Bài tập

M

monday23

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 20: Oxi hóa hoàn toàn 0,728 gam bột Fe, thu được 1,016 gam hỗn hợp hai oxit sắt (A). a) Hòa tan hỗn hợp A bằng dung dịch axit nitric loãng dư. Thể tích khí NO duy nhất bay ra (ở đktc) là A. 2,24 ml. B. 22,4 ml. C. 33,6 ml. D. 44,8 ml. b) Cũng hỗn hợp A trên trộn với 5,4 gam bột Al rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (hiệu suất 100%). Hòa tan hỗn hợp thu được sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư. Thể tích khí bay ra (ở đktc) là. A. 6,608 lít. B. 0,6608 lít. C. 3,304 lít. D. 33,04. lít Câu 21: Trộn 0,81 gam bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi đốt nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. Giá trị của V là A. 0,224 lít. B. 0,672 lít. C. 2,24 lít. D. 6,72 lít.
 
P

pe_kho_12412

Câu 20: Oxi hóa hoàn toàn 0,728 gam bột Fe, thu được 1,016 gam hỗn hợp hai oxit sắt (A). a) Hòa tan hỗn hợp A bằng dung dịch axit nitric loãng dư. Thể tích khí NO duy nhất bay ra (ở đktc) là A. 2,24 ml. B. 22,4 ml. C. 33,6 ml. D. 44,8 ml.

:) bài tập này bạn nên use ct này cho nhanh nè :

[TEX]m_{Fe} = 0,7 . m_{Fe, O } + 5,6 .n_{ e \ \ cho}[/TEX]

theo đó thì ta chọn B :D
 
A

acidnitric_hno3

Câu 21: Trộn 0,81 gam bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi đốt nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. Giá trị của V là A. 0,224 lít. B. 0,672 lít. C. 2,24 lít. D. 6,72 lít.
Baor toàn mol e :
Al ---> Al3+ + 3e
N+5 + 3e --> N+3
=> nNO = nAl = 0,03=>V = 6,72
Câu 20: Oxi hóa hoàn toàn 0,728 gam bột Fe, thu được 1,016 gam hỗn hợp hai oxit sắt (A).
a) Hòa tan hỗn hợp A bằng dung dịch axit nitric loãng dư. Thể tích khí NO duy nhất bay ra (ở đktc) là
A. 2,24 ml. B. 22,4 ml. C. 33,6 ml. D. 44,8 ml.
Câu a pekho làm rồi:D
b) Cũng hỗn hợp A trên trộn với 5,4 gam bột Al rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (hiệu suất 100%). Hòa tan hỗn hợp thu được sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư. Thể tích khí bay ra (ở đktc) là.
A. 6,608 lít. B. 0,6608 lít. C. 3,304 lít. D. 33,04. lít
Quy dổi A về Fe, O
Fe --> Fe2+ + 2e
Al --> Al3+ + 3e
O + 2e--> O2-
2H+ + 2e--> H2
Baor toàn mol e => nH2 = 0,295=>V = 6,608
 
Last edited by a moderator:
C

chemislove

Câu 20:
a) gọi x(mol) là nNO
áp dụng ĐLBTKL => mO2= 0,288g => nO2= 0,009(mol)
ta thấy Fe từ số oxh là 0 cuối cùng lên số oxh +3(sau khi tạo muối Fe(NO3)3)
sử dụng bảo toàn e:
Fe -> Fe+3 + 3e O2 + 4e -> 2O-2
0,013----------------->0,039 0,009--0,036
N+5 + 3e -> N+2
3x<--------x
bảo toàn e => 0,039=0,036 + 3x => x=0,001(mol)
=> VNO= 0,0224 lít= 22,4ml -> chọn B
b) tiếp tục sd bảo toàn e:
- pu nhiệt nhôm là pu oxh khử: ta thấy Al nhường 3e để tạo Al3+, Fe sau khi nhường e cho O2 thì ngay sau đó lại nhận e từ Al(trong pu nhiệt nhôm), O2 thì nhận e. Có thể thấy Fe chỉ là chất trung gian lấy e của Al mang cho O2. Vậy ne mà O2 nhận = ne mà Al nhường=0,036 (mol)
Al -> Al+3 + 3e
0,012<------------0,036
=> mAl dư = 5,4 - 0,012.27 = 5,076g => nAl dư= 0,188(mol)
- Vì nhôm dư nên oxit sắt pư hết, lượng sắt tạo ra đúng bằng lượng ban đầu = 0,728g
-Vậy các chất pư vs dd HCl gồm Al dư(0,188mol) & Fe tạo thành(0,728g). Bạn tự viết pt pư và tính toán thì dc kết quả là VH2= 6,608 (lít) -> Chọn A
Câu 21:
- Tương tự cách giải thích trên, ta xem như Fe2O3 và CuO chỉ là chất trung gian vận chuyển e. Ta chỉ cần quan tâm đến chất nhường(ở đây là Al) và chất nhận e(ở đây là N+5)
nAl=0,81/27=0,03(mol)
Al -> Al+3 + 3e N+5 +3e -> N+2
0,03------------->0,09 0,09---->0,03
=> VNO= 0,03.22,4= 0,672(lít) -> Chọn B:khi (58):
 
Top Bottom