Vật lí Bài Toán 9-10đ phần dao động cơ

Thủ Khoa 2018

Học sinh
Thành viên
23 Tháng tư 2017
63
29
21
24
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

GIẢI BÀI VA CHẠM KHÓ

Câu 1 : Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với chu kì T = 2π (s), vật nặng là một quả cầu có khối lượng m1. Khi lò xo có chiều dài cực đại và vật m1 có gia tốc – 2 cm/s2 thì một quả cầu có khối lượng m2 =1/2m1 chuyển động dọc theo trục của lò xo đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với m1 và có hướng làm cho lò xo bị nén lại. Vận tốc của m2 trước khi va chạm 3 căn 3cm/s. Khoảng cách giữa hai vật kể từ lúc va chạm đến khi m1 đổi chiều chuyển động lần đầu tiên là

A: 3,63 cm B: 6 cm C: 9,63 cm D:2,37cm


Câu 2:
Vật dao động điều hòa với phương trình x = 5
gif.latex
cos (πt + π/4) (cm) các thời điểm vật chuyển động qua vị trí có tọa độ x= - 5cm theo chiều dương của trục tọa độ 0X là

A. t= - 0,5+ 2k (s) với k= 1,2,3…. B. t= - 0,5+ 2k (s) với k= 0, 1,2,3….

C. . t= 1+ 2k (s) với k= 1,2,3…. D. t= 1+ 2k (s) với k= 0, 1,2,3….

Câu 3: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m = 1 kg và lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Vật được đặt trên một giá đỡ D. Ban đầu giá đỡ D đứng yên và lò xo dãn 1 cm. Cho D chuyển động nhanh dần đều thẳng đứng xuống dưới với gia tốc a = 1 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản, lấy g = 10 m/s2. Sau khi rời khỏi giá đỡ, vật m dao động điều hoà với biên độ xấp xỉ bằng

A. 6,08 cm. B. 9,80 cm. C.4,12 cm. D. 11,49 cm.
 
  • Like
Reactions: Kybangha_10

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
Câu 1 : Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với chu kì T = 2π (s), vật nặng là một quả cầu có khối lượng m1. Khi lò xo có chiều dài cực đại và vật m1 có gia tốc – 2 cm/s2 thì một quả cầu có khối lượng m2 =1/2m1 chuyển động dọc theo trục của lò xo đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với m1 và có hướng làm cho lò xo bị nén lại. Vận tốc của m2 trước khi va chạm 3 căn 3cm/s. Khoảng cách giữa hai vật kể từ lúc va chạm đến khi m1 đổi chiều chuyển động lần đầu tiên là

A: 3,63 cm B: 6 cm C: 9,63 cm D:2,37cm
Lúc đầu biên độ dao động của vật m1 [tex]\frac{amax}{a^{2}}=2cm[/tex]
vì va chạm và xuyên tâm nên ADĐLBT động và năng lượng
m2.vo2 = m1.v1+ v2.m2=> vo2= 2.v1+v2
[tex]\frac{1}{2}m2.vo2^{2}[/tex]= [tex]\frac{1}{2}m1.vo1^{2}+ \frac{1}{2}.m2.v2^{2}[/tex]
=> [tex]vo2^{2}=2.v1^{2}+v2^{2}[/tex]
2 pt trên => v1 = [tex]2\sqrt{3}[/tex]
biên độ dao động m1 lúc sau A2
A2 = [tex]\sqrt{x^{2}+\frac{v^{2}}{\omega ^{2}}}[/tex] thay số => A2 =4cm
S =A1+A2=2+4=6 chọn B
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Bài 1. Gọi 2m là khối lượng vật dao động, m là khối lượng vật va chạm.

Xét riêng va chạm, có thể coi như động lượng và năng lượng được bảo toàn. Khi đó có:

m.u = 2m.v_1 + m.v_2
mu^2/2 = 2m.v_1^2 + m.v_2^2
Vậy tính được v_1 và v_2.

Sau va chạm, con lắc sẽ dao động với biên độ mới. Chu kì thì không thay đổi vì chỉ phụ thuộc vào k và m.
Dùng hệ thức độc lập để tính ra giá trị A. và Vmax.
Dùng đường tròn để xác định khoảng thời gian từ vị trí đang xét đến biên.

hh.jpg

Khoảng thời gian này là t = a.T/360 với a là góc tô xanh.

Trong thời gian đó, với vận tốc v2 vật m đi được 1 quãng đường là bao nhiêu? Chúng ta sẽ tìm được khoảng cách 2 vật.

Câu 2 Mình chưa thấy khó.

Câu 3. Câu này công nhận rất hay!

Đầu tiên chúng ta phải xác định xem vật rời giá đỡ tại vị trí nào đã. Giá đỡ và vật sẽ luôn có cùng vận tốc. Vật sẽ rời khỏi giá đỡ tại vị trí mà hợp lực gây ra gia tốc < 1 (khi đó phản lực N =0). Gọi vị trí này là VTR.

Ta sẽ có mg - K.x = ma với a = 1 thì tính được vị trí đó có li độ x so với vị trí lò xo không biến dạng.

Ta sẽ tìm được x' là li độ thực của VTR này so với VTCB.x' = 10 - x.

Ta tìm được vận tốc của vật tại VTR: V= vận tốc của giá.

Giá chuyển động không vận tốc đầu với gia tốc là 1m/s^2 và đi được quãng đường S = x - 1 => Tính được V.

Có x, có V tại VTR tính được biên độ của dao động.
 
Top Bottom