Hóa 10 bài tập

Yang yang 2k3

Học sinh mới
Thành viên
18 Tháng mười 2017
26
45
16
Nghệ An
Nguyễn Du
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y-, phân tử A chứa 9 nguyên tử gồm 3 nguyên tố phi kim với tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2:3:4. Tổng số proton trong A là 42 và trong Y- chứa 2 nguyên tố cùng chu kì và thuộc 2 nhóm A liên tiếp. Tìm công thức của A.
@Rosemary552001 chị ơi giúp em với ạ.Mai em học rồi mà em nghĩ mãi chẳng ra
 

Bong Bóng Xà Phòng

Cựu Mod Hóa|Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
3,707
8,659
834
Hưng Yên
Nope
Số p trung bình của 3 nguyên tố Z = 42:9 = 4,67
Phải có một phi kim có Z < 4,67 chỉ có thể là H
2 phi kim còn lại ở một chu kì và hai phân nhóm chính liên tiếp có số p tương ứng là Z và Z + 1.
Có 3 TH xảy ra:
+ TH1: A có 3 nguyên tử H
* 2+ 3Z + 4(Z+1)=42=> z =36/7(loại)
* 2 + 4Z + 3(Z+1)=42=> z =37/7(loại)
+ TH2: A có 3 nguyên tử H
* 3+ 2Z + 4(Z+1)=42=> z =35/6(loại)
* 3 + 4Z + 2(Z+1)=42=> z =37/6(loại)
+ TH3: A có 4 nguyên tử H
* 36/5: 4+ 2Z + 3(Z+1)=42=> z =7=> là nguyên tố Nitơ à z + 1=8=> là nguyên tố O .Vậy A là H4N2O3 hay NH4NO3 : amoni nitrat
* 4+ 3Z + 2(Z+1)=42=> z =loại
 

Yang yang 2k3

Học sinh mới
Thành viên
18 Tháng mười 2017
26
45
16
Nghệ An
Nguyễn Du
Số p trung bình của 3 nguyên tố Z = 42:9 = 4,67
Phải có một phi kim có Z < 4,67 chỉ có thể là H
2 phi kim còn lại ở một chu kì và hai phân nhóm chính liên tiếp có số p tương ứng là Z và Z + 1.
Có 3 TH xảy ra:
+ TH1: A có 3 nguyên tử H
* 2+ 3Z + 4(Z+1)=42=> z =36/7(loại)
* 2 + 4Z + 3(Z+1)=42=> z =37/7(loại)
+ TH2: A có 3 nguyên tử H
* 3+ 2Z + 4(Z+1)=42=> z =35/6(loại)
* 3 + 4Z + 2(Z+1)=42=> z =37/6(loại)
+ TH3: A có 4 nguyên tử H
* 36/5: 4+ 2Z + 3(Z+1)=42=> z =7=> là nguyên tố Nitơ à z + 1=8=> là nguyên tố O .Vậy A là H4N2O3 hay NH4NO3 : amoni nitrat
* 4+ 3Z + 2(Z+1)=42=> z =loại
Có cách nào khác không bạn?
Cách này mình tham khảo trên gg rồi
 
  • Like
Reactions: Rosemary552001

Bong Bóng Xà Phòng

Cựu Mod Hóa|Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
3,707
8,659
834
Hưng Yên
Nope
Có cách nào khác không bạn?
Cách này mình tham khảo trên gg rồi
Gọi 3 pk lần lượt làh L,M,Q và số ntử của mỗi pk trong 1 ptử A là x,y,z
* Ta có x+y+z=9 và x:y:z=2:3:4 => x=2, y=3, z=4 thỏa mãn
* VÌ A chứa 3 pk=>Y- chứa 2 pk và 2 pk đó hok thể thuộc nhón halogen và khí hiếm
*Do thuộc cùng một chu kì và thuộc hai phân nhóm chính liên tiếp nên 2pk của Y- chỉ có thể làh 3 cặp (C,N) (N,O) (P,S)=> 2pk đó làh nitơ và ôxi
ta có 2L+3M+4Q=42 ( L,M,N làh số proton trong ngtử các ngtố đó)
Dễ dang thấy ngay Q không phải là nitơ hoặc ôxi (vì 42-8.4=10< 2.7+3M và42-7.4=14<2.8+3M trong trg` hợp hệ số của chất còn lại làh nhỏ nhất)
Trg` hợp 1: L :N và M: O =>2.7+3.8+4Q=42=>Q= 1=> Q là H
=> A là H4N2O3 hay NH4NO3
Trg` hợp 2: L: O và M: N => 2.8+3.7+4Q=42=>Q= 1,25 loại
VẬY A là NH4NO3
 

Rosemary552001

Quán quân Tài năng HMF 2018
Thành viên
26 Tháng tám 2017
880
1,214
184
23
Quảng Ngãi
Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y-, phân tử A chứa 9 nguyên tử gồm 3 nguyên tố phi kim với tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2:3:4. Tổng số proton trong A là 42 và trong Y- chứa 2 nguyên tố cùng chu kì và thuộc 2 nhóm A liên tiếp. Tìm công thức của A.
@Rosemary552001 chị ơi giúp em với ạ.Mai em học rồi mà em nghĩ mãi chẳng ra
Số proton trung bình của 3 nguyên tố: [tex]\bar{p}=\frac{42}{9}=4,67[/tex]
Suy ra:
- Phải có một nguyên tố phi kim có p < 4,67 [tex]\rightarrow[/tex] H
- Hai phi kim còn lại có trong Y[tex]^{-}[/tex] ở một chu kì và ở hai nhóm A liên tiếp nên số prôtôn tươmg ứng là Z và Z+1 (với Z > 0)
Trường hợp 1: A có 2 nguyên tử H
a)2+3Z+4(Z+1) = 42 [tex]\Rightarrow[/tex] Z = [tex]\frac{36}{7}[/tex] : loại
b)2+4Z+3(Z+1) = 42 [tex]\Rightarrow[/tex] Z = [tex]\frac{37}{7}[/tex] : loại
Trường hợp 2: A có 3 nguyên tử H
a)3+2Z+4(Z+1) = 42 [tex]\Rightarrow[/tex] Z = [tex]\frac{35}{6}[/tex] : loại
b)3+4Z+2(Z+1) = 42 [tex]\Rightarrow[/tex] Z = [tex]\frac{37}{6}[/tex] : loại
Trường hợp 3: A có 4 nguyên tử H
a)4+2Z+3(Z+1) = 42 [tex]\Rightarrow[/tex] Z = [tex]\frac{35}{5}[/tex] = 7(N)
[tex]\Rightarrow[/tex] Z+1 = 8(O)
[tex]\Rightarrow[/tex] Công thức phân tử của A là [tex]H_{4}N_{2}O_{3}[/tex] hay [tex]NH_{4}NO_{3}[/tex]
b)4+3Z+2(Z+1) = 42 [tex]\Rightarrow[/tex] Z = [tex]\frac{36}{7}[/tex] : loại
Vậy công thức phân tử của A là NH4NO3
 

gintuyen000@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng chín 2018
24
3
6
Nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản bằng 46. Trong đó tỉ số giữa hạt không mang điện đối với hạt mang điện sắp xỉ bằng 0,533.
a. Tìm số lượng từng loại hạt cấu tạo nên nguyên tử, và viết kí hiệu của nguyên tử R.
b. cấu trúc electron của ion tuơng ứng của R. Cho biết R có tính chất hóa học cơ bản là phi kim hay kim loại? vì sao?
 

Vũ Hoàng Ngọc Nhi

Học sinh mới
Thành viên
18 Tháng chín 2018
8
9
6
Quảng Trị
THPT Hải Lăng
Nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản bằng 46. Trong đó tỉ số giữa hạt không mang điện đối với hạt mang điện sắp xỉ bằng 0,533.
a. Tìm số lượng từng loại hạt cấu tạo nên nguyên tử, và viết kí hiệu của nguyên tử R.
b. cấu trúc electron của ion tuơng ứng của R. Cho biết R có tính chất hóa học cơ bản là phi kim hay kim loại? vì sao?
a) theo gt ta có; p+ e+n =46 mà p=e
<=> 2p + n = 46 (1)
[tex]\frac{n}{2p} = 0,533[/tex]
=> n = 0,533 * 2 * p = 1,066p (2)
Thay (2) vào (1) : 2p + 1,066p= 46
=> p = 15 = e => r là photpho
=> n = 1,066 * 15 = 16
=> A= Z + N = 15 + 16 = 31
Kí Hiệu: [tex]_{15}^{31}\textrm{P}[/tex]
b). cấu trúc : [tex]1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}3p^{3}[/tex]
R có tính chất hóa học cơ bản là phi kim vì số e lớp ngoài cùng bằng 5
Note: (số e lớp ngoài cùng: 1,2,3 là kim loại
4 là có thể là kim loại hoặc phi kim
5,6,7 là kim loại
8 là khi hiếm )
 

zkhanhlin2703@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
15 Tháng chín 2018
69
31
11
a) theo gt ta có; p+ e+n =46 mà p=e
<=> 2p + n = 46 (1)
[tex]\frac{n}{2p} = 0,533[/tex]
=> n = 0,533 * 2 * p = 1,066p (2)
Thay (2) vào (1) : 2p + 1,066p= 46
=> p = 15 = e => r là photpho
=> n = 1,066 * 15 = 16
=> A= Z + N = 15 + 16 = 31
Kí Hiệu: [tex]_{15}^{31}\textrm{P}[/tex]
b). cấu trúc : [tex]1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}3p^{3}[/tex]
R có tính chất hóa học cơ bản là phi kim vì số e lớp ngoài cùng bằng 5
Note: (số e lớp ngoài cùng: 1,2,3 là kim loại
4 là có thể là kim loại hoặc phi kim
5,6,7 là kim loại
8 là khi hiếm )
Đè nói cấu trúc ion mà bạn viết cấu trúc nguyên tử rồi
 
Top Bottom