Hãy nêu bài học rút ra từ bài thơ Nhàn , trong đó có chủ đề sống có trách nhiệm
Ý NGHĨA GIÁO DỤC TRONG BÀI THƠ “NHÀN” CỦA
NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585), từng đỗ Trạng Nguyên, làm quan dưới triều Mạc nhưng xã hội biến động, triều đình tranh giành quyền lực, nhân dân đói khổ, ước mơ hoài bão của ông không thực hiện được, ông đã từ quan về ở ẩn để giữ cốt cách thanh cao. Quãng thời gian ở ẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác rất nhiều bài thơ gửi gắm quan niệm sống của mình, trong đó
“Nhàn” là một bài thơ tiêu biểu.
Nhàn là một chủ đề lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Những biểu hiện của chữ
nhàn khá phong phú, đa dạng: rỗi nhàn, thân nhàn, phận nhàn, thanh nhàn…Với bài thơ
“Nhàn” Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện triết lí sống: Hòa hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi, giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Chính vì vậy tác phẩm có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Đọc bài thơ
“Nhàn,” ta cảm phục biết bao vẻ đẹp nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ở cái thời mà danh lợi đối với con người như sức hút của nam châm thì Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từ bỏ nó. Không một chút vấn vương, nuối tiếc, trở về với cuộc sống một nông tri điền bình dị. Có lẽ ông căm ghét lối sống đắm mình trong vinh hoa, phú quý rồi bon chen, luồn cúi, sát phạt lẫn nhau cùng bao biểu hiện suy vi về đạo đức… Con người không giữ được mình, buông xuôi…Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn lối sống
nhàn để giữ mình trong sạch, thảnh thơi. Ngày nay, cuộc sống đã đổi thay, đất nước hòa bình, dân chủ nhưng quan niệm sống
nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn có ý nghĩa tích cực. Hãy thân thiện, gắn bó với thiên nhiên. Trong mọi lúc, mọi nơi hãy sống và cống hiến! Hãy tránh xa những mưu toan tính toán, tranh giành thiệt hơn. Hãy phấn đấu trong công việc nhưng không đặt nặng danh lợi, vì danh lợi mà đánh mất mình!
Cách nhiều thế kỷ nhưng
“Nhàn” vẫn là một bài thơ tỏa sáng đến ngày hôm nay và mai sau. Cám ơn Tuyết Giang phu tử - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã giúp ta sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn ở cuộc đời này!
# net hay hì like