Đây chắc kiểu tính toán của thí nghiệm lớp 10, thực sự hơi đánh đố với mấy người không được học hoặc không hiểu về các dụng cụ. Theo mình có thể tiến hành thế này:
B1. Lắp máng nhựa vào giá thí nghiệm sao cho góc nghiêng của máng là 30 độ. (cao 25, dài 50)
B2. Lắp thước, đo chiều dài máng nghiêng, đánh dấu các vị trí: 1 vị trí 50 cm và 2 vị trí bất kỳ (gọi là x1, x2).
B3. Lắp thiết bị quang điện vào 2 vị trí bất kỳ đã đánh dấu, đồng thời lắp đồng hồ điện tự với 2 cổng quang điện.
B4. Đặt vật trên mặt nghiêng, ở vị trí 50cm, thả trượt xuống chân mpn.
B5. Đọc và xử lý số liệu.
*) phân tích bước 5. Giả sử ta đặt 2 cổng quang điện tại vị trí x1 và x2 bất kỳ. Khi vật trượt giữa 2 cổng này, thời gian đo được là T.
Giả sử thời gian khi vật từ x2 về chân dốc là t, ta có pt:
at^2 = 2.x2
a(t+T)^2 = 2.x1
Chia 2 vế pt, ta có x2/x1 = (t/(t+T))^2
Có T, x1, x2 ta tính được t.
Từ đó tính được a (gia tốc trượt trên mặt phẳng nghiêng).
Để tính được vận tốc tại chân dốc, ta áp dụng pt: V^2 = 2a.L với L là chiều dài mpn, a là gia tốc trượt, tính được v.
Có thể lấy x1 = 50cm, x2 = 0 cm để đơn giản hóa tính toán, tuy nhiên cách này đ6ọ chính xác không cao.