Bài tập về ròng rọc , tính quán tính mong mọi người giải đáp dùm mình !

S

shiruma_kun

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Một ròng rọc có bán kính R = 2cm , momen quán tính đối với trục quay O là I=0,5 kg.m2 . Vắt qua ròng rọc một đoạn dây nhẹ , không dãn , hai đầu day được kéo bởi 2 lực F1 , F2 cùng phương thẳng đứng và hướng xuống hình vẽ với độ lớn F1 = 5N , F2=10N . Gia tốc tiếp tuyến của một điểm trên vành ròng rọc là ?

2.
Xét một hệ thống có ròng rọc là một đĩa tròn m=1 (kg) , có thể quay k ma sát quanh trục O . Dây AB vắt qua ròng rọc ( khối luợng k đáng kể và k co dãn ) . Vật nặng khối lương 2 kg ở đầu dây A , đầu B có 1 lực F hướng thẳng đứng xuống dưới kéo vật A lên với giá trị F = 25N . G= 1- (m/s^2) . Gia tốc a của vật nặng và lực căng dây ?


Em sắp kt 15 phút mà mấy bài kiểu này em k làm được , có phân tích lựa ra rồi rút nhưng chẳng biết sai ở đâu vẫn k ra , mọi người giải đáp giúp em thứ 2 kt rồi :(
 
S

saovang_6

1) Hợp lực [TEX]F = F_2 - F_1 [/TEX]

Momen với trục quay: [TEX]M = F.R[/TEX]

Tính momen quán tính của ròng rọc với trục quay qua tâm. Tính gia tốc góc (biết M và gamma).

Lấy gia tốc góc nhân với bán kính ra gia tốc tiếp tuyến.

2) Gọi T là lực căng dây ở đầu A.

Áp dụng định luật II cho từng vật.

Với ròng rọc: [TEX]M = I\gamma \Leftrightarrow (F - T).R = I\gamma = \frac{mR^2}{2}\frac{a}{R}[/TEX]

Rút gọn R còn [TEX]F - T = \frac{ma}{2}[/TEX]

Vì dây không dãn nên gia tốc tiếp tuyến của ròng rọc bằng gia tốc của vật.

Với vật. [TEX]T - P = ma[/TEX]

Giải hai phương trình.
 
S

shiruma_kun

Em cảm ơn anh nhưng bài 2 em nghĩ anh ghi ngược rồi P - T = ma chứ ?
Cho em hỏi thêm 2 bài nữa ạ :

1. Đĩa tròn đồng chất O bk R , khối lượng m . Một sợi dậy không co dãn có m k đáng kể quấn vào trụ , đầu tự do mang 1 vật khối lượng cũng bằng m . Tìm gia tốc a của vật m tính theo gia tốc tự do g ?

2. Dùng 1 ròng rọc đĩa tròn phẳng R = 50 (cm) . Dùng sợi dây k co dãn m k đáng kể vắt qua ròng rọc , 1 đầu treo m1=2 (kg) , m2= 5(kg) , lấy g = 10 (m/s^2) , tìm Mô-men lực td lên ròng rọc ?
 
S

shiruma_kun

3. Một hình trụ đặc m = 500 (g) quay quanh trục của nó , có sợi dây vắt qua k dãn m k đáng kể 1 đầu treo vật m=250g. Bỏ qua ma sát lấy g =10(m/s^2). Tìm sức căng ?

Em tìm kiểu gì cũng có R trong đấy mà đề k cho , kĩ năng làm lí của em còn kém mong anh hướng dẫn em 3 bài trên :D :D
 
S

saovang_6

Em cảm ơn anh nhưng bài 2 em nghĩ anh ghi ngược rồi P - T = ma chứ ?
Cho em hỏi thêm 2 bài nữa ạ :

1. Đĩa tròn đồng chất O bk R , khối lượng m . Một sợi dậy không co dãn có m k đáng kể quấn vào trụ , đầu tự do mang 1 vật khối lượng cũng bằng m . Tìm gia tốc a của vật m tính theo gia tốc tự do g ?

2. Dùng 1 ròng rọc đĩa tròn phẳng R = 50 (cm) . Dùng sợi dây k co dãn m k đáng kể vắt qua ròng rọc , 1 đầu treo m1=2 (kg) , m2= 5(kg) , lấy g = 10 (m/s^2) , tìm Mô-men lực td lên ròng rọc ?
Không phải là ngược đâu, T - P đấy. Vì lực F kéo vật A lên trên mà.

Nhưng cho dù T - P hay P - T cũng có thể đúng nếu như ta trừ theo đúng 1 chiều. Nếu P - T thì biểu thức trên phải là T - F. Như vậy khi tính ra a sẽ âm, ta biến là hệ chuyển động theo chiều ngược lại.


1) Ta quy ước chiều dương hướng xuống.
Hợp lực tác dụng lên vật là P, T, lên đĩa là T.

Vì lực T có phương tiếp tuyến với đĩa nên nó gây ra momen [TEX]M = T.R[/TEX]

Lại áp dụng định luật II thôi. [TEX]mg - T = ma[/TEX] (1)

[TEX]M = I.\gamma[/TEX] (2)

Vì dây không dãn nên [TEX]a = \gamma.R[/TEX]

Thay vào (2) ta sẽ đưa được nó về dạng [TEX]T = m.\frac{a}{n}[/TEX] (n = 1, 2, 3....)

Thay T vào (1) sẽ ra được a.


2) Bài này phải có khối lượng ròng rọc thì mới làm được. Khối lượng ròng rọc càng lớn thì momen tác dụng vào nó càng lớn.


3) Bài 3 này giống như bài 1 đó.

Tính mà cứ bị dính R thì chắc chú rút gọn sai R rồi.
 
Top Bottom