Văn 9 Bài thơ về tiểu đội xe không kính

006x

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng tám 2020
74
916
81
Vĩnh Long
Ẩn danh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Em hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ
Qua đó, em hãy so sánh người lính trong Bài Đồng Chí với người lính Bài Tiểu Đội Xe Không Kính. Từ những người lính em có nhận xét gì về dân tộc ta
Xin mọi người giúp đỡ ạ, ngày mai mình phải nộp rồi
@Trần Tuyết Khả
 
  • Like
Reactions: Iam_lucky_girl

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Em hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ
Qua đó, em hãy so sánh người lính trong Bài Đồng Chí với người lính Bài Tiểu Đội Xe Không Kính. Từ những người lính em có nhận xét gì về dân tộc ta
Xin mọi người giúp đỡ ạ, ngày mai mình phải nộp rồi
@Trần Tuyết Khả
Em tham khảo nhé
Không quá khi nói Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bởi lối thơ sôi nổi, trẻ trung mà sâu sắc, trong đó phải kể đến tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" với tinh thần yêu nước và quyết tâm giải phóng miền Nam
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim

Khổ thơ với hai câu thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê cùng điệp ngữ "không có" được nhắc lại tới ba lần đã khắc hoạ vô vàn những thương tích mà bom đạn kẻ thù đã lưu lại trên chiếc xe. Những chiếc xe thiếu thốn đến trần trụi, nếu mở đầu bài thơ chỉ nói rằng xe không có kính thì ở đây, ta còn thấy hình ảnh những chiếc xe không có đèn, không mui, thùng xe bị xước. Như vậy, hai câu thơ không chỉ là lời trần thuật, kể về sự thiếu thốn của những chiếc xe mà còn cho thấy mức độ ác liệt của chiến trường. Tuy vậy, mặc cho đạn bom, sự tàn phá dữ dội của kẻ thù làm xe bị biến dạng nhưng ý chí chiến đấu của người lính lại không bao giờ thay đổi. Điều đó được tác giả khẳng định ở câu thơ thứ ba "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước". Tác giả đưa ra mục đích, lí tưởng cao đẹp là vì "miền Nam phía trước", lí tưởng ấy đã trở thành động lực to lớn giúp những chiếc xe băng ra chiến trường, không gì cản trở nổi. Và hơn hết, xe chạy không chỉ vì động cơ máy móc mà còn có một động cơ tinh thần mạnh mẽ, đó là "trái tim". Trái tim ấy là trái tim yêu nước, trái tim can trường, trái tim hội tụ tất cả vẻ đẹp của người lính. Một trái tim chứa đựng hết thảy sức mạnh, đứng trước nó là từ "có" đối lập với rất nhiều cái "không có" ở trên, hay đó chính là sự tương phản giữa vật chất và tinh thần. Trong cuộc đọ sức giữa trái tim người lính và bom đạn kẻ thù, trái tim người lính đã hoàn toàn chiến thắng. Hình ảnh người lính trong thơ Phạm Tiến Duật với những phẩm chất cao đẹp đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Mỗi khi đọc tác phẩm, dường như ta sẽ liên tưởng đến người lính can trường, dũng cảm, cũng chiến đấu vì Tổ quốc trong "đồng chí" của Chính Hữu. Cả hai bài thơ có nét chung là đều viết về đề tài người lính, nói lên được phẩm chất tốt đẹp ở họ và hơn hết là ý chí chiến đấu vì Tổ quốc. Hai bài thơ, hai giai đoạn tuy có điểm chung nhưng không khỏi có sự khác biệt. Nếu người lính trong "Đồng chí" mang vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân thì người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” lại luôn trẻ trung sôi nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại. Qua hai tác phẩm, ta lại càng tự hào hơn về đất nước hình chữ S thân yêu. Trải qua bao thăng trầm, bao cuộc đấu tranh tàn khốc để giành lấy hoà bình, tự do, đất nước ta vẫn không chịu bỏ cuộc, không chịu khuất phục, vẫn có những con người dũng cảm, đánh đổi tất cả để bảo vệ Tổ quốc.
 
  • Like
Reactions: 006x
Top Bottom