Bài tập xác định tính chất 2 nguyên tố A, B

T

tr_sasuke2000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

A, B là 2 nguyên tố bền (Z < 92). Biết số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử A bằng số lớp electron trong nguyên tử B. Số electron trong nguyên tử B bằng số lớp electron trong nguyên tử A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử B gấp 7 lần của nguyên tử A. Hỏi A, B là kim loại hay phi kim
 
L

lovelybones311

A, B là 2 nguyên tố bền (Z < 92). Biết số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử A bằng số lớp electron trong nguyên tử B. Số electron trong nguyên tử B bằng số lớp electron trong nguyên tử A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử B gấp 7 lần của nguyên tử A. Hỏi A, B là kim loại hay phi kim

Số electron trong nguyên tử B bằng số lớp electron trong nguyên tử A
Vì A,B bền nên chỉ có tới 7 lớp e là tối đa
=>B chỉ có tối đa 7 e ứng với 1 hay 2 lớp e
Mà ĐTHN B =7 ĐTHN A
từ 1 ->7 chỉ có 7 chia hết cho 7
=>B có ĐTHN 7+
A có ĐTHN 1+
Vì A có 1 e =>B có 1 lớp e mà N:Z=7 có tới 2 lớp e
=>Vô lý
 
T

tr_sasuke2000

A, B là 2 nguyên tố bền (Z < 92). Biết số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử A bằng số lớp electron trong nguyên tử B. Số electron trong nguyên tử B bằng số lớp electron trong nguyên tử A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử B gấp 7 lần của nguyên tử A. Hỏi A, B là kim loại hay phi kim

Số electron trong nguyên tử B bằng số lớp electron trong nguyên tử A
Vì A,B bền nên chỉ có tới 7 lớp e là tối đa
=>B chỉ có tối đa 7 e ứng với 1 hay 2 lớp e
Mà ĐTHN B =7 ĐTHN A
từ 1 ->7 chỉ có 7 chia hết cho 7
=>B có ĐTHN 7+
A có ĐTHN 1+
Vì A có 1 e =>B có 1 lớp e mà N:Z=7 có tới 2 lớp e
=>Vô lý

Tại sao " B chỉ có tối đa 7 e ứng với 1 hay 2 lớp e ". Trong khi đề bài Z < 92.
Nếu nhìn vào bảng tuần hoàn thì ta sẽ thấy 1 cặp : A là Oxi ; B là Bari
Vậy sao lại vô lí ????
 
V

vy000

Tại sao " B chỉ có tối đa 7 e ứng với 1 hay 2 lớp e ". Trong khi đề bài Z < 92.
Nếu nhìn vào bảng tuần hoàn thì ta sẽ thấy 1 cặp : A là Oxi ; B là Bari
Vậy sao lại vô lí ????


Do câu này:


số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử A bằng số lớp electron trong nguyên tử B

Số e lớp ngoài cùng nguyên tử A tố đa là 7 nên B có tối đa 7 e

Ba có số e ngoài cùng là 2e ,trong khi O có 8 e
 
Last edited by a moderator:
T

tr_sasuke2000

số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử A bằng số lớp electron trong nguyên tử B

A là Oxi có 6 e lớp ngoài cùng, trong khi Ba có 6 lớp e. Đúng đề.

Số electron trong nguyên tử B bằng số lớp electron trong nguyên tử A.
Ngược lại số lớp e của O là 2 mà Ba lại có 2e lớp ngoài. Đúng đề. :|
ĐTHN của O = 8, của Ba = 56. 8 x 7 = 56. Đúng đề
 
L

lovelybones311

Số electron trong nguyên tử B bằng số lớp electron trong nguyên tử A.
Ngược lại số lớp e của O là 2 mà Ba lại có 2e lớp ngoài. Đúng đề. :|
Trong đề ghi là "Số electron trong nguyên tử B bằng số lớp electron trong nguyên tử A " chứ nó ko ghi là "Số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử B bằng số lớp electron trong nguyên tử A "
 
Top Bottom