Bài toán hỗn hợp - HÓA

Fighting_2k3_

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng tám 2017
215
226
111
20
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho 45,5g hỗn hợp gồm Zn, Cu, Au vào dung dịch HCl dư còn lại 32,5g chất rắn không tan. Cùng lấy hỗn hợp trên đem đốt thì khối lượng tăng lên 51,9g

a) Tính m mỗi kim loại trên

b) Tính m dung dịch HCl 10% phản ứng đủ với dung dịch trên
 

huyenlinh7ctqp

Cựu PT nhóm Hóa | Nhất đồng đội Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng mười hai 2015
3,035
4,708
764
21
[^_^] Muốn biết không [*_-] Tự tìm hiểu nha [+_+]
Cho 45,5g hỗn hợp gồm Zn, Cu, Au vào dung dịch HCl dư còn lại 32,5g chất rắn không tan. Cùng lấy hỗn hợp trên đem đốt thì khối lượng tăng lên 51,9g

a) Tính m mỗi kim loại trên

b) Tính m dung dịch HCl 10% phản ứng đủ với dung dịch trên

[TEX]Zn+2HCl -> ZnCl_2+H_2[/TEX]
[TEX]2Zn+O_2 -> 2ZnO[/TEX]
[TEX]2Cu+O_2 -> 2CuO[/TEX]

Gọi số mol của mỗi chất lần lượt là a, b, c
[TEX]65a+64b+108c=45,5[/TEX]
[TEX]64b+108c=32,5[/TEX]
Khối lượng chất rắn tăng = khối lượng O trong oxit
[TEX]m_O=6,4 (g) -> n_O=0,4 (mol)[/TEX]
[TEX]a+b=0,4[/TEX]
Giải các phương trình ta được :
[TEX]a=0,2[/TEX]
[TEX]b=0,2[/TEX]
[TEX]c=0,182 (mol[/TEX]
Từ đây bạn suy ra khối lượng mỗi kim loại nhé
b) [TEX]n_{HCl}=0,4 (mol) -> m_{HCl}=14,6(g)[/TEX]
-> Khối lượng dung dịch HCl là : 146 (g)
 

huyenlinh7ctqp

Cựu PT nhóm Hóa | Nhất đồng đội Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng mười hai 2015
3,035
4,708
764
21
[^_^] Muốn biết không [*_-] Tự tìm hiểu nha [+_+]
@huyenlinh7ctqp
Cj ơi cho e hỏi: vì sao m kim loại tăng = m O trong oxit vậy ak
Cái này áp dụng định luật bảo toàn khối lượng nhé !
[TEX]m_1+m_{O_2}=m_{oxit}[/TEX] ( $m_1$ là khối lượng chất rắn ban đầu
Như em thấy, m chất rắn ban đầu khác so với m chất rắn sau phản ứng chính là mO
 
Top Bottom