- 6 Tháng bảy 2015
- 6,549
- 13,985
- 1,304
- Quảng Nam
- Vi vu tứ phương


Đề bài: Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".
BÀI LÀM
Bạn cho rằng học quan trọng hơn hành hay hành quan trọng hơn học? Bạn cho rằng học chi tiết để suy ra cái bao quát hay là học cái bao quát để suy ra cái chi tiết? Vấn đề này có khá nhiều ý kiến trái chiều từ các nhà khoa học. Song, lý luận của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là một trong lý luận dễ hiểu và sắc sảo nhất mà chúng ta có thể tham khảo. Theo ông, học tiểu học để bồi lấy gốc. Rồi mới tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Đó mới là cái học chính thống, là đạo học mà tất cả chúng ta nên noi theo.
Quan niệm học và hành của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp được đúc kết sau nhiều năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục của ông cũng như việc nó được áp dụng trong thực tế phương pháp dạy và học của Chu Tử. Quan niệm này nhấn mạnh về mối quan hệ giữa học và hành cũng như việc ứng dụng nó vào trong thực tiễn cuộc sống.
Học không dừng lại ở việc tiếp thu qua sách vở, qua kho tàng kiến thức của nhân loại được lưu giữ, được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử mà còn là qua đời sống thực tế mà chúng ta đang sinh hoạt. Học không chỉ đơn thuần là làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn mà còn là học cách tự chủ bản thân, tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trong từng cử chỉ, hành động. Bởi vậy nên muốn học rộng hiểu sâu thì phải có phương pháp học đúng đắn. Một phương pháp học đúng đắn là phương pháp tóm tắt lại kiến thức căn bản để dễ nhớ, dễ hiểu, dễ ứng dụng sau đó dùng chúng vào trong những hoạt động đời sống xã hội hàng ngày.
Chẳng hạn như về bài học đạo đức, kính lão ái ấu thì khi đi đường gặp cụ già, em nhỏ đang loay hoay trước dòng đường xe cộ tấp nập thì nên nắm lấy tay họ, dắt họ qua đường. Chẳng hạn như về bài học thủ công, thêu vá thì khi thấy những cái gối, cái áo, cái quần bị sứt chỉ thì nên tự khâu lại thay vì cứ xách chúng ra tiệm. Chẳng hạn như về bài học toán học đo đạc thì nên ứng dụng chúng vào việc đo đạc đồ vật xung quanh, giúp đỡ bố mẹ đóng cái kệ bàn, tủ sách,… Và đi xa hơn, học và hành ứng dụng vào trong công việc hàng ngày. Chẳng hạn như việc học bốn năm đại học ngành tài chính – ngân hàng thì có thể áp dụng chúng vào làm giao dịch viên hoặc chuyên viên tín dụng. Chẳng hạn như việc học quản trị marketing thì có thể ứng dụng chúng vào trong việc đăng bán, quảng cáo các hàng hóa trên mạng xã hội hoặc tung ra các chiến lược quảng bá sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hay đơn giản là học về địa lý, lịch sử, thiên văn thì có thể ứng dụng nó vào việc quan sát đám mây, dự đoán sơ lược về việc trời sắp mưa hay sắp bão để giúp bà con nông dân chủ động thu hoạch hoặc gieo cấy,… Học không phải là việc ngồi gặm nhấm mớ kiến thức khô khan nhàm chán mà là việc áp dụng chúng để phục vụ đời sống con người, để nâng cao trình độ văn minh của đất nước, để hòa nhập với xu hướng phát triển của bạn bè quốc tế, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Học và hành là trình tự tiến tới tự nhiên. Bởi vậy cho nên khi đảo ngược lại hoặc giảm bớt đi thì hành sẽ không trôi chảy. Khi ta muốn làm một bài văn hay hoặc giải một bài toán khó mà không biết nên sắp xếp ý tưởng như thế nào hay công thức tính toán ra làm sao thì sẽ không dễ dàng làm bài được hiệu quả. Đơn giản hơn nếu ta muốn giải phẫu, muốn xây dựng, muốn cứu người, muốn thiết kế mà không biết với bệnh nhân này nên sử dụng phương pháp nào, liều vắc – xin nào hay với công trình này nên sử dụng loại thép nào, loại xi măng nào thì sẽ không bao giờ có thể hoàn thành được công việc cả. Những công việc được làm theo thói quen và kinh nghiệm thì những công việc ấy là những công việc đơn giản, lao động chân tay như việc quét nhà, rửa chén, bốc vác. Còn những công việc chuyên ngành, yêu cầu cao về kiến thức, kỹ thuật thì không thể nào làm theo thói quen được cả. Chỉ có học, và học không ngừng mới có thể đáp ứng được nhu cầu bức thiết của xã hội. Từ đó, mới có thể áp dụng nhuần nhuyễn, trôi chảy vào các công tác thực tiễn trong xã hội hiện đại.
Quan niệm về học và hành của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là quan niệm đúng đắn, phù hợp với thực tiễn. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố và đổi thay của lịch sử nhưng quan niệm của ông, phương pháp học và hành mà ông đề ra chưa bao giờ mất đi giá trị. Học mà không hành thì chỉ là lý thuyết suông nhưng hành mà không học thì việc gì cũng khó. Cho nên học và hành phải song song và không tách rời lẫn nhau.
BÀI LÀM
Quan niệm học và hành của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp được đúc kết sau nhiều năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục của ông cũng như việc nó được áp dụng trong thực tế phương pháp dạy và học của Chu Tử. Quan niệm này nhấn mạnh về mối quan hệ giữa học và hành cũng như việc ứng dụng nó vào trong thực tiễn cuộc sống.
Học không dừng lại ở việc tiếp thu qua sách vở, qua kho tàng kiến thức của nhân loại được lưu giữ, được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử mà còn là qua đời sống thực tế mà chúng ta đang sinh hoạt. Học không chỉ đơn thuần là làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn mà còn là học cách tự chủ bản thân, tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trong từng cử chỉ, hành động. Bởi vậy nên muốn học rộng hiểu sâu thì phải có phương pháp học đúng đắn. Một phương pháp học đúng đắn là phương pháp tóm tắt lại kiến thức căn bản để dễ nhớ, dễ hiểu, dễ ứng dụng sau đó dùng chúng vào trong những hoạt động đời sống xã hội hàng ngày.
Chẳng hạn như về bài học đạo đức, kính lão ái ấu thì khi đi đường gặp cụ già, em nhỏ đang loay hoay trước dòng đường xe cộ tấp nập thì nên nắm lấy tay họ, dắt họ qua đường. Chẳng hạn như về bài học thủ công, thêu vá thì khi thấy những cái gối, cái áo, cái quần bị sứt chỉ thì nên tự khâu lại thay vì cứ xách chúng ra tiệm. Chẳng hạn như về bài học toán học đo đạc thì nên ứng dụng chúng vào việc đo đạc đồ vật xung quanh, giúp đỡ bố mẹ đóng cái kệ bàn, tủ sách,… Và đi xa hơn, học và hành ứng dụng vào trong công việc hàng ngày. Chẳng hạn như việc học bốn năm đại học ngành tài chính – ngân hàng thì có thể áp dụng chúng vào làm giao dịch viên hoặc chuyên viên tín dụng. Chẳng hạn như việc học quản trị marketing thì có thể ứng dụng chúng vào trong việc đăng bán, quảng cáo các hàng hóa trên mạng xã hội hoặc tung ra các chiến lược quảng bá sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hay đơn giản là học về địa lý, lịch sử, thiên văn thì có thể ứng dụng nó vào việc quan sát đám mây, dự đoán sơ lược về việc trời sắp mưa hay sắp bão để giúp bà con nông dân chủ động thu hoạch hoặc gieo cấy,… Học không phải là việc ngồi gặm nhấm mớ kiến thức khô khan nhàm chán mà là việc áp dụng chúng để phục vụ đời sống con người, để nâng cao trình độ văn minh của đất nước, để hòa nhập với xu hướng phát triển của bạn bè quốc tế, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Học và hành là trình tự tiến tới tự nhiên. Bởi vậy cho nên khi đảo ngược lại hoặc giảm bớt đi thì hành sẽ không trôi chảy. Khi ta muốn làm một bài văn hay hoặc giải một bài toán khó mà không biết nên sắp xếp ý tưởng như thế nào hay công thức tính toán ra làm sao thì sẽ không dễ dàng làm bài được hiệu quả. Đơn giản hơn nếu ta muốn giải phẫu, muốn xây dựng, muốn cứu người, muốn thiết kế mà không biết với bệnh nhân này nên sử dụng phương pháp nào, liều vắc – xin nào hay với công trình này nên sử dụng loại thép nào, loại xi măng nào thì sẽ không bao giờ có thể hoàn thành được công việc cả. Những công việc được làm theo thói quen và kinh nghiệm thì những công việc ấy là những công việc đơn giản, lao động chân tay như việc quét nhà, rửa chén, bốc vác. Còn những công việc chuyên ngành, yêu cầu cao về kiến thức, kỹ thuật thì không thể nào làm theo thói quen được cả. Chỉ có học, và học không ngừng mới có thể đáp ứng được nhu cầu bức thiết của xã hội. Từ đó, mới có thể áp dụng nhuần nhuyễn, trôi chảy vào các công tác thực tiễn trong xã hội hiện đại.
Quan niệm về học và hành của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là quan niệm đúng đắn, phù hợp với thực tiễn. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố và đổi thay của lịch sử nhưng quan niệm của ông, phương pháp học và hành mà ông đề ra chưa bao giờ mất đi giá trị. Học mà không hành thì chỉ là lý thuyết suông nhưng hành mà không học thì việc gì cũng khó. Cho nên học và hành phải song song và không tách rời lẫn nhau.
Tác giả: @baochau1112