Toán 10 Bài toán mệnh đề, mệnh đề chứa biến

Tiến Phùng

Cựu Cố vấn Toán
Thành viên
27 Tháng mười 2018
3,742
3,705
561
Hà Nội
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lý thuyết:
1. Mệnh đề là gì?

Mệnh đề là 1 khẳng định chỉ có đúng hoặc sai. Không thể vừa đúng vừa sai.
Ví dụ: "Hà Nội là thủ đô của Việt Nam". Mệnh đề này đúng.
Chú ý: Tính đúng sai của mệnh đề phải rõ ràng, tức là phải hoặc là đúng, hoặc là sai. Tính đúng sai phải kiểm nghiệm được, nếu ta không kiểm nghiệm được thì đó KHÔNG là mệnh đề.
Ví dụ: "Bây giờ ngoài vũ trụ có người ngoài hành tinh sinh sống". Đây không là mệnh đề vì nó không rõ ràng tính đúng sai, ta không thể kiểm nghiệm được.

2. Mệnh đề phủ định
Cho mệnh đề A. Mệnh đề "Không phải A" là mệnh đề phủ định của A. Kí hiệu: [tex]\overline{A}[/tex]
Nó đúng khi A sai và sai khi A đúng.

3. Mệnh đề kéo theo.
Cho 2 mệnh đề A và B. Mệnh đề "Nếu A thì B" được gọi là mệnh đề kéo theo, kí hiệu A=>B
Mệnh đề A=>B CHỈ SAI khi A đúng mà B sai.

Mệnh đề B=>A được gọi là mệnh đề đảo của A=>B.

4. Mệnh đề tương đương.
Cho 2 mệnh đề A và B. Mệnh đề "A nếu và chỉ nếu B" được gọi là mệnh đề tương đương. Kí hiệu A<=>B.

Mệnh đề A<=>B đúng khi A=>B đúng và B=>A cũng đúng. Nói cách khác, mệnh đề A<=>B đúng khi A và B cùng đúng, hoặc cùng sai.

5. Mệnh đề chứa biến.
Là các mệnh đề chứa biến x thuộc tập X cho trước. Sao cho với mỗi giá trị x trong tập X ta nhận được 1 mệnh đề.

Các dạng bài tập với mệnh đề:
Dạng 1: Xác định mệnh đề và tính đúng sai.


Dạng này khá đơn giản, nhớ lí thuyết là được.

(1) Hôm nay trời đẹp quá!
Đây không là mệnh đề, bởi không có tính đúng sai rõ ràng.
(2) 25 không là số nguyên tố
Mệnh đề đúng
(3) Phương trình [TEX]x^2+1=0[/TEX] vô nghiệm trên tập số thực
Mệnh đề đúng
(4) 10 có chia hết cho 2 hay không?
Không phải mệnh đề, vì không có tính đúng sai.

Dạng 2: Các phép toán với mệnh đề.

1. Tìm mệnh đề phủ định
Dạng này rất dễ làm, đơn giản cứ thêm chữ "không" vào hoặc bỏ bớt chữ "không" ở mệnh đề gốc là được!

Ví dụ: "6 không là số nguyên tố."=> Mệnh đề đảo: "6 là số nguyên tố"
2. Xét tính đúng sai trong các phép toán

a) Cho 2 mệnh đề: A: "1<0" và B: "9<10", rõ ràng A sai và B đúng

Xét A=> B :"nếu 1<0 thì 9<10" . Mệnh đề này đúng!
Xét B=>A ;"nếu 9<10 thì 1<0" . Mệnh đề này sai!
Xét A<=> B :" 1<0 nếu và chỉ nếu 9<10" . Mệnh đề này sai!

3. Tìm mệnh đề đảo của mệnh đề chứa biến.
Đây là dạng chắc là phức tạp nhất, nhưng nó có mẹo làm rất đơn giản:
ví dụ: Cho mệnh đề:
[tex]P:"\forall x\epsilon R^+,\exists y\epsilon R,x^y>1"[/tex]

Tìm [tex]\overline{P}[/tex]

Cách làm : thay [TEX]\forall[/TEX] bằng [TEX]\exists[/TEX] , [TEX]\exists[/TEX] thay bằng [TEX]\forall[/TEX]
Và phủ định mệnh đề được nhắc đến trong đó.


Như vậy :
[tex]\overline{P}<=>\overline{\forall x\epsilon R^+,\exists y\epsilon R,x^y>1}<=>\exists x\epsilon R^+,\overline{\exists y\epsilon R,x^y>1}<=>\exists x\epsilon R^+,\forall y\epsilon R,\overline{x^y>1}[/tex]

<=>[tex]\exists x\epsilon R^+,\forall y\epsilon R,x^y\leq 1[/tex]
 
Top Bottom