bai thơ tràng giang cuả huy cận kết hợp hài hoà giữa cổ điển và hiện đại?

T

thuha193

Mình có một vài gợi ý cho bạn

Cả bài thơ "Tràng giang" bàng bạc trong không khí Đường thi, không khí cổ điển dân tộc. Điều ấy được tạo nên bằng hàng loạt yếu tố được thống nhất nhuần nhuyễn (từ đề tài đến thể thơ, từ hình ảnh đến ngôn ngữ,...). Nào tứ thơ lữ khách trước hoàng hôn, con người trước cái mênh mang của vũ trụ, nào "lớp lớp mây cao", "chim nghiêng cánh", nào "khói hoàng hôn" trên sông nước mênh mông,... tất cả đều phảng phất sắc màu Đường thi, sắc màu cổ điển. Song trong cái "cũ" ấy lại ẩn chứa một tình cảm rất thời đại: nỗi buồn cô đơn của một cá nhân trong lòng xã hội thực dân nửa phong kiến. Bài thơ là một thể hiện đặc sắc của hiện tượng "bình cũ rượu mới" thú vị trong văn chương.

Chúc bạn làm bài tốt:)
 
S

snow_rain

Bài này mình đã được làm một lần rồi thì phải. Bạn thử xem dàn ý này có dcj ko nhé

Yêu cầu đề :Nghị luận văn học
Nội dung :sự cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
Phạm vi dẫn chứng:Bài thơ Tràng giang

Dàn ý chi tiết

Mở bài
-Giới thiệu về Huy Cận-Một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới 1932-1945
-Bài thơ Tràng Giang-một bài thơ mang cái buồn của cái tôi trước CM, với hình ảnh thơ vừa hiện đại vừa cổ điển.

Thân bài
1.Sự cổ điển trong bài Tràng Giang
a.Giả thích cổ điển là gì?
-Là những thi phát, hình ảnh thơ cổ được sử dụng trong văn học, đó là truyền thống là tinh hoa của văn học dân tộc.
-Thể hiện ở:thể loại, chữ viết, nghệ thuật miêu tả(gợi là chủ yếu), nhân vật trữ tình
b.Sự cổ điển trong bài Tràng Giang
-Sử dụng hình ảnh thơ cổ:
+Con thuyền: nối liền giữua dòng Tràng giang là hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng cho tâm sự của nhà thơ con thuyền kia mang theo nỗi buồn của nhà thơ trải khắp dòng sông mênh mông
+Dòng sông, bến vắng :Được sử dụng nhiều trong thơ cổ xưa
+cánh chim nhỏ :Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa. Hình ảnh này dcj dùng nhiều trong thơ cổ như câu thơ Chim bay về núi tối rồi(Truyện Kiều )
-vận dụng ý thơ của Thôi Hiệu"Nhật mộ hương quan hà xứ thị?-Yên ba giang thượng sử nhân sầu"(Tản Đà dịch là quê hương khuất bóng hoàng hôn-trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?)
-Hình ảnh người thi sĩ mang nỗi buồn thời thế, nỗi nhớ nhà như các vị Nho sĩ ngày xưa.

2.Sự cổ điển mà hiện đại
-Cảnh vật đều có sự vận động ko tĩnh như thơ cổ:sóng gợn , nắng xuống, trời lên...
-Nhận vật trữ tình là người trí thức với cái tôi buồn chứ ko phải những ẩn sĩ xưa.
-Thể thơ cách gieo vần hiện đại ko tuân theo những quy tắc cứng nhắc của thơ đường luật cổ.
-Hình ảnh thơ cuối cùng dcj phát triển:Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

3.Đánh giá chung
Bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ diển vừa hiện đại
Bộc lộ một nỗi cô đơn trc thiên nhiên mênh mông rộng lớn
Thể hiện tình yêu làng quê yêu nước thầmn kín của TG

Kết bài
Khẳng định lại giá trị của bài thơ
Nêu cao vấn đề nghị luận

Có gì ko đúng các bạn bảo để mình sửa nhé :X
 
  • Like
Reactions: Lanh_Chanh
Top Bottom