Hóa 10 Bài toán về Oxi và Ozon

Công chúa ngủ trong rừng

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng hai 2020
13
2
6
32
Hà Nội
THPT Phan Đình Phùng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhờ mọi người giúp em câu này ạ: Cho 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 (dX/H2 = 20), phản ứng hoàn toàn và vừa đủ với 19,2 gam hỗn hợp Y gồm các kim loại K, Ca, Zn, Al, thu được hỗn hợp Z gồm các oxit. Cho toàn bộ hỗn hợp Z vào dung dịch HCl lấy dư, thấy thu được m gam muối clorua. Tính giá trị của m.
 

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,682
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
Nhờ mọi người giúp em câu này ạ: Cho 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 (dX/H2 = 20), phản ứng hoàn toàn và vừa đủ với 19,2 gam hỗn hợp Y gồm các kim loại K, Ca, Zn, Al, thu được hỗn hợp Z gồm các oxit. Cho toàn bộ hỗn hợp Z vào dung dịch HCl lấy dư, thấy thu được m gam muối clorua. Tính giá trị của m.
Ta có: nX = 0,18 mol
MX = 40
Áp dụng quy tắc đường chéo ta có: nO2/nO3 = 1/1 => nO2 = nO3 = 0,09 mol
Đặt CT chung của các oxit là R2Ox: 0,45/x (mol)
R2Ox + 2xHCl ----> 2RClx + xH2O
Từ PTHH ta thấy: nHCl = 2x.nR2Ox = 0,9 mol
m Muối = mKL + mCl (trong muối) = 19,2 + 0,9.35,5 = 51,15 gam
 

minh231999

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng bảy 2015
481
97
86
20
Thanh Hóa
THPT NL
Ta có: nX = 0,18 mol
MX = 40
Áp dụng quy tắc đường chéo ta có: nO2/nO3 = 1/1 => nO2 = nO3 = 0,09 mol
Đặt CT chung của các oxit là R2Ox: 0,45/x (mol)
R2Ox + 2xHCl ----> 2RClx + xH2O
Từ PTHH ta thấy: nHCl = 2x.nR2Ox = 0,9 mol
m Muối = mKL + mCl (trong muối) = 19,2 + 0,9.35,5 = 51,15 gam
sao nR2Ox lại bằng 0,45/x vậy ạ
 

Công chúa ngủ trong rừng

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng hai 2020
13
2
6
32
Hà Nội
THPT Phan Đình Phùng
Ta có: nX = 0,18 mol
MX = 40
Áp dụng quy tắc đường chéo ta có: nO2/nO3 = 1/1 => nO2 = nO3 = 0,09 mol
Đặt CT chung của các oxit là R2Ox: 0,45/x (mol)
R2Ox + 2xHCl ----> 2RClx + xH2O
Từ PTHH ta thấy: nHCl = 2x.nR2Ox = 0,9 mol
m Muối = mKL + mCl (trong muối) = 19,2 + 0,9.35,5 = 51,15 gam
Cho em hỏi m Muối = mKL + mCl (trong muối) là công thức luôn hay sao ạ? Với lại vì sao nCl (trong muối) lại bằng nCl (trong HCl) ạ? Do em thấy nếu cân bằng thì có thể là Cl2 hoặc Cl3 ạ. Em cảm ơn nhiều ạ.
 

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
2,272
3,910
541
Hà Nội
Hà Nội
$\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
Cho em hỏi m Muối = mKL + mCl (trong muối) là công thức luôn hay sao ạ? Với lại vì sao nCl (trong muối) lại bằng nCl (trong HCl) ạ? Do em thấy nếu cân bằng thì có thể là Cl2 hoặc Cl3 ạ. Em cảm ơn nhiều ạ.
Ví dụ a có 1 mol Al và 1 mol Zn tác dụng vừa đủ với HCl tạo muối AlCl3 và ZnCl2 đi :
2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2
-1-------3-----------1-------------
Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2
-1-------2----------1-----------
nCl trong muối = 1.3 + 2.1 = 5
nCl trong HCl = nHCl = 3 + 2 = 5
Sau phản ứng kiểu gì Cl- trong HCl cũng chui hết vào muối thôi, và ta gọi đó là bảo toàn nguyên tố :p
 
Top Bottom