BÀI TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI ( Thầy Sơn)

C

cuccu123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI < BÀI TẬP TỰ LUYỆN>

BÀI 1: Đốt cháy 6,72 gam bột Fe trong không khí dư được m gam hỗn hợp X gồm: FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe dư. để hòa tan X cần dùng vừa hết 255ml dung dịch chứa HNO3 thu được V lít khí NO2( sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của m,V lần lượt lả:
A. 8,4 và 3,36
B. 8,4 và 5,712
c. 10.08 và 3,36
D. 10,08 và 5,712

BÀI 2: Hòa tan hoàn toàn 34,8 gam một oxit sắt dạng FexOy vào trong dung dịch H2SÕ đặc nóng. sau phản ứng thu được 1,68 lít SO2 ( sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc). Oxít FexOy là:
A. FeO
B. Fe3O4
C. FeO hoặc Fe3O4
D. Fe2O3

BÀI 3: Cho hỗn hợp X gồm Feo, Fe2O3, Fe3O4 với số mol bằng nhau. Lấy a gam X cho phản ứng với CO núng nóng, sau phản ứng trong bình còn lại 16,8 lít hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong H2SO4 đặc, nóng thu được 3,36 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Giá trị a và số mol H2SO4 lần lượt là:
A.19,2 VÀ 0,87
B.19,2 VÀ 0,51
C.18,56 VÀ 0,87
D.18,56 VÀ 0,51

BÀI 4: Hòa tan hoàn toãn9,6 gam hỗn hợp X gồm: Fe, FeO, Fe2O3,Fe3O4 bằng H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch Y và 8,96 lít SO2 (đktc). Tổng khối lượng nguyên tố Fe có trong X là:
A.18,2 gam.
B.39,2 gam.
C.26 gam
D.56 gam

Bài 5: Cho 32 gam hỗn hợp Fe, FeS, FeS2 tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 22,4 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc, nung kết tủa đến không đổi thu đươc m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A.32
B.101,9
C.69,9
D.96,6

Ở BÀI 3,em tính ra được câu C. 18,56 và 0,87
BÀI 4, em tính ra câu B. 39,2
Còn các bài còn lại, em tính không ra đáp án.
Em rất mong thầy và các bạn, giúp em giải mấy bài này, Thanks:)
 
Last edited by a moderator:
K

kienthuc.

Bài 2.
Ta quy Oxit sắt trên thành [TEX]Fe_2O_3[/TEX].
Vậy [TEX]mFe_2O_3[/TEX]=36 g.
Ta có [TEX]nFe[/TEX]=0,45 mol.
[TEX]nO[/TEX](Oxit sắt ban đầu)=0,675-0,075=0,6.
=>[TEX]\frac{0,45}{0,6}=\frac{3}{4}[/TEX] =>[TEX]Fe_3O_4[/TEX].
Bài 3.
Ta quy hỗn hợp [TEX]Y[/TEX] thành [TEX]Fe_2O_3[/TEX] => [TEX]mY[/TEX]+[TEX]mO[/TEX]=[TEX]mFe_2O_3[/TEX] = 19,2g.
[TEX]nFe_2O_3[/TEX] = 0,12mol =>[TEX]nFe(Fe_2O_3)[/TEX]=0,24.
Bạn chú ý rằng [TEX]Fe_3O_4[/TEX] thực chất là [TEX]FeO.Fe_2O_3[/TEX] vậy ta quy đổi [TEX]X[/TEX] thành 2 chất có số mol bằng nhau.
Số mol [TEX]nFe[/TEX] không bị thay đổi =>[TEX]nFe(X)[/TEX]=0,24mol
Ta gọi x-->[TEX]nFeO[/TEX]=[TEX]nFe_2O_3[/TEX].
ĐLBTNT [TEX](Fe)[/TEX]: x + 2x = 0,24 =>x = 0,08.
=>[TEX]mX[/TEX]=0,08.72+0,08.160=18,56.
[TEX]nH_2SO_4=3nFe+nSO_2[/TEX]=0,24.3+0,15 = 0,87 mol.
Câu 4.
Mình nghĩ bài này bạn nên quy đổi ra [TEX]Fe_2O_3[/TEX].
Ta có [TEX]mFe_2O_3[/TEX]=56 g =>[TEX]nFe_2O_3[/TEX]=0,35 mol.
Số mol [TEX]Fe[/TEX] không bị thay đổi nên [TEX]nFe[/TEX]=0,7 =>[TEX]mFe[/TEX]=39,2 g.
Bạn xem lại giúp mình khối lượng của hỗn hợp đi! 9,6g thì không ra những đáp án đó được :D! Còn theo đáp án của bạn thì khối lượng sẽ là 49,6g.
Đáp án A thì khối lượng là 19,6 g.
Bài 5.
Ta quy về [TEX]Fe[/TEX] và [TEX]S[/TEX].
56x+32y=32 (I)
Theo ĐLBT Electron:3x+6y=3 (II)
=>x=0,4; y=0,3.
Ta có sơ đồ chuyển hóa hợp thức: [TEX]2Fe------>Fe_2O_3[/TEX]
=>[TEX]nFe_2O_3[/TEX]=0,2 =>[TEX]mFe_2O_3[/TEX]=32 g.
Mến chào bạn!
Câu 1. Mình nghĩ thiếu dữ kiện thì phải hoặc phải dựa vào kq mà suy ra!
 
Top Bottom