Văn Bài TLV số 2 lớp 11

S

sa0_d0i_ng0i

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bác ơy giúp em với !!! Đề bài của bọn em lần này cô cho khó wa':eek: ngồi nghĩ mãi mà chẳng ra~X( .Chẳng là dề như thế này:
Có ý kiến cho rằng:
Thơ Hồ Xuân Hương-Thơ của Bà Chúa thơ Nôm-vừa là niềm cảm thông tột độ với nỗi khổ của người phụ nữ,vừa là sự trỗi dậy của một sức sống đầy bản lĩnh trong một phong cách nghệ thuật độc đáo.
Bằng những hiểu biết của em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.@-)
Các bác nhanh nhanh giúp em nha ngày 28-9-2009 là em phải có bài rồi.
Cảm ơn các bác trước :khi (118):
THANK YOU VERY MUCH !!!
 
B

bolide93

Đề bài cho ta biết 2 luận điểm chính :
- niềm cảm thông tột độ với nỗi khổ của người phụ nữ.
- Cá tính đầy bản lĩnh của bà được thể hiện trong phong cách sáng tác thơ.
Từ hai luận điểm chính đó ta khai triển ra thành các ý nhỏ, và lấy bài thơ tự tình làm dẫn chứng...
 
S

silvery21

Nói đến Hồ Xuân Hương, người dân Việt Nam chỉ nghĩ đến một cá tính độc đáo, một bản lĩnh khác thường mà nhà thơ Xuân Diệu gọi là "kỳ nữ". Ở cái thời mà "giang sơn" của người đàn bà Việt Nam chỉ quẩn quanh nơi buồng the, bếp núc thì Xuân Hương lại muốn là con người của trời đất bốn phương, gót lãng du thường lui tới đề thơ ở biết bao thắng cảnh nổi tiếng trên miền Bắc Việt Nam.am.


Đến nay theo các nguồn tư liệu được minh định kỹ lưỡng nhất thì Hồ Xuân Hương sống khoảng cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế XIX, là con ông đồ nghèo Hồ Phi Diên, quê gốc ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Việt Nam) và bà mẹ họ Hà, người xứ Kinh Bắc xưa. Gia đình có một thời sống ở phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận nay thuộc vùng đất bên Hồ Tây, Hà Nội. Bà là người thông minh, ham thích giao lưu bạn bè, song đường tình duyên gặp nhiều éo le, ngang trái: hai lần lấy chồng thì cả hai đều phải làm lẽ và chịu cảnh goá bụa.

Với nhiều tác phẩm thơ Nôm, thi sĩ Hồ Xuân Hương đã được bình chọn là Bà Chúa Thơ Nôm trong nền vǎn học Việt Nam. Thế giới nội tâm trong thơ nữ sĩ khởi nguồn từ thân phận người phụ nữ: Những nỗi buồn đơn côi và tấn bi kịch, những khát khao không được thoả nguyện, những cảnh ngộ trớ trêu, thậm chí đắng cay chua chát. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ đầy cá tính, khẳng định mạnh mẽ cái "tôi", đồng thời dám bộc lộc cảnh ngộ riêng và thái độ ứng xử của chính bản thân mình. Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói khinh thị, thách thức ngạo đời, tiếng nói chiến đấu, thơ Hồ Xuân Hương còn tiềm ẩn nỗi khát khao giao cảm với đời, mông cầu những điều tốt đẹp ở con người. Thơ Hồ Xuân Hương biểu hiện sinh lực của cả một dân tộc bị dồn nén, ức chế lâu ngày trong nền luân lý trái tự nhiên, giả đạo đức, phi nhân vǎn, đã tìm cách bật trở lại, chống trả lại một cách quyết liệt. Thơ của bà còn cảm thông sâu sắc với nỗi khổ của những người đàn bà phải lấy lẽ, phải chịu cảnh goá bụa, cô đơn. Cũng vì lẽ đó, Xuân Hương quyết đứng ra minh oan chiêu tuyết cho những cô giá "không chồng mà có chửa", đồng thời lên án nghiêm khắc những kẻ bạc tình, những tên sở khanh, những hạng vũ phu thô bỉ. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong thơ Hồ Xuân Hương không những được đặt ngang hàng mà đặt lên trên cả đấng mày râu.

Thơ Hồ Xuân Hương là một tiếng sấm giữa bầu trời chế độ phong kiến đang thời kỳ mục ruỗng, là tiếng nói bệnh vực mọi tầng lấp phụ nữ cùng khổ. Chính vì lẽ đó, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Nữ Chúa Thơ Nôm Việt Nam cùng với bao kỳ tích, huyền thoại. Trong đó có một câu chuyện được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và tồn tại đến ngày nay. Đó là việc nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã từng cải trang giả dạng làm trai để được dự thi, trái với quy định của triều đại phong kiến là không cho các nữ sĩ đǎng đàn dự các kỳ thi tuyển. Song việc không thành, bà đành cam phận trở về với các áng thơ Nôm mang đậm tính đả kích của mình
 
S

sa0_d0i_ng0i

Bài "viết" của bạn cũng tương đối:D
Bạn còn bài nào ko? post lên đi cho mình xem típ với;):D:D
THANK
 
S

silvery21

Như một hiện tượng văn học đặc biệt, Xuân Hương được tôn vinh là một bậc kì nữa, kì tài. Bà là một kì nữa vì con người bà độc đáo khác đời,còn là một bậc kì tài vì bà có trí tuệ hơn người, là " bà chúa thơ Nôm" với lối viết lạ lùng đến kinh ngạc.Hồ Xuân Hương là một người phụ nữa đa đoan lệch chuẩn,bà không xuất hiện như một cái bóng mờ bên chồng trong gia đình mà là một cá nhân độc lập ngoài xã hội. Ở người đàn bà "lỗi mùa sinh" ấy , trời cho cái gì lại lấy đi cái đó. Bà thông minh,mẫn tiệp,yêu đời, khát khao hạnh phúc thì suốt đời mệnh bạc.Ta có thể thấy rõ nỗi buồn tủi, đau khổ của bà trong bài thơ Tự tình II.
Thời Xuân Hương là thời những người đàn bà suốt đời nhất nhất chỉ biết ép mình theo khuôn khổ" tam tòng tứ đức", lặng lẽ " ngậm bồ hòn làm ngọt", sống tan loãng vào gia đình, lấy hạnh phúc của người khác làm niềm vui mà sống, lấy sự hy sinh cho chồng con làm hạnh phúc của chính mình.Như mặt trăng, học chỉ biết tỏa sáng vì người khác, tận tụy vun đắp cho tổ ấm, sinh con đẻ cái, nhẫn nại cam chịu như hạt mưa sa, như con rùa tội nghiệp, như cái giếng giữa đàng... Cuộc đời cứ thế chảy trôi,để rồi mọi kiếp người lặp lị số phận buồn tẻ: làm con gái, làm vợ, làm mẹ, làm bà và âm thầm đi vào lòng đất.
Nỗi niềm buồn tủi của Hồ Xuân Hương được gợi lên giữa một đêm khuya:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non
Cái nhịp gấp gáp , liên hồi của tiếng trống vừa là sự cảm nhận , vừa là sự thể hiện bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng.
Khi trăm mối tơ duyên không thể gỡ mà thời gian cứ gấp gáp trôi thì còn lại là sự bẽ bàng:
Trơ cái hồng nhan với nước non
Từ "trơ" đặt ở đầu câu với nghệ thuật đảo ngữ cho thấy, bên cạnh bản lĩnh của Xuân Hương vẫn là nỗi đau . Chữ 'trơ" không chỉ là tủi hổ,bẽ bàng mà còn là thách thức.
Hai câu thực càng nói rõ hơn thực cảnh của Hồ Xuân Hương:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn.=> Y1 nói tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Cụm từ " say lại tỉnh" gợi lên cái vòng luẩn quẩn , tình duyên đã trở thành trò đùa của con tạo.
Nỗi niềm càng phẫn uất hơn được HXH gửi tiếp vào hai câu luận :
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Sử dụng những động từ mạnh"xiên", "đâm" được kết hợp với bổ ngự :ngang","toạc: độc đáo đã thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh.Rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất vạch trời mà hờn oán, không chỉ là phẫn uất mà còn là phản kháng.Cách dùng từ "xiên ngang", "đâm toạc" là cách dùng từ rất Xuân Hương. Nữ sĩ đặc biệt tài năng khi sử dụng các từ làm định ngữ và bỗ ngữ. Chính những định ngữ, bổ ngữ này làm cho cảnh vật trong thơ Xuân Hương bao giờ cũng cựa quậy, căng đầy sức sống, một sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thảm nhất.
Không ngoại lệ, hai câu kết cũng là hai câu cuối của bài thơ lại càng khẳng định tâm trạng buồn tủi và chán chường của HXH:
Ngán nỗi xuân đi,xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
"Ngán" là chán ngán ,là ngán ngẩm.Từ "xuân" mang hai ý nghĩa, vừa là "mùa xuân" vừa là "tuổi xuân".Hai từ "lại" trong cụm từ: xuân đi xuân lại lại" mang hai nghĩa khác nhau. Từ"lại" thứ nhất nghĩa là thêm lần nữa, từ "lại" thứ hai nghĩa là trở lại.Sự trở lại của mùa xuân lại đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.Nghệ thuật tăng tiến làm cho nghịch cảnh càng thêm éo le : Mảnh tình - san sẻ - tí - con con.Mảnh tình đã bé lại còn phải san sẻ ra thành ít ỏi,chỉ còn tí con con nên càng xót xa tội nghiệp.
Bài thơ Tự tình II của HXH rất thành công trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.
Sự đa thanh, phưc điệu , khả năng gợi trường liên tưởng , gợi trí tò mò, tài sử dụng ngôn ngữ thiên biến vạn hóa mà HXH thừa hưởng từ dòng sữa dân gian,từ những câu đố thần tình, thanh thanh, tục tục...
Cũng tư duy nghệ thuật ấy , Xuân Hương đã phát huy và dân chủ hóa văn chương bác học một cách điệu nghệ. Ngôn ngữ trong thơ bà căng phồng ý nghĩa, không đứng yên mà nhảy múa...
Trên cả hai phương diện lịch sử tư tưởng và lịch sử văn học, Xuân Hương đã có những đóng góp rất quan trọng và đặt biệt là trước đó và đương thời không ai làm được.Và trở thành một nghệ sĩ đầy cá tính với bút pháp độc đáo, một bậc kì nữa, kì tài.
 
S

silvery21

Đã là người Việt Nam sẽ không còn ai xa lạ với Hồ Xuân Hương – người được Xuân Diệu mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.


Tiếng thơ Xuân Hương là tiếng thơ của một người phụ nữ tài hoa, cá tính nhưng phải chịu sự gò bó của lễ giáo phong kiến khắt khe, kìm kẹp cuộc sống. Bao khao khát, bao nguồn sống mãnh liệt không được bộc lộ trong cuộc sống được bà gởi gắm cả vào trong thơ. Thơ Xuân Hương là những nỗi niềm không chỉ của riêng tác giả mà của tất cả những phụ nữ bất hạnh trong xã hội phong kiến thế kỉ XIV.

Có thể nói, thơ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ. Không phải là những “cung tần” như trong “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều hay những người chinh phụ trong “chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn mà là những người phụ nữ bình dân, lam lũ; những số phận bất hạnh. Ngoài văn học dân gian, Hồ Xuân Hương là nhà thơ đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc đã đem đến cho thơ văn tiếng nói của những người phụ nữ ấy. Đó không chỉ là những tiếng than:

“Năm thì mười họa chăng hay chớ

Một tháng đôi lần có cũng không

Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm

Cầm bằng làm mướn, mướn không công”

(Lấy chồng chung)

mà còn là những tiếng thét căm hờn:

“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”

(Cảnh chồng chung)

Ai cũng biết, cuộc đời cũ, đau khổ chẳng phải là phần riêng dành cho ai, nhưng những người chịu đựng nhiều hơn cả vẫn là phụ nữ và nỗi đau của họ bao giờ cũng có khía cạnh chua xót, tái tê riêng. Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ, bà thấu hiểu tất cả những nỗi đau đó bằng kinh nghiệm của cuộc đời chung và cuộc đời riêng chẳng ra gì của mình; và bằng tiếng thơ, muốn nói lên những tiếng nói chia sẻ với họ. Vì vậy, thơ Xuân Hương luôn là tiếng kêu xé lòng của những người con gái nhẹ dạ:

“Cả nể cho nên hoá dở dang

Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng”

(Dở dang)

Của những thân phận lỡ dở:

“Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ

Sau giận vì duyên để mõm mòm”

(Tự tình 1)

Và của những số kiếp nổi nênh:

“Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh

Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh”

(Chiếc bách)

Đặc điểm của thơ Xuân Hương là không bao giờ dửng dưng, lạnh nhạt. Nhà thơ luôn có một trái tim cháy bỏng yêu thương. Trái tim ấy cùng chung nhịp đập với những thân phận phụ nữ bất hạnh, thay họ nói lên những tiếng nói phản kháng, thách thức, tuyên chiến với lễ giáo phong kiến:

“Không có, nhưng mà có, mới ngoan”

(Dở dang)

Trong xã hội cũ, có ai dám như Xuân Hương đứng ra bênh vực cho những người con gái dở dang ấy, có ai dám ngang nhiên thừa nhận những quy tắc đi ngược lại khuôn mẫu của lễ giáo phong kiến như bà. Những điều đó chỉ có ở bản lĩnh, một trái tim tha thiết, nồng ấm sự cảm thông của một tâm hồn nghệ sĩ.

Từ những tiếng nói cảm thông ấy, Xuân Hương còn lên tiếng đề cao ca ngợi họ, tìm thấy vẻ đẹp thực sự chân chính ở họ. Trong một loạt hình tượng nói về số phận bấp bênh, hẩm hiu của người phụ nữ như “chiếc bánh trôi” “bảy nổi ba chìm”; hay quả mít “vỏ nó xù xì”; con ốc nhồi “đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi”... nhà thơ luôn chú trọng nêu bật cái đẹp bên trong, cái đẹp tâm hồn của họ. Quả mít tuy “vỏ nó xù xì” nhưng “múi nó dày”, còn chiếc bánh trôi:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

(Bánh trôi nước)

Nhà thơ ca ngợi tuổi trẻ trắng trong, ngồn ngộn sức sống của những cô gái đang xoan trong “đề tranh tố nữ”:

“Chị cũng xinh mà em cũng xinh

Đôi lứa như in tờ giấy trắng

Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh”

(Đề tranh tố nữ)



Trong lịch sử văn học dân tộc, có lẽ Xuân Hương là người đầu tiên dám cất lên tiếng nói khẳng định tài năng trí tuệ của người phụ nữ, nói lên ước vọng được khẳng định mình:

“Ví đây đổi phận làm trai được

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”

(Đề đền Sầm Nghi Đống)

Cái ước vọng ấy là của một người luôn ý thức được giá trị của mình, luôn có những cái vỗ ngực tự xưng đầy thách thức:

“Quả cau nho nho miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương đã quệt rồi”

(Mời trầu)

“Tài tử văn nhân ai đó tá

Thân này đâu đã chịu già tom”

(Tự tình 1)

Có thể nói, tuy chưa phản ánh được những mâu thuẫn lớn của thời đại, chưa có tầm nhìn xa để thấy hết những đau khổ và khát vọng của con người, song Hồ Xuân Hương cũng đã đóng góp cho nền thơ ca dân tộc một tiếng thơ hết sức độc đáo. Thơ bà là thứ thơ giải phóng cá tính, dám khẳng định cá tính và bản lĩnh riêng. Bà là nhà thơ đầu tiên dám đưa cá tính vào trong thơ. Chính cá tính ấy đã giúp cho tiếng thơ của bà khi nói về người phụ nữ có một sắc thái riêng, hoàn toàn khác với những nhà thơ viết về phụ nữ trước đó và cả sau này. Nếu như Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm nói về người phụ nữ bằng sự xót thương, với những giọt nước mắt cảm thông, và người phụ nữ trong thơ họ hiện lên hết sức đáng thương thì hình tượng người phụ nữ trong thơ Xuân Hương lại khác hẳn: luôn ngẩng cao ở tư thế hiên ngang, đầy bản lĩnh và bà không chìm vào khóc thương cho số phận của họ. Bởi Xuân Hương hiểu rằng, cuộc đời cũ nước mắt đã đọng thành sông thành bể, khóc thêm vài giọt nữa phỏng có ích gì. Xuân Hương không muốn khóc. Bà muốn nói lên tiếng nói đầy mạnh mẽ để người phụ nữ có thêm nghị lực để sống và để chống chọi với cuộc sống.

Chính điều đó đã làm nên một Hồ Xuân Hương độc đáo trong lịch sử thơ ca Việt Nam.

Ngày nay, cuộc sống đã đổi thay nhiều, xã hội đã công bằng hơn với người phụ nữ. Nhưng có những nỗi đau khổ đã trở thành hằng số muôn đời của người phụ nữ và đâu đó xung quanh ta vẫn còn nhiều mảnh đời chị em bất hạnh. Vì vậy, mà thơ Xuân Hương vẫn còn vẹn nguyên giá trị và sức sống. Đọc thơ Xuân Hương, không chỉ là để đồng cảm, để sẻ chia mà còn là chiêm nghiệm, suy ngẫm
 
S

silvery21

1.Những vần thơ viết về người phụ nữ.
Vấn đề người phụ nữ là vấn đề thời sự của văn học giai đoạn này. Vấn đề người phụ nữ được đặt ra với qui mô sâu rộng và được soi sáng ở nhiều góc độ rất tinh tế. Dường như trong giai đoạn này không có mấy nhà thơ không viết về người phụ nữ. Sáng tác trong bối cảnh văn học ấy, với tính cách và cảnh ngộ riêng của mình, nhà thơ đã viết rất nhiều về người phụ nữ.
2.1.1.Ðối tượng người phụ nữ mà thơ Hồ Xuân Hương hướng tới.
Viết về người phụ nữ, bà đã viết về người phụ nữ lao động, người phụ nữ bình dân với nhiều bất hạnh. Bà viết về họ một cách trực tiếp với một thái độ dũng cảm.
2.1.2.Nỗi đau của hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương.
Tiếp tục tiếng nói của truyền thống văn học dân tộc, viết về người phụ nữ Hồ Xuân Hương cũng đã viết về nỗi đau của họ. Có thể nói hình ảnh người phụ nữ với cảm xúc khổ đau gần như thấm khắp các thi phẩm viết về mình, viết về người phụ nữ của Xuân Hương. Người phụ nữ trong thơ bà dường như chưa một lần nhận diện được hạnh phúc. Nỗi đau của người phụ nữ hiện lên trong thơ bà cũng rất tập trung, rất nổi bật.
2.1.2.1.Nỗi đau của tình duyên không toại nguyện.
Bài thơ tiêu biểu cho nỗi đau này là bài Mời trầu. Bài thơ cùng với chùm thơ tự tình I, II, III làm nên mảng thơ đặc biệt cuả Xuân Hương thi tập- mảng thơ tâm sự, thơ thân phận. Ðây là những bài thơ trực tiếp thể hiện nỗi lòng, suy nghĩ và khát vọng của tác giả về cuộc đời và thân phận mình.
Bài thơ có thể được sáng tác thời còn trẻ vì lời thơ chưa đến nỗi chua chát.
Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Ðừng xanh như lá, bạc như vôi.
-Hai câu đầu nhân vật trữ tình giới thiệu miếng trầu và mời trầu
+Miếng trầu bao gồm những sự vật nhỏ mọn, nếu không muốn nói là tầm thường.
+Ở đây miếng trầu, quả cau, ngôn ngữ tự xưng và phong cách khẩu ngữ Này, mới quệt rồi, tất cả đã có ý nghĩa biểu hiện một người con gái có ý thức về bản thân, có bản lĩnh nhưng cũng có tấm lòng bình dị, chân chất cũng có những tình cảm rất chân thành.
-Hai câu cuối: Nhân vật trữ tình bộc bạch nguyện vọng trong quan hệ tình cảm lứa đôi.
-Bài thơ có một kết cấu đặc biệt: câu ba là khát vọng, câu bốn là cảm nhận về hiện thực cay đắng trong cuộc sống tình duyên của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến. Phải chăng với kết cấu này, tác giả muốn nói rằng trong cuộc đời cũ đối với người phụ nữ hạnh phúc chỉ là điều có trong mơ ước, còn khổ đau luôn là hiện thực.
-Về phương diện bút pháp, hai câu thơ nhắn nhủ, kêu gọi, răn đe này lại có tính chất đảo ngược vị trí của quá trình chuyển hóa: Xanh+bạc=thắm(thắm,bạc,xanh. Bài thơ là lời kêu gọi về một tình yêu chân thành, say đắm, thủy chung nhưng khép lại thì dư âm, ấn tượng về một hiện thực cay đắng xanh như lá, bạc như vôi vẫn cứ nặng trĩu trong tâm hồn người đọc.
Bài tự tinh số I:
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu không đánh cớ sao om
Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ
Sau giận vì duyên để mõm mòm
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom.

-Hai câu đề: Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà gáy trên bom, qua tiếng gà văng vẳng là cả một không gian vắng lặng.
-Hai câu thực: Hai câu thực nói rõ nỗi oán hận và gọi nó là sầu, là thảm.
-Hai câu luận: Vẫn phô bày tiếp nỗi buồn, nỗi giận do những tiếng mõ thảm, những tiếng chuông sầu kia gợi nên.
-Hai câu kết: Kết thúc bài thơ là tiếng gọi vừa có tính chất nghi vấn (hỏi), vừa có tính chất than- gọi Tài tử văn nhân ai đó tá. Ðó là cách gọi suông vì không có ai đáp lại và không được đáp lại thì người gọi đã buồn càng buồn hơn. Song câu kết thúc vẫn là một lời thách đố với số phận, với duyên kia. Duyên kia dù đã mõm mòm nhưng thân này đâu đã chịu già tom. Câu thơ như nói lên cái bản lĩnh cứng cỏi, cái sức sống khỏe khoắn mang màu sắc bướng bỉnh của người con gái đầy oán hận đối với cuộc đời-Hồ Xuân Hương.
Qua bài thơ, chúng ta như nhận ra Hồ Xuân Hương là nhà thơ đau hết chỗ đau, buồn hết độ buồn nhưng vẫn bướng, vẫn ngang, vẫn không chịu đầu hàng, buông xuôi số phận. Vì lẽ đó mà bài thơ có giá trị nhân bản cao.
Ở bài tự tình số II, tác giả lại viết:
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con
Sự sống của đất trời cứ vận hành như muôn thưở vậy, còn riêng mình thì vẫn cứ bất hạnh, hẩm hiu trong số phận, trong tình duyên.
Ðọc thơ bà, người đọc có cảm giác người phụ nữ trong thơ Xuân Hương gần như chưa một lần nhận diện được hạnh phúc.
2.1.2.2.Nỗi đau không được làm chủ cuộc đời.
Nỗi đau này được tác tác giả tập trung khắc hoạ trong bài Bánh trôi nước và Tự tình III.
Bài Bánh trôi nước:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
-Hai câu khai thừa:
+Câu1: Câu thơ như là sự bằng lòng, sự vừa ý của người phụ nữ ý thức được vẻ đẹp của mình. Ðó là vẻ đẹp của nước da trắng nõn nà, thân hình gọn gàng, xinh xắn.
+Câu 2: Con người với vẻ đẹp ấy đáng lí phải được sống trong hạnh phúc nhưng không, người con gái ấy đã phải sống một cuộc đời bảy nổi ba chìm với nước non .
-Hai câu chuyển hợp:
+Câu 3: Rắn nát (cứng mềm), hạnh phúc hay đau khổ, đời minh ra sao, may mắn, rủi ro đến mức nào là hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Người khác đó là cha, là chồng, bởi xã hội phong kiến vốn là xã hội nam quyền.
Mặc dầu, liên từ vừa nói sự phụ thuộc vừa hàm nghĩa đối lập, ta như nhận ra một thái độ bất chấp, bất cần cuã nhân vật trữ tình. Giọng thơ như thách thức.
+Câu 4: Liên từ mà cũng hàm nghĩa đối lập (có nghĩa là nhưng). Từ này được đặt ở vị trí đầu câu thơ nên ý nghĩa đối lập càng mạnh. Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào người phụ nữ vẫn giữ được phẩm chất trong sạch, trắng trong của mình. Giọng thơ quả quyết, tự tin, tự hào. Người phụ nữ ý thức được một cách đầy đủ nỗi đau và vẻ đẹp-vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn của minh.
2.1.2.3.Nỗi đau của thân phận làm lẽ.
-Bài thơ có giá trị nhất trong chùm thơ nói về nỗi đau khổ của người phụ nữ là bài Làm lẽ.
+ Hai câu đề:
Câu phá đề: Nhà thơ nói thẳng ngay vào vấn đề một cách cụ thể bằng
cách dựng lên cảnh:
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng

Câu thơ được ngắt làm hai theo biện pháp đối ngẫu của thơ Ðường luật, nhằm đối lập hai cảnh sống trái ngược nhau, một bên thì ấm áp, một bên thì lạnh lẽo.
Câu thừa đề: Tiếp tục ý của câu phá đề, mặt khác tác giả ném ngay cái bực bội, cái căm uất của mình lên cảnh sống bất công đó:
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Lời, ý của câu thơ rất mạnh bởi độüng từ chém mang thanh trắc rất gọn, sắc. Ðây là một lời chửi trong khẩu ngữ của quần chúng.
-Hai câu thực:
Từ thái độ căm giận, Xuân Hương đã chuyển sang miêu tả mối quan hệ vợ chồng của cảnh làm lẽ. Cũng tiếp tục ý của hai câu đề, tác giả trình bày sự thiệt thòi của người vợ lẽ một cách cụ thể hơn. Quan hệ ái ân giữa người chồng và người vợ diễn ra trong tình trạng:
Năm thì mười họa hay chăng chớ

Một tháng đôi lần có cũng không
-Hai câu luận:
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm

Cầm bằng làm mướn, mướn không công
+Xuân Hương đã vận dụng hai thành ngữ chịu đấm ăn xôi và làm mướn
không công để nói lên thân phận người vợ lẽ. Sự láy lại xôi lại hẩm, mướn không công cùng với nghệ thuật tiểu đối đã cực tả được cảnh khổ nhục của người vợ lẽ.
-Hai câu kết:
Thân này ví biết nhường này nhỉ

Thà trước thôi đành ở vậy xong.
Ðây là lời tâm sự của người vợ lẽ, tự lòng mình nói với mình. Hai tiếng thân này cùng với những từ biểu thị ý hối hận buông xuôi đi liền nhau:Ví biết, thà, thôi đành, vậy xong nghe như một tiếng thở dài não ruột, nhưng tiếng thở dài này lại chứa đựng một sự phản ứng, một lời tố cáo đối với chế độ đa thê.
Tóm lại bài thơ đã nói lên nỗi xót xa, tủi nhục của kiếp lấy lẽ và thái độ của tác giả trước thực trạng đó.
2.1.2.4.Nỗi đau của sự dở dang.
Bài thơ Sự dở dang.

Ở bài thơ này tác giả không trực tiếp phản ánh nỗi đau khổ, tủi nhục mà các cô gái lỡ làng phải chịu đựng nhưng qua bài thơ người đọc cũng có thể hình dung ra được sự tàn bạo, sự khắc nghiệt của lễ giáo phong kiến đối với họ.
Tóm lại viết về nỗi khổ của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã viết được những điều mà không mấy ai viết được. Nhà thơ chưa nói đến toàn bộ nỗi khổ của họ mà chủ yếu bà đi sâu vào những nỗi đau có tính chất giới tính nhưng không kém phần bi kịch. Nhưng những bài thơ trên của Hồ Xuân Hương đã hòa vào tiếng nói chung của văn học đương thời để nói lên tiếng nói về cuộc đời đầy bất hạnh của người phụ nữ.
2.1.3.Vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương.
Viết về người phụ nữ, Hồ Xuân Hương còn có những bài thơ bày tỏ niềm kiêu hãnh của mình về vẻ đẹp tâm hồn; vẻ đẹp của tài năng, trí tuệ; vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ.
2.1 3.1.Vẻ đẹp tâm hồn.
-Trong bài thơ Ðề tranh tố nữ, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp bất diệt của tuổi xuân, sự trinh trắng của ho:ü
Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Ðôi lứa như in tờ giấy trắng
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh

-Trong bài Bánh trôi nước, nhà thơ đã ca ngợi, đề cao, trân trọng phẩm chất kiên trinh của người phụ nữ. Dù sống trong hoàn cảnh nào họ cũng giữ được tấm lòng son.
-Trong bài Làm lẽ, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của sức chịu đựng, sức phản kháng cuả người phụ nữ.
-Bài Mời trầu lại là cái nhìn về vẻ đẹp của khát vọng sống.
-Bài Sự dở dang lại là vẻ đẹp của đức hi sinh, của sức phản kháng.
2.1.3.2.Vẻ đẹp của tài năng, trí tuệ.
-Trong bài Ðề đền Sầm Nghi Ðống, tác giả đã thể hiện đượcsự tự ý thức về mình, thể hiện được tài năng của người phụ nữ.
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo

Ví đây đổi phận làm trai được.
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
Ði qua ngôi đền thờ tên tướng bại trận, nhà thơ phụ nữ này đã không chịu cất nón, cúi đầu chào kính cẩn, trái lại còn buông lời chê cười, mỉa mai: ghé mắt tức là nhìn liếc, nhìn bằng nửa con mắt. Kìa là chỉ, trỏ, không đáng chú ý. Ðứng cheo leo: Thế đứng buồn tẻ, không có gì là vững chãi. Ðặc biệt ở hai câu kết nhà thơ đã dám nói một điều táo bạo: Nếu được làm trai thì sự nghiệp anh hùng của ta sẽ không xoàng, không tồi tệ như sự anh hùng của nhà ngươi đâu.
2.1.3.3.Vẻ đẹp thân thể.
-Hồ Xuân Hương còn công khai ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ.
-Cách miêu tả của Xuân Hương thuộc vào loại độc đáo nhất của thời dại. Bà chú ý đến những bộ phận thân thể thường được dấu kín của con người. Những bộ phận đó văn học thời đại thường né tránh. Riêng Hồ Xuân Hương lại nhìn thấy đó chính là một trong những biểu hiện của vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ. Cách miêu tả của bà cụ thể, không chung chung, mờ nhạt:
Ðôi gò Bồng đảo hương còn ngậm
Một lạch Ðào nguyên suối chửa thông
Tất cả còn phong nhụy, trinh nguyên.
Tóm lại viết về người phụ nữ Hồ Xuân Hương đã biểu thị một thái độ xót thương, thông cảm, tin yêu và đấu tranh bênh vực cho quyền sống của họ. Cũng vì thế mà thơ bà có giá trị nhân đạo sâu sắc.
 
S

silvery21

Bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương bạn tham khảo 2 bài viết này:
“Tự tình 2”_một trong chùm thơ 3 bài cùng tên của Hồ Xuân Hương, dù chưa rõ thời điểm sáng tác, nhưng người đọc có thể dễ dàng đoán đc. chúng đã được viết nên khi nhà thơ đang ở trong tâm trạng chua xót nhất, cay đắng nhất trước những éo le trên con đường tình duyên. Ba bài thơ là 1 sự chuyển biến tâm lí rất lôgich mà cũng mang nặng 1 bi kịch của người phụ nữ gặp trắc trở trong hạnh phúc lứa đôi. “Tự tình 1” là 1 khao khát mãnh liệt đến không chịu nổi của tác giả, giọng thơ mang đầy vẻ thax thức, nhất quyết hok cam chịu 1 số phận hẩm hiu : “Tài tử văn nhân ai đó tá?/ Thân này đâu đã chịu già tom”. Đến “Tự tình 2”, những đợi chờ, hi vọng dần bị thời gian tàn nhẫn làm cho chai sạn lạnh lùng, làm nguội đi trái tim đang bừng bừng khao khát của tác giả “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí kon kon...” Càng hi vọng bao nhiu thì càng thất vọng bấy nhiu, H2X dần trở nên ngao ngán, và mất niềm tin vào cuộc đời. Và khi “Tự tình 3” được đặt bút, là khi tác giả đã chìm xuống tận cùng của hố sâu thất vọng , bà hok còn mong mỏi điều j` nữa, mà buông xuôi, để mặc cho số phận đưa đẩy “Chiếc bánh buồn vì phận nổi nênh/ Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh”. Ôi, còn đâu là con ng` mạnh mẽ, cá tính, bướng bỉnh, không chịu khuất phục điều j`?(Câu này hem bít có đúng hok các bạn xem lại choa tớk :”>) Thế mới biết số phận tàn nhẫn có thể làm lạnh lùng cả 1 tâm hồn cứng rắn nhất, mạnh mẽ nhất, biến nó thành thờ ơ, vô kảm. Và đó quả thật là 1 bi kịch, bi kịch của những ng` fụ nữ gặp éo le trong số phận cuộc đời (kả câu nài nữa vì tớk vốn hok tin có 1 thứ gọi là “số phận” và tớk tin là bà H2X cũng vậy ^^).
(Phân tik):
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ kái hồng nhan vs nước non.”
Mở đầu bài thơ là một âm thanh khá âm vang và đầy hối hả: Trống canh dồn. Nhưng, dù mãnh liệt đến mấy, tiếng trống cũng vẫn chỉ là âm thanh duy nhất trong đêm vắng, nếu hok có nó thì đêm khuya sẽ trở nên vô cùng vắng lặng. Cái động đã đc. sử dụng để tôn lên kái tĩnh, cái cô độc, trống trải của đêm khuya. Nửa đêm là thời gian sum họp vợ chồng, là thời điểm của hạnh phúc lứa đôi. Vậy mà lại có 1 ng` phục nữ tỉnh dậy vào đúng thời khắc thiêng liêng ấy, hay vì cả đêm ng` phụ nữ ấy đã không ngủ đc. vì thiếu vắng 1 điều j` đó, vì tâm trạng đang mang nặng một nỗi niềm? Tiếng trống canh âm vang từ xa vọng lại như đang thúc giục thời gian qua mau, gọi đến 1 điều vô cùng đáng sợ đối với 1 ng` đàn bà vẫn còn thân đơn gối chiếc: Tuổi già. Tuổi già càng đến gần nghĩa là hi vọng càng tuột xa, mọi mong mỏi, khát khao càng trở nên vô vọng. Tiếng trống dồn dập cứ xoáy vào tâm can tác giả, nó âm vang, trong tâm tưởng, âm vang trong suy nghĩ, hok tài nào dứt ra được. Dồn dập, hối hả, tiếng trống không chỉ bao trùm lên không gian mà còn lên cả thời gian nữa, và ta tự hỏi, đêy có thật là tiếng trống hiện hữu trong đời sống thực tại hay phải chăng đó là tiếng trống cất lên từ tấm lòng thổn thức của tác giả, tiếng trống ám ảnh về 1 bi kịch đang ngày đến gần hơn với bà....“Trơ cái hồng nhan với nước non”_Khi thời gian cứ lướt qua càng lúc càng dồn dập, thì cũng là lúc “cái hồng nhan" ngày một “trơ” ra với đời. “Hồng nhan” là một từ dùng để chỉ nhan sắc, chỉ gương mặt xinh đẹp của ng` phụ nữ. Đó là điều mà bất cứ người phụ nữ nào có đc. cũng phải hết sức tự hào, hết sức coi trọng và nâng niu. Nhưng từ “cái” gắn liền với “hồng nhan” như một hòn đá kéo nặng cả câu thơ xuống, khi đập tan bâo nhiêu niềm tự hào, bao nhiêu trân trọng mà biến “hồng nhan” trở thành một thứ đồ vật tầm thường hok hơn hok kém. Hồng nhan để làm j` khi nửa đêm phải tỉnh giấc, trong cái trống trải lạnh lẽo đến đắng cay? Hồng nhan để làm gì khi nó đâu phải là vĩnh cửu mà sẽ nhanh chóng vỡ tan theo từng nhịp trống dồn? Tác giả ý thức được nhan sắc của mình nhưng cũng ý thức được những bất hạnh và chua xót mà mình đã, đang và sẽ phải nếm trải. Và khi nỗi đau lên đến đỉnh điểm, người phụ nữ sẽ trở nên “trơ” ra với “nước non”, với cuộc đời. Từ “trơ” được đảo lên đầu câu nhằm nhấn mạnh sự vô kảm, lạnh lùng, thờ ơ trước những đớn đau đã trở nên quá quen thuộc. Còn j` đau xót hơn khi những bất hạnh lại trở thành một điều j` đó rất thường tình, cứ đeo đẳng, bám lấy con người ta và thậm chí khiến người ta trở nên nhàm chán, mất hết cảm xúc và trở nên trơ ra như gỗ đá? Chưa hết, từ “trơ” trong câu thơ còn mang một nghĩa khác, một hàm ý cay đắng và chua xót không kém: Trơ trọi. Tác giả nhận thấy mình hok có j` kả, hok có tình yêu, hok có hạnh phúc, chỉ đơn độc, lẻ loi một mình trong cuộc đời này. Từ “trơ” đặt ở đầu câu cộng với cách ngắt nhịp 1/3/3 đẩy từ “trơ” tách biệt một mình đã xoáy sâu, nhấn mạnh vào tâm trạng cay đắng, tủi hổ và bẽ bàng của bà. Câu thơ như một lời đay nghiến, m** mai chính mình, có hồng nhan mà phải trơ ra như thế Thật đáng thương cho số phận của nhà thơ, đáng thương cho một kiếp người tài hoa mà bất hạnh. Và cũng thật đáng thương cho những người phụ nữ đương thời bị đè nén, áp bức với những hủ tục phong kiến đến mức xơ xác, héo mòn cả một phận hồng nhan......
Nhưng, dù đáng thương, chua xót đến mức nào, chúng ta vẫn phải công nhận một “bản lĩnh Xuân Hương” rất đáng nể phục trong hai câu thơ, khi mà “trơ” hok chỉ là một sự bẽ bàng hay vô kảm mà còn là thách thức. “Trơ” kết hợp với “nước non” và “hồng nhan” đựoc xếp ngang tầm thiên nhiên vũ trụ đã cho ta thấy sự can đảm, dám đương đầu với những j` lớn lao nhất, khó khăn nhất của bà. Đó quả thật là một ý chí đáng nể phục, một bản lĩnh đáng ngưỡng mộ của Hồ Xuân Hương.
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xê khuyết chưa tròn.”
Hai câu thơ vẽ lên một khung cảnh rất thật mà cũng chứa chan bao nỗi niềm của tác giả. Một người phụ nữ mà phải ngồi uống rượu một mình trong đêm vắng thì quả là một sự bất hạnh. Con người ta chỉ uống rượu vì hai mục đích: Một là để sẻ chia và hai là để để quên sầu. Sẻ chia là khi con ng` ta nhất định phải uống cùng bạn bè, đặc biệt là tri kỉ, để nói lên những nỗi lòng, tâm sự cho nhau nghe và nhận lại đc. sự cảm thông và thấu hiểu. Chẳng thế mà Nguyễn Khuyến từng viết:“Rượu ngon không có bạn hiền/Không mua không phải không tiền không mua”Còn khi muốn quên sầu, là lúc con ng` ta đang ở trong tâm trạng cay đắng nhất, khi xung quanh không có 1 ai để có thể chia sẻ nỗi niềm và ta chỉ còn biết tìm quên trong men rượu, một mình. Nhưng liệu chén rượu có làm tan đi bao nỗi cô đơn, tủi nhục trong lòng, hay Hồ Xuân Hương uống rượu mà như uống bao giọt sầu giọt tủi, như nuốt từng giọt đắng giọt cay. Chén rượu là chén sầu mà người uống chẳng thể đổ đi đươc mà chỉ có thể lặng lẽ, âm thầm nuốt vào cổ họng, để đau khổ cũng chẳng mất đi đâu mà lại trở lại trong chính tâm trí mình. "Say lại tỉnh"_Uống rượu có thể say, nhưng sau cơn say người ta sẽ lại tỉnh. Tỉnh rồi, người ta mới nhận ra, hương rượu còn để lại vị đắng chát trên đầu lưỡi. Và những đau khổ, chua xót sau cơn say càng đc.nhân lên vạn lần. Cụm từ này đã cho ta thấy một vòng luẩn quẩn, đầy bế tắc rất đỗi xót xa của tác giả. Bà cứ bị đẩy qua đẩy lại liên hồi trong vòng tuần hoàn nghiệt ngã của số phận. Và ta nhớ đến một hình ảnh bẽ bàng tủi nhục của nàng Kiều ngày nào "Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh/ Giật mình mình lại thương mình xót xa.." Đến câu thơ tiếp theo, nỗi đau lại tiếp tục được thể hiện rõ ràng và đậm nét. "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"_Có vẻ như Hồ Xuân Hương đã ngồi một mình bên chén rượu như thế đến hết đêm, đến tận khi “mặt trăng bóng xế”, nhường chỗ cho một ngày mới. Bà cứ ngồi uống rượu và ngằm trăng như vậy, như mong chờ một sự đồng cảm và sẻ chia. Nhưng bà đã nhìn thấy j`? Một sự đồng cảm chăng? Hay bà chỉ thấy số phận dở dang của mình đang hiện diện trong một vầng trăng khuyết? Trăng vốn là một biểu tượng của hạnh phúc, là hình ảnh đại diện cho cho những ước mơ và hy vọng. Nhưng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương lại xót xa đến mức “khuyết chưa tròn”, một hạnh phúc không hề trọn vẹn,một cuộc đời còn dang dở với những éo le, trắc trỏ trong tình duyên. Hạnh phúc của bà chỉ như vầng trăng khuyết mà bà không thể biết ngày mai trăng sẽ lại khuết tiếp hay sẽ tròn. Ánh trăng sáng mà lạnh lẽo vô cùng khi ẩn hiện trong nó một nỗi cô đơn, trống vắng.Và “bóng xế” đi kèm với trăng lại gợi nên một nỗi niềm trong lòng tác giả: nỗi lo sợ trước tuổi thanh xuân đang mất đi. Trăng đã xế mà vẫn khuyết chưa tròn, giống như tuổi xuân của Xuân Hương đang dần mất đi mà tình duyên vẫn không được trọn vẹn. Hình ảnh mặt trăng là hình ảnh ẩn dụ vô cùng độc đáo và đặc sắc, miêu tả chính xác và vô cùng sinh động ngoại cảnh mà cũng bộc lộ được tâm cảnh, những suy nghĩ, tâm tư đang hiện hữu trong lòng bà.
Nhưng dù có thất vọng, dù có đau xót, chán chường đến mức nào, Hồ Xuân Hương vẫn là một người phụ nữ đầy bản lĩnh. Và sâu thẳm trong tâm trí bà, dù yếu ớt đến đâu vẫn luôn lóe lên một ánh lửa khát khao, hy vọng, không chịu khuất phục mà muốn vùng lên thay đổi cuộc sống của mình. Hai câu thơ tiếp theo đã nói lên điều ấy:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn..”
 
S

silvery21

bai` nay` dai` wá fải tách ra


Một hình ảnh thiên nhiên rất dữ dội, đầy cựa động, giống như tính cách bướng bỉnh, hok chịu khuất phục điều j` của chính tác giả vậy. Ở Hồ Xuân Hương, sự buồn tủi bao h cũng gợi nên những phản ứng tik cực (giống mình :”>). Bà hok buông xuôi, hok đầu hàng mà lun cố gắng tìm cách để thay đổi vận mệnh, cho dù những cố gắng đó mới chỉ dừng lại trong suy nghĩ. Hai câu thơ tửong như chỉ miêu tả cảnh vật xung quanh, nhưng chính đặc điểm của những cảnh vật đó đã đc. dùng để bộc lộ tâm trạng của con người. Hàng loạt động từ mạnh, đầy sắc thái biểu cảm như “xiên”, “đâm” được đảo lên đầu câu cùng với những bổ ngữ độc đáo, ấn tượng đi kèm với nó đã thể hiện rất rõ cảm xúc của bà. Rêu “xiên ngang”, dàn trải như bao phủ khắp cả mặt đất. Không phải xiên dọc hay xiên chéo j` kả mà phải là “xiên ngang”, những tảng rêu như chọc thủng mặt đất để đâm lên một cách đầy ngang tàng, ngạo nghễ. Đá “đâm toạc” chĩa lên nhọn hoắt đầy đe dọa như muốn xuyên thủng cả bầu trời. Và cũng chẳng phải đâm thủng hay đâm xuyên gì hết mà là “đâm toạc”, tảng đá dường như đã bị dồn nén tất cả những căm hậm, phẫn uất mà đâm thẳng lên, xé toạc tất cả những j` đang gò bó, áp đặt chúng. Chỉ là những cảnh vật bình thường, không có j` đặc biệt như rêu và đá, nhưng qua cái nhìn đầy ấm ức, bất mãn của tác giả, chúng đã trở nên vô cùng sống động. Cựa động, nổi loạn, phá phách, muốn đập tan những j` gò bó để đc. tự do vùng vẫy giữa đất trời, thiên nhiên hòa hợp với con người, đặc điểm thiên nhiên cũng chính là nỗi niềm của nhân vật. Và ta cũng thấy đc. tâm trạng phẫn uất của H2X với tuổi già và những luật lệ phong kiến cũng như số phận hẩm hiu đang tàn nhẫn ra tay bóp chết hạnh phúc của bà; những uất hận ây bị đè nén, gò ép trong lòng bà đến không chịu nổi chỉ chực vỡ òa ra, bà khao khát muốn đạp tung tất cả, muốn lật đổ mọi thứ, muốn tự do biết nhường nào. Nhưng dù sao, bà vẫn chỉ là một người phụ nữ phong kiến, một thân phận nữ nhi cô độc, dù phá phách, dù nổi loạn đến đâu thì tất cả vẫn chỉ kết thúc trong giới hạn ngôn từ. Bà không thể làm gì hơn được nữa....Mặc dù ta vẫn phải công nhận, đây là một suy nghĩ vô cùng mới mẻ, một tư tưởng đi trước thời đại, một tính cách hoàn toàn khácc biệt so với những người phụ nữ thời bấy h. Đó là một bản lĩnh, một cá tính Xuân Hương đáng trân trọng...
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con..” Những khát khao, vùng vẫy, nổi loạn cuối cùng cũng đã bị dập tắt trong sự chán chường, bất lực. Hồ Xuân Hương đã không thể vượt khỏi thân phận mình, vị thế nhỏ nhoi cô độc của mình trong xã hội. Kết thúc bài thơ là một sự cam chịu đc. thốt lên trong một tiếng thở dài ngao ngán. Bà đã phát ngán , đã chán lắm rồi cái vòng xoáy luẩn quẩn của số phận. Càng cố bao nhiêu thì càng thất bại bấy nhiêu, hi vọng càng nhiều thì thất vọng càng lớn, càng chua xót. Thế thì còn cố gắng để làm j` nữa? “Xuân”, hình ảnh nổi bật trong câu thơ có thể là mùa xuân, cũng có thể là tuổi xuân của tác giả. những mùa xuân cứ đến và đi, dòng thời gian cứ chầm chậm chảy, cũng có nghĩa là tuổi xuân của bà đang tuột mất từng ngày. Và nỗi đau của bà lại càng đc. nhân lên gấp bội. Hai chữ “lại” đứng ở cuối câu chứa đựng biết bao sự ngán ngẩm nặng nề của bà khi cảm nhận tuổi xuân đang trôi đi từng ít một. Bà chán ghét số phận hẩm hiu của mình, chán ghét vòng tình duyên ngang trái lun đeo đẳng, chán ghét hạnh phúc ít ỏi đến nỗi gần như không tồn tại. “Mảnh tình”, một cụm từ mang nặng nỗi trớ trêu của số phận. Tình iêu vốn là một điều j` đó thật cao cả thiên nhiên (Haiz ), Nhưng tình iêu của H2X lại như một mảnh vỡ nhỏ bé đc. sẻ ra từ hạnh phúc của ng` khác. Tình yêu của bà rẻ mạt như một sự bố thí, như một thứ đồ vật đã qua sử dụng ng` ta vứt lại cho bà. Đau xót biết mấy, khi “mảnh tình” lại là một thứ đc. chia năm sẻ bảy mà bà chỉ đc. nhận duy nhất một mảnh “tí con con”. Hạnh phúc của bà chẳng những không trọn vẹn mà còn nhỏ bé, ít ỏi đến mức tội nghiệp. Tình duyên như thế thì có để làm j`, chỉ cảng thêm tủi nhục đắng cay. Cách dùng từ giản đơn mà vẫn vô cùng độc đáo đã cực tả nỗi niềm của tác giả. H2X ngang tàng thách thức đầy nổi loạn ở trên là thế, nhưng cuối cùng, tất cả vẫn chìm vào vô vọng trong sự bất lực tột cùng và chán chường mệt mỏi. Những cố gắng vùng vẫy của bà chỉ là vô ích, bởi số phận của bà vốn đã là một bi kịch và mãi mãi chỉ là 1 bi kịch mà thôi. Có lẽ trong giờ phút ấy, bà đã muốn buông xuôi, muốn bỏ mặc tất cả cho số phận đưa đẩy, bà đã mất hết hy vọng.....Giọt nc’ mắt em...âm thầm buông rơi, đêm sầu đơn côi.....trong tim em ôm trọn một nỗi sầu bơ vơ.......đành khóc vậy thôi.....Liệu H2X có thể vượt qua tất cả để có thể trở lại là một ng` phụ nữ yêu đời mạnh mẽ không sợ j` cả như ngày nào? Đó vẫn là một câu hỏi còn dở dang của những thân phận phụ nữ đem thân đi lam lẽ, phận ng` mà hạnh phúc không bao h trọn vẹn mà chỉ nhỏ nhoi như 1 mảnh gg vỡ.....Câu thơ đã diễn trả đc. đỉnh đ? bi kịch của H2X và cũng là của n~ ng` fụ nữ thời bấy h...

Chúc bạn thành công!
 
S

sa0_d0i_ng0i

cảm ơn bạn nhìu nhìu nha! tớ cần nhìu hơn thế này hì hì hơi tham lam nhỉ nhưng bạn có thể giúp tớ tìm thêm được không vì tớ không có thời gian lên mạng đâu híc giúp tớ tìm thêm nha tớ xin cảm ơn và hậu tạ hì hì
 
C

cunyeu_th

Các ban ơi giứp mình làm bài này với: " Hãy viết một bài bình nới về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam" Cảm ơn nha!
 
Top Bottom