Bài TLV số 6 nhé

  • Thread starter kexo600000hg
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 1,092

K

kexo600000hg

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: Tham khảo link sau nhé: http://hocban.net/hoidap-ct-119044-...ghi-cua-em-ve-vai-tro-cua-nhung-nguoi-lan.htm




Đề 2: Từ bài bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

Từ bài tấu Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã xác định rõ mục đính và phương pháp học tập trong văn bản này: Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự học tiến lên đến tứ thư,… Học rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.
Trong phép học của Chu Tử, Nguyễn Thiếp nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa học và hành: học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Vậy học là gì? hành là gì?
Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử hay những cái mới, những điều mà chúng ta chưa biết. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học qua sách vở và học ở thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình và góp phần hữu ích vào sự nghiệp chung của đất nước, dân lộc. Theo Nguyễn Thiếp, muốn có kết quả tốt phải có phương pháp học tốt. Trước hết phải học từ thấp đến cao, học rộng nắm gọn. Khi học phải biết tóm lược kiến thức cơ bản đế dễ nhớ, dễ vận dụng. Nhưng trên hết học luôn đi đôi với hành.
Hành là quá trình vận dụng, thực hành, ứng dụng những kiến thức đã học vào những công việc, thực tế cuộc sống hằng ngày. Đơn giản là kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên… để phục vụ đời sống con người. Hay anh công nhân trong xưởng máy vận dụng lí thuyết để cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chị nông dân áp dụng khoa học vào đồng ruộng để có được những vụ mùa bội thu… Học sinh vận dụng những điều thầy dạy để làm một bài toán, một bài văn… đó là hành.
Bác Hồ cũng khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để làm cho tốt. Nếu học chỉ để nhồi nhét một mớ kiến thức sách vở vào đầu thì có lợi ích gì khi không biết đem những điều đó vận dụng cào thực tế đời sống. Học mà không hành như vậy thật vô ích, không những vậy việc học như vậy còn chỉ thêm tốn thời gian, công sức và tiền bạc mà thôi. Ngược lại, hành mà không học thì làm sao biết đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc để ứng phó trong mọi trường hợp, lĩnh vực. Hành mà không học chỉ là sự mò mẫn, chẳng khác nào người đi trong đêm tối vừa mất thời gian, vừa hỏng việc. Trong học tập, học sinh muốn làm được một bài văn hay một bài toán thì không những phải nắm vững lí thuyết mà còn phải biết vận dụng lí thuyết để làm bài. Trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì năng suất công việc sẽ thấp và chất lượng không cao.
Qua đó, chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập rõ ràng: Học trước hết là để làm người, để trở thành người có đạo đức, tri thức và văn hóa, học còn để góp phần phục vụ tốt cho đất nước chứ không phải cầu danh lợi. Không những vậy, phương pháp học cũng là điều không thể thiếu trong quá trình học tập của bản thân: Học rộng nắm gọn, biết tổng hợp kiến thức, vận dụng những kiến thức đó vào thực tế “Học đi đôi với hành” học từ kiến thức cơ bản nhất đến những kiến thức nâng cao, học để trang bị cho mình những kiến thức làm hành trang bước vào tương lai. Có như vậy kiến thức ta mới được trọn vẹn.
Do đó, chúng ta không thể coi nhẹ vai trò to lớn của việc học mà phải nhìn nhận, đánh giá đúng mức mối liên quan giữa học và hành, là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải áp dụng tốt phương châm học của Nguyễn Thiếp để việc học ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Lời khuyên này còn có tác dụng chỉ ra con đường học tập đúng đắn nhất đối với một số người lười nhác, không chịu học hành, chỉ muốn dập khuôn theo lý thuyết.
Với nghệ thuật lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, lời văn khúc chiết thể hiện rõ mục đích của việc học là học để làm người có đạo đức, có tri thức, tài năng, đặng góp phần thúc đầy sự hưng thịnh của đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Từ bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp giúp chúng ta hiểu rõ muốn học tốt phải có phương pháp đúng: Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm, trên hết học phải luôn đi đôi với hành.





Đề 3: Câu nói của M. Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?


Từ bao đời nay, xã hội phát triển chính là nhờ vào kho tàng tri thức mênh mông của nhân loại, sách luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, sách được coi là người bạn, là chìa khóa mở mang tầm hiểu biết và còn là một kho tàng huyền bí đối với chúng ta. Nếu chúng ta không sống thiếu bạn thì ta cũng không thể sống nếu thiếu sách được. Cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”
Chúng ta có rất nhiều khái niệm về sách: Sách là một sản phẩm tinh thần sáng tạo, là nguồn lưu trữ, là kho tàng trí tuệ vô giá cung cấp cho ta mọi kiến thức trong cuộc sống. Sách còn là một phương tiện im ngay bố nghe thấy bây giờgiúp chúng ta rèn luyện nhân cách con người thông qua các tư tưởng, chân lí đường đời mà lớp người đi trước đã tìm ra được. Vậy chính xác sách là gì? Sách là ghi chép lại tập hợp các thông tin về sự kiện đời sống, các phát minh khoa học, những diễn biến lịch sử, các kiến thức tự nhiên, các tác phẩm văn học,…dưới dạng chữ viết và hình ảnh được lưu trên giấy với mọi chất liệu khác nhau. Tóm lại, sách là nơi cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm, thông tin cần thiết về thiên nhên, khoa học, kỹ thuật, chính trị và xã hội. Tại sao sách lại được xem là nguồn kiến thức vô tận, là con đường sống của bao con người? Được xem như vậy bởi sách là kho tàng kiến thức được tích lũy, chọn lọc và tổng hợp, nó chứa đựng tinh hoa của nhân loại. Nhưng kiến thức ở đây không chỉ là sự hiểu biết về thế giới xung quanh một cách khoa học mà còn là sự khai tâm mở trí cho tâm hồn con người để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Chính nhờ có sách mà đôi khi, con người ta khám phá ra sức mạnh của bản thân, tìm ra chân lí thiết thực cho con đường đời của chinh mình, mở rộng thêm tầm hiểu biết về thế giới xung quanh,... Thực tế trong những trang sử nhân loại đã chứng minh được điều đó. Nhiều nhà phát minh, Bác học trên thế giới cũng thành công qua việc tự học, tự mài mò qua sách như Êđixơn, An-be Anh-xtanh,... Hay chính vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam ta- Chủ tịch Hồ Chí Minh qua việc chịu khó đọc sách, đã phát hiện và ứng dụng chủ nghĩa Mác lê-nin vào con đường giải phóng dân tộc, cuối cùng đã thành công, giúp dân ta thoát khỏi cảnh nô lệ. Đó chẳng phải đều là những nhân chứng hùng hồn cho câu nói của M. Go-rơ-ki: :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Từ đó cho ta thấy, sách nuôi dưỡng tình cảm, tâm hồn mỗi người, còn dạy cho ta biết yêu, biết ghet, biết hạnh phúc và thương cảm cho những con người có số phận bất hạnh.
Với vai trò lớn lao như thế, ta thấy sách là một vật nhỏ bé nhưng vĩ đại. Thế mà trong xã hội ngày nay, không ít những thành phần lười đọc sách, khinh chê và không tôn trọng sách. Họ không biết rằng sách chứa đựng kiến thức, kiến thức lại bao bọc thành công. Không một ai bước đi trên con đường thành đạt mà không song hành cùng kiến thức. Không có kiến thức, con người sẽ trở nên vô dụng, lạc hậu, thấp kém trong một xã hội hiện đại hóa như bây giờ. Thế giới này sẽ ra sao nếu không có sách, không có kiến thức? Mọi thứ sẽ bước vào một thời kì tăm tối của sự ngu ngốc, thiếu hiểu biết. Lúc này chỉ có kiến thức mới là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa tương lai tốt đẹp, là con đường sống duy nhất của con người.
Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời. Vì vậy ta phải yêu sách. Phải chăm chỉ đọc sách mà thực sự hiểu nó, đam mê nó. Tuy nhiên, ta cần chọn lọc ra những kiến thức hữu dụng và đúng đắn- Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng, khép lại thì đem lại điều hữu ích. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần biến những kiến thức trong sách vở thành thực tế qua thực hành ứng dụng vào thực tiển cuộc sống.
Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên vô cùng chính xác. Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài người. Tuy sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc. Chỉ có việc đọc sách mới đưa con người đến một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.


Bài này là mình đúc kết từ các văn bản trên mạng nhé
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom