Văn mẫu 12 [Bài văn] Bàn về câu nói "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động"

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.

BÀI LÀM
Phẩm hạnh đạo đức chính là nền tảng của nhân cách, của lối sống căn bản của mỗi một người. Người có tâm tính tốt, có phẩm chất cao quý thì thường làm việc thiện, làm việc tích cực và mang đến những giá trị tốt đẹp. Ngược lại, người có tâm tồn cái xấu, cái ác, cái ích kỷ thì sẽ luôn hướng đến cái tiêu cực và gây ra những hệ lụy không tốt. Bởi vậy nên ý kiến của M.Xi-xê-rông thật chính xác khi đưa ra: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.

Phẩm chất là giá trị tồn đọng của một con người sau tất cả những gì họ đã làm, đã thực hiện trong cả cuộc đời của mình được mọi người xung quanh đánh giá và trao tặng. Đức hạnh là đạo đức, là lối sống phát xuất từ phần thiện, phần trong sáng thuần túy từ tận trong tâm hồn của chính mình để làm nên phẩm giá. Và hành động chính là những hành vi, cử chỉ thể hiện qua những tình huống, việc làm của một người. Chính những điều đó liên kết lại với nhau tạo nên sự khác biệt trong tính cách, trong sở thích của từng phẩm chất và hành động khác nhau của con người.

Đạo đức là giá trị vô hình nhưng nó hoàn toàn có thể được nhận định bởi hành vi, bởi lối sống của một người trong cuộc sống hàng ngày. Nó đơn giản chỉ là việc giúp mẹ làm việc nhà, dìu ông cụ qua đường, chăm hộ vườn rau cho nhà hàng xóm,… Tất cả những điều ấy hóa thành nụ cười thân thiện, những lời cảm ơn chân thành để góp phần hoàn thiện nhân cách của bản thân. Cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn khi hành vi này xuất phát từ trái tim và đến trái tim, cải thiện phần chất trong xã hội và đưa xã hội trở nên chất lượng hơn, có nhiều gam màu tươi sáng, đẹp đẽ hơn.

Đức hạnh không tồn tại quá phức tạp mà chúng ta không thể với tới. Nó chỉ đơn giản là những hành động hướng thiện, những hành động đơn giản mà bản thân mong muốn làm nó một cách tốt nhất. Hãy mở rộng tấm lòng mình ra với thế giới bên ngoài và hành động để vun đắp tâm tính, bồi dưỡng tâm hồn và phá bỏ chướng ngại, đột phá giới hạn, vươn đến những giá trị tốt đẹp, sở hữu phẩm giá và khí chất cao quý.

Hãy nhớ rằng mỗi một hành vi, cử chỉ nhỏ nhất của chúng ta đều sẽ tạo dựng nên một hình ảnh, tạo ra một tính cách, một lối sống, một phong cách để đưa xã hội phát triển ngày một tốt đẹp hơn. “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” là câu nói đơn giản nhưng đầy đủ ý nghĩa mà chúng ta cần đặt trọng tâm, cần chú ý hành động để bồi dưỡng nên phẩm chất tốt đẹp đúng nghĩa.

Tác giả: @baochau1112
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.

BÀI LÀM

Cuộc sống sẽ rực rỡ, sẽ tỏa sáng, sẽ ý nghĩa như thế nào thì tùy thuộc vào hành động của con người trong cuộc sống ấy. Đúng như M.Xi-xê-rông - nhà triết học La Mã cổ đại cho rằng: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.

Có lẽ khi nghe đến quan niệm của M.Xi-xê-rông thì chúng ta thường tò mò rằng tại sao hành động lại là nơi chứa đựng mọi phẩm chất của đức hạnh. Bản chất của câu này đơn giản khi giải nghĩa được đức hạnh, phẩm chất và hành động. Đức hạnh bao gồm những đức tính tốt đẹp của con người còn phẩm chất chính là những giá trị mà tính cách, đức tính ấy gây dựng nên. Và hành động chính là những hành vi, cử chỉ việc làm bên ngoài nhằm để đạt được một điều gì đó. Khi mà chúng ta hành động một điều tích cực, đúng đắn thì cũng có nghĩa là chúng ta có nhân cách tốt, có phẩm giá đạo đức tốt. Ngược lại thì chúng ta sẽ bị đánh giá ích kỉ, xấu xa, tiêu cực, chưa hoàn thiện về nhân cách, lối sống của bản thân.

Những hành động, nghĩa cử cao đẹp là khi mỗi sáng đi học, chúng ta dừng lại một chút để nắm tay em nhỏ hoặc dìu cụ già qua đường. Hay đơn giản chỉ là việc cắt giảm tiền tiêu vặt để bỏ ống heo mà tham gia ủng hộ quỹ khuyến học, quỹ vì người nghèo, quỹ cứu trợ thiên tai, dịch bệnh,… Hoặc đơn giản là việc nỗ lực học tập, cư xử lễ phép với cô thầy, kính trên nhường dưới trong mối quan hệ xã giao hàng ngày. Tất cả những hành vi, cử chỉ nhỏ nhặt ấy đều góp phần tạo nên một bản tính thiện lương, đằm thắm cùng những đức tính tốt, nghĩa cử cao đẹp.

Bên cạnh những mặt tích cực, tốt đẹp của cuộc sống thì cũng tồn tại mặt trái, mặt tiêu cực của vấn đề. Có những người vì mục đích mà bất chấp tất cả, vặn vẹo tâm tính và luôn sống như để tính kế, mưu hại người khác. Những con người ấy chỉ giả vờ làm việc nhân nghĩa, sống dưới mặt nạ giả tạo ghê tởm nhằm tiếp cận thứ gì đó, nhằm kiến tạo thanh danh hư vinh. Những con người đó vĩnh viễn sở hữu những phẩm giá đạo đức ô uê, xấu xí và làm ô nhiễm đi môi trường sống văn minh, an bình hiện tại. Họ đáng bị phê phán bởi những hành vi tiêu cực ấy cùng những tổn hại không đáng có cho chính bản thân và cộng đồng trong xã hội.

Là học sinh, chúng ta cần phải biết cẩn trọng trong từng hành vi, cử chỉ. Hãy nhìn đời bằng lăng kính tích cực, nỗ lực trau dồi kiến thức, tu dưỡng tâm tính và làm việc hướng thiện phát xuất từ tận tâm hồn. Chỉ có như vậy, chúng ta sẽ cảm nhận được những dòng chảy tốt đẹp của bản tính, của phẩm giá của mọi người xung quanh hướng về phía mình, nuôi dưỡng tâm hồn trở nên hoàn thiện hơn.

Tác giả: @baochau1112
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.

BÀI LÀM

Trong cuộc sống luôn tồn tại mặt phải và trái cũng như trong bản tâm con người luôn tồn tại phần thiện, phần ác. Trong phần thiện ấy, mặt tốt được hiện ra trong đức hạnh, trong cử chỉ tích cực, quang minh, một lòng hướng đến cuộc sống tốt đẹp, nhân cách cao thượng. Ngược lại, trong phần ác thì luôn tồn tại cái bóng đen u tối, khiến con người lựa chọn những hành vi tiêu cực, sa đọa và rơi vào đầm lầy tội lỗi. Có lẽ hiểu rõ được điều đó mà M.Xi-xê-rông đã nêu lên quan niệm đúng đắn rằng: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.

Hành động là những hành vi, việc làm hàng ngày của từng người. Những hành vi, cử chỉ ấy phản ánh tính cách, sở thích và đồng thời tạo dựng nên phẩm chất thực tại của con người. Những phẩm chất ấy phải trải qua bồi luyện, trải qua những hành vi được lặp đi lặp lại kiến thành thói quen để hình thành nên. Bởi vậy nên mới có câu tướng từ tâm sinh, hành vi của con người phát xuất từ suy nghĩ, lối sống, tâm hồn của chính họ. Thông qua hành động, chúng ta dễ dàng có thể xác định được phẩm hạnh, đạo đức của người đó.

Những hành động hàng ngày như việc dắt tay cụ già qua đường, nhường chỗ cho trẻ em và phụ nữ mang thai trên xe buýt hay đơn giản là hành lễ khi gặp gỡ thầy cô giáo. Tất cả những hành động nhỏ nhoi ấy đều được kiến tạo từ trong tiềm thức, là những đức tính được rèn luyện qua một thời gian dài để tự hình thành phản xạ vâng theo phẩm giá của bản thân. Những cử chỉ nhỏ nhặt trong đời sống sinh hoạt ấy được tích lũy từ từ và vun đắp thành một tâm hồn trong sáng, thiện lương, hướng về cái đẹp, cái mỹ của đức hạnh, của vạn vật tích cực, tươi sáng.

Tuy nhiên, không phải mọi lời nói dối hay hành vi nhìn có vẻ bạo lực lại là những hành động sai trái. Chẳng hạn như việc bác sĩ không nói trực tiếp thực trạng bệnh tình của bệnh nhân mà uyển chuyển nói với họ rằng họ sẽ gặp những điều tích cực, có những chuyển biến tốt đẹp sắp tới. Chẳng hạn như việc cha mẹ dạy dỗ con cái, uốn nắn những thói hư tật xấu bằng những lần phạt roi, kẽ tay. Từ xa xưa, nhân gian còn truyền lưu câu “thương cho roi cho vọt” chính là như thế.

Những hành động được phán xét là đúng đắn chưa chắc là đúng bởi đó chỉ là đánh giá qua ánh mắt của người ngoài. Hãy vâng theo bản tâm, làm những điều mà chúng ta cho rằng có ích, là đúng đắn thì hãy tiến hành thực hiện. Không phải là vì lợi ích huân tâm hay là bởi vì ngụy tạo thanh danh giả dối, vâng theo bản tâm là cách để tâm hồn được thanh thản, sở hữu một cuộc sống an nhiên hạnh phúc và hướng tới một cuộc sống hoàn thiện về cả vật chất lẫn tinh thần. Một xã hội tốt đẹp là một xã hội mà nơi đây con người làm việc tốt, hướng thiện, tu dưỡng tâm tính và hoàn thiện nhân cách, đạo đức. Tất cả những hành vi, cử chỉ, suy nghĩ ấy đều là sự thể hiện của người sở hữu phẩm chất tốt đẹp.

Mỗi người đều có quan niệm về hạnh phúc riêng. Có những cá nhân cảm thấy vật chất là thứ yếu lại có những cá nhân cho rằng tình cảm là nhân tố quyết định. Nhưng chung quy trở lại, cuộc sống này là do chính chúng ta nắm giữ, hãy sống theo cách chúng ta cảm thấy thư thái, dễ chịu nhất. Hãy làm những việc chúng ta cho rằng là tốt đẹp nhất, những việc mà chúng ta cho rằng hữu ích nhất, hãy làm những việc hướng thiện phát xuất từ nội tâm để gặt hái những quả ngọt tích cực cùng một cuộc sống hạnh phúc, yên vui. Hãy nhớ rằng những hành động dù lớn dù nhỏ trong xã hội này đều có thể đem lại hạnh phúc, vui sướng cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.

Tác giả: @baochau1112

 
Top Bottom