Hóa Bài tập

jelli222

Học sinh mới
Thành viên
23 Tháng tư 2017
41
11
16
22
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm BaCO3, MgCO3, Al2O3 thu được chất rắn A, khí B. Hòa tan A vào nước dư, thu được dd D và chất rắn F. Hòa tan E bằng dd NaOH dư thấy tan 1 phần. Xác định thành phần các chất trong A, B, D, E và viết các pthh của các phản ứng đã xảy ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn
Câu 2: hỗn hợp X gồm 2 hc hữu cơ đơn chức G1, G2. Cho a gam X tác dụng vừa đủ với 200ml dd NaOH 1M thu được 16,4g 1 muối axit hữu cơ(axit cacboxylic) và b gam rượu G3. Mựt khác nếu đót cháy hoàn toàn b gam G3 thì thu được 1,12 lít CO2(đktc) và 1,8 gam H2O. Xác định công thức cấu tạo của G1,G2
Câu 3: Có 3 hc hữu cơ X, Y, Z(tp phân tử của chúng chỉ có C, H, O), chúng đều có phân tử khối là 46 đvC. Biết X, Y tan vô hạn trong nước, đều tác dụng với Na, X tác dụng được với dd NaOH. Z không có các tính chất nêu trên. Xác định các công thức cấu tạo của X, Y, Z và viết các pthh xảy ra
Câu 4:Đốt cháy hoàn toàn 0,56 hỗn hợp khí X(đktc) gồm 2 hidrocacbon có cùng số nguyên tử C trong phân tử thu được 4,4 gam CO2 và 1,9125 gam H2O. Xác định công thức phân tử của các hidrocacbon trên. Biết răng trong CTPT của 1 trong 2 chất có số nguyên tử H gấp đôi số nguyên tử C
Câu 5: Cho dòng khí CO đi qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp chất rắn X gồm 2 oxit kim loại đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z lội qua dd Ba(OH)2 dư thấy xuất hiện 2,955 g kết tủa. Mặt khác nếu cho Y tác dụng với 1 lượng vừa đủ dd H2SO4 10% thì thấy có 0,96 g chất rắn không tan, không có khí thoát ra khỏi dd và thu được dd T có nồng đọ 11,243%. Xác định công thức hóa học của 2 oxit kim loại nêu trên
 
  • Like
Reactions: bienxanh20

bienxanh20

Học sinh tiến bộ
Thành viên
27 Tháng hai 2017
902
1,298
299
mình hỏi bạn chút được không ở câu 1 ý E có phải là F ???
 

phamthimai146

Học sinh xuất sắc
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
18 Tháng năm 2012
6,471
5,266
1,049
30
Câu 2: hỗn hợp X gồm 2 hc hữu cơ đơn chức G1, G2. Cho a gam X tác dụng vừa đủ với 200ml dd NaOH 1M thu được 16,4g 1 muối axit hữu cơ(axit cacboxylic) và b gam rượu G3. Mựt khác nếu đót cháy hoàn toàn b gam G3 thì thu được 1,12 lít CO2(đktc) và 1,8 gam H2O. Xác định công thức cấu tạo của G1,G2

mol muối = mol NaOH = 0,2 ===> Phân tử lượng muối R-COONa = 16,4/0,2 = 82 ===> muối CH3-COONa
mol CO2 = 0,05 < mol H2O ===> rượu G3 đơn no CnH2n+2O, mol rượu = 0,1 - 0,05 = 0,05 ===> n = 0,05/0,5 = 1 ===> G3 là CH3-OH
==> este G1 : CH3-COO-CH3 0,05 mol và axit G2 : CH3-COOH 0,15 mol


Câu 3: Có 3 hc hữu cơ X, Y, Z(tp phân tử của chúng chỉ có C, H, O), chúng đều có phân tử khối là 46 đvC. Biết X, Y tan vô hạn trong nước, đều tác dụng với Na, X tác dụng được với dd NaOH. Z không có các tính chất nêu trên. Xác định các công thức cấu tạo của X, Y, Z và viết các pthh xảy ra

Từ M = 46 có CTPT là C2H6O và CH2O2 có cấu tạo: CH3-CH2-OH, CH3-O-CH3 và H-COOH
X,Y tan vô hạn trong nước ==> X, Y là axit và rượu
X tác dụng với NaOH ==> X là axit H-COOH ==> Y là CH3-CH2-OH và Z là ete CH3-O-CH3


Câu 4:Đốt cháy hoàn toàn 0,56 hỗn hợp khí X(đktc) gồm 2 hidrocacbon có cùng số nguyên tử C trong phân tử thu được 4,4 gam CO2 và 1,9125 gam H2O. Xác định công thức phân tử của các hidrocacbon trên. Biết răng trong CTPT của 1 trong 2 chất có số nguyên tử H gấp đôi số nguyên tử C

mol hh = 0,025
mol CO2 = 0,1 ===> số nguyên tử C = 0,1/0,025 = 4
mol H2O = 0,10625 > 0,1 ===> X có ankan C4H10
X gồm C4H10 và C4H8
 

bienxanh20

Học sinh tiến bộ
Thành viên
27 Tháng hai 2017
902
1,298
299
Câu 1:BaCO3 ---t○---> BaO + CO2 MgCO3 ---t○---> MgO + CO2
Chất rắn A: BaO, MgO, Al2O3 Khí B: CO2
Hoà tan A trong H2O:
BaO + H2O----> Ba(OH)2 Ba(OH)2 + Al2O3---> Ba(AlO2)2 + H2O
Dung dịch D: Ba(AlO2)2
Chất rắn F gồm có Al2O3(dư) và MgO
Vì hoà tan F trong dd NaOH (dư) chỉ tan 1 phần và phần còn lại không tan.
Hòa tan F vào NaOH
AL2O3 + 2NaOH -------> 2NaAlO2 + H2O
Câu 5
Vì chất rắn Y td với H2SO4 10% có 0,96g chất rắn ko tan và ko có khí thoát ra => trong Y chứa kim loại ko tác dụng với H2SO4 và oxit 1 kim loại (ko bị khử bởi CO)
Gọi CT oxit kim loại td với CO là A2Ox , oxit ko td với CO là B2Oy
(1) x CO+A2Ox ----t*--> 2 A + x CO2
..................................0,03/xmol....0,015mol
(2) CO2 + Ba(OH)2 ---> BaCO3 + H2O
.....0,015mol......................0,015mol
mA=0,96g => A= 0,96x/0,03=32x => x=2 A=64 A:Cu CT: CuO
(3) B2Oy + y H2SO4 ---> B2(SO4)y +y H2O
Gọi n B2Oy= a mol Ta có:
gif.latex

=> B=9y => y=3 B=27 B:Al CT : Al2O3
 
Top Bottom