Văn 11 Bài thơ Tràng Giang

Sở Huyền Anh

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng mười hai 2017
432
282
89
20
Nghệ An
THPT Tân Kỳ 1

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Ai giúp em đề văn này với ạ:
Cảm nhận về bài thơ Tràng giang để làm sáng tỏ ý kiến cho rằng: Tràng giang mở đầu bài thơ là buồn, kết thúc bài thơ là nhớ.
Em cảm ơn trước.
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến bàn về bài thơ "Tràng giang"
Thân bài:
1. Khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm
- Huy Cận (1919 - 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê: làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Đức Ân, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng. Ông là một trong những gương mặt tiêu biều của thơ ca Việt Nam hiện đại
- Bài thơ "Tràng giang" được viết vào mùa thu năm 1939, in trong tập "Lửa thiêng" - tập thơ đầu tay của Huy Cận
2. Giải thích ý kiến
- "buồn": nỗi sầu buồn của một "cái tôi" cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn
- "nhớ": nỗi nhớ quê hương, đất nước da diết của tác giả
=> Ý kiến rất xác đáng, nỗi buồn mở đầu bài thơ, trải dài trong từng đoạn và kết lại bằng nỗi nhớ quê da diết, sâu lắng
3. Chứng minh ý kiến
- Cảm xúc của tác giả bắt đầu từ nhan đề "Tràng Giang" và câu thơ đề từ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài". Ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã gợi cho người đọc cảm nhận về sự đối lập giữa không gian dài rộng mênh mông với cái nhỏ bé mong manh của con người
Bài thơ "Tràng giang" thấm đượm một nỗi buồn, mỗi khổ thơ thực chất là sự triển khai nỗi buồn đó
- Ngay ở khổ thơ đầu, cảnh sông nước mênh mang vô tận đã được gợi ra trước mắt chúng ta và hơn hết, nó gợi cảm xúc và ấn tượng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian và thời gian
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng"

+ "Sóng gợn tràng giang": những con sóng khẽ loang ra, lan xa, xô đuổi nhau, trải dài theo dòng sông mênh mang sông nước
+ Từ láy "buồn điệp điệp": vô biên những con sóng điệp trùng, vô vàn những nỗi buồn trong lòng người trỗi dậy
+ Con thuyền "xuôi mái nước song song": buông trôi theo dòng nước, rong ruổi mãi về cuối trời
+ Thuyền về nước lại: chuyển động ngược chiều -> thể hiện sự chia lìa, tan tác, sầu ly biệt bao phủ đất trời
+ Hình ảnh con thuyền bé nhỏ, buông xuôi đối lập với dòng sông bao la, vô tận
+ Đảo ngữ "củi một cành khô" nhấn mạnh sự khô xác, nhỏ nhoi, lạc loài, đơn chiếc của chiếc củi. Nó mang nét thô nhám của hiện thực, chi tiết mới mẻ so với thơ cổ điển -> Yên bình, xa vắng, đượm buồn
+ "Lạc mấy dòng": những dòng chảy cuộn xoáy dữ dội. Hình ảnh này đối lập với hình ảnh củi đơn độc, bé nhỏ -> Kiếp người giữa dòng nhân thế
+ Tâm trạng của con người
  • Buồn, cảm giác nhỏ bé giữa không gian rộng lớn -> Sầu vũ trụ
  • Ám ảnh về thân phận nhỏ bé, bơ vơ, chia lìa -> Sầu nhân thế
=> Tâm trạng cô đơn của trái tim nhạy cảm, của cái tôi lãng mạn trước 30-45

- Bức tranh không gian tầng bậc
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

+ Đảo ngữ "lớp lớp mây cao": những đám mây chất chồng lên cao mãi -> Bầu trời hùng vĩ, khoáng đạt
+ Động từ "đùn núi bạc": những đụn mây khổng lồ đang vận động, nối tiếp nhau điệp trùng huy hoàng như đất bạc
+ Hình ảnh "cánh chim": cánh chim bé nhỏ giữa trời chiều -> hình ảnh quen thuộc
+ Cái nhìn mới mẻ: tái hiện chuyển động vô hình của vũ trụ
+ "Chim nghiêng cánh", "bóng chiều sa": cánh chim chờ cả trời chiều
-> Thi liệu cổ điển nhưng cái nhìn hiện đại
+ Thủ pháp đối lập: bầu trời bao la, hùng vĩ với cánh chim đơn chiếc, nhỏ nhoi
-> Vẻ đẹp cổ điển: thi liệu quen thuộc, cấu tứ đối của thơ Đường
-> Vẻ đẹp hiện đại: cái nhìn của nhà thơ lãng mạn
+ Tâm trạng
  • Cô đơn, trĩu nặng suy tư về thân phận
  • Nhớ quê hương, yêu đất nước
-> Ấm áp tình quê, tình đời
- Tiếp nối mạch cảm xúc được gợi từ hai khổ thơ đầu, nỗi buồn càng được khắc sâu qua hình ảnh những cánh bèo trôi dạt lênh đênh trên sông nước mênh mông. Hình ảnh này cùng với hình ảnh "con thuyền xuôi mái" và "cành củi khô" lạc lõng trên sóng nước càng gợi ấn tượng về sự tan tác, chia ly cũng như nhấn mạnh nỗi sầu buồn trải ra mênh mông
"Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng"

+ Ấn tượng về sự chia ly tan tác làm cho lòng người sầu buồn và càng sầu buồn hơn khi mà toàn cảnh sông nước tuyệt nhiên không có bóng con người, cũng không có lấy một cây cầu giao nối đôi bờ. Nỗi hiu quạnh hoang vắng trong không gian mênh mông của trời rộng, sông dài càng làm cho con người thấy lòng trống trải, cô đơn

Bốn câu kết bài thơ vừa mở ra một khung cảnh thiên nhiên đẹp hùng vĩ vừa thể hiện tâm trạng của nhà thơ: nỗi nhớ quê hương da diết

Kết bài: Tổng kết lại vấn đề

P/s: Chúc bạn học tốt. Nếu có gì không hiểu thì hỏi lại mình nhé.

Xem thêm: Tổng hợp các topic học thuật đặc sắc của box Văn
 
Top Bottom