sống của chính chúng ta.

Vâng theo lời Bác, noi theo chân Bác, nhân dân Việt Nam đời đời ghi nhớ công ơn của Người. Cùng nhau trồng cây, tự giác chấp hành những quy định của nhà nước và nhân rộng ra cả cộng đồng vì thế hệ tương lai tươi sáng, vì đất nước phồn thịnh, vì cuộc sống hòa mình với thiên nhiên trong sạch, tươi mát.

Tác giả: @baochau1112
 
  • Like
Reactions: wyn.mai

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Bác Hồ muốn khuyên chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?

BÀI LÀM
Năm 1960, nhân dịp mùa xuân thứ 30 của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào Tết trồng cây:
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”​
Mùa xuân luôn là đề tài nóng hổi của thi ca Việt Nam. Bởi nó là mùa của sự khởi đầu, mùa mà muôn hoa khoe sắc, chim ca ríu rít, một mùa ấm áp nhất trong một năm. Mùa xuân là Bác nhắc trong câu thơ đây là mùa xuân của đất nước, mùa xuân theo quy luật biến biến mà tạo hóa đã thiết lập, là mùa của sự tốt đẹp nhất, là mùa thích hợp nhất để ươm mầm cây xanh. Hơn thế, mùa xuân tựa như ngày tết vậy, mọi người nô nức làm việc, nô nức trồng cây gây rừng vì một tương lai tốt đẹp hơn. Không khí vui tươi, hớn hở ấy như dịp Tết cổ truyền, như lễ hội đón xuân đầu năm của dân tộc vậy.

Đến với mùa xuân trong câu thơ thứ hai thì mùa xuân ấy không còn là mùa xuân của đất trời, của tự nhiên, của màu xanh mơn mởn của cỏ cây, hoa lá mà là mùa xuân của đất nước, mùa của sự khởi đầu thịnh vượng, mùa của sức sống tươi trẻ của đất nước trên chặng đường phát triển này. Mùa xuân của đất nước là thời kỳ phát triển đỉnh cao, là thời kỳ mà cuộc sống phồn thịnh, nhân dân ấm no, sống trong môi trường yên ổn, hít thở bầu không khí trong lành, tươi mát.

Vậy căn nguyên từ đâu mà Bác cho rằng trồng cây là điều cần thiết cho mùa xuân của đất nước? Đó chính là bởi cây xanh là lá phổi tự nhiên của trời đất, nó thanh lọc không khí dơ bẩn, làm sạch chất ô nhiễm trong không khí và trả lại chúng ta một không gian trong lành, mát mẻ, giàu oxi trong sinh hoạt đời thường. Bởi vậy cho nên nơi nào có cây xanh thì nơi đó được bao phủ trong màu xanh bất tận, màu xanh của trời đất, màu xanh của sức sống và màu xanh của tuổi trẻ. Ngoài ra, cây xanh còn đóng vai trò quan trọng trong việc chống chọi với mưa bão, lũ lụt. Thậm chí, chúng giữ đất đai, chống lại xói mòn, sạt lở đất, bảo vệ chúng ta khỏi những thảm họa tự nhiên.

Hàng năm cứ vào mùa xuân thì từ lãnh đạo cấp cao nhà nước đến học sinh, sinh viên trên mọi miền đất nước đều hăng hái tham gia phong trào Tết trồng cây “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” mà Bác đã từng dạy. Ngoài ra, vâng theo lời Bác, nhân dân ta trồng thêm nhiều rừng cây xanh mới, kiến tạo nhiều công xanh giữa lòng đô thị và tổ chức nhiều phong trào “Trồng cây gây rừng” ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S thân thương này.

Dẫu vẫn còn tồn tại một vài hiện tượng tiêu cực trong phát động phong trào, song đại bộ phận người dân Việt Nam đều nhận thức được tầm quan trọng của cây xanh, đều nỗ lực không ngừng trong việc trồng và bảo vệ cây xanh như bảo vệ cuộc sống bình yên của chúng ta. Những lời Bác dạy luôn khắc sâu trong tâm khảm của mỗi người dân Việt, là lời nhắc nhở cho những thế hệ con cháu tiếp nối luôn noi gương Bác, trở thành những công dân tốt, những công dân “xanh” trong thời đại mới.
Tác giả: @baochau1112
 
  • Like
Reactions: wyn.mai
Top Bottom