Toán 6 Bài tập về phép chia hết

Chử Bảo Nhi

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng mười 2019
219
50
51
Hà Nội
THCS Vạn Phúc
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Tổng (hiệu) sau có chia hết cho 2 không? Có chia hết cho 5 không? Có chia hết cho 2 và 5 không?
a) 1 . 2 . 3 . 4 . 5 + 72
b) 1 . 2 . 3 . 4 . 5 + 80
c) 1 . 2 . 3 . 4 . 5 - 75
d) 1 . 2 . 3 . 4 . 5 - 90
Bài 2: Chứng minh rằng:
a) n + (n + 1) + (n + 2) chia hết cho 3
b) [tex]\overline{ab}[/tex] + [tex]\overline{ba}[/tex] chia hết cho 11
c) [tex]\overline{ab}[/tex] - [tex]\overline{ba}[/tex] chia hết cho 9 với a > b
Bài 3: Chứng minh rằng:
a) 10[tex]^{13}[/tex] - 8 chia hết cho 9
b) 10[tex]^{3}[/tex] + 98 chia hết cho 9
:rongcon10:rongcon10:rongcon10:rongcon10:rongcon10
 

NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng chín 2020
714
1,049
146
Nghệ An
A3K101 THPT HUỲNH THÚC KHÁNG
Bài 1: Áp dụng tính chất chia hết cho 1 tổng(hiệu) ta thấy 1.2.3.4.5 ⋮ 2 , 1.2.3.4.5 ⋮ 5
a) [tex] 72 \vdots\ 2, 72 \not\vdots\ 5\Rightarrow 1.2.3.4.5+72\vdots\ 2\Rightarrow 1.2.3.4.5+72 \not\vdots\ 5[/tex]
b) [tex] 80 \vdots\ 2, 80 \vdots\ 5\Rightarrow 1.2.3.4.5+80\vdots\ 2\Rightarrow 1.2.3.4.5+80 \vdots\ 5[/tex]
c) [tex] 75 \not\vdots\ 2, 75 \vdots\ 5\Rightarrow 1.2.3.4.5-80\not\vdots\ 2\Rightarrow 1.2.3.4.5-75 \vdots\ 5[/tex]
d) [tex] 90 \vdots\ 2, 90 \vdots\ 5\Rightarrow 1.2.3.4.5-90 \vdots\ 2\Rightarrow 1.2.3.4.5-90 \vdots\ 5[/tex]
Bài 2
a) n+(n+1)+(n+2)=n +n+n+1+2=3n+3 ⫶ 3
b) [tex]\overline{ab}+\overline{ba}=10a+b+10b+a=11a+11b\vdots\ 11[/tex]
c)[tex]\overline{ab}-\overline{ba}=10a+b-10b-a=9a-9b\vdots\ 9[/tex]
Bài 3
a) Bạn kiểm tra lại đề
b) [tex]10^3+98 =10^3 +8 +90=(10^3 vì [tex]10^3+8 \vdots\ 9, 90 \vdots\ 9\Rightarrow 10^3+8+90\vdots\ 9[/tex]
[tex]\Rightarrow 10^3+98 \vdots\ 9 [/tex][/tex]
 
Last edited:

G-11F

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười một 2018
301
136
61
19
Hà Nội
Trung học Cơ Sở Vạn Phúc
B1: 1.2.3.4.5 = 120
a) 120 + 72 = 192
có số tận cùng là số chẵn [tex]\Rightarrow[/tex] có chia hết cho 2; không chia hết cho 5; không chia hết cho 2 và 5
b) 120 + 80 = 200
có số tận cùng là 0 [tex]\Rightarrow[/tex] có [tex]\vdots 2[/tex] ; có [tex]\vdots 5[/tex]; có [tex]\vdots[/tex] cho 2 và 5
c) 120 - 75 = 45
có số tận cùng là 5 [tex]\Rightarrow[/tex] không [tex]\vdots 2[/tex]; có [tex]\vdots 5[/tex]; không [tex]\vdots[/tex] cho 2 và 5
d) 120 - 90 = 30
có số tận cùng là 0 [tex]\Rightarrow[/tex] giống câu b
B2:
a) n + (n+1) + (n+2) = n + n + n + 1 + 2 = 3n + 3 = 3(n+1)
có [tex]3\vdots 3\Rightarrow 3(n-1)\vdots 3\Rightarrow[n + (n+1) + (n+2)]\vdots 3(đpcm)[/tex]
b) cần có 0 < a,b < 9
gọi a + b = c với 0 < c < 9
[tex]\Rightarrow \bar{ab}+\bar{ba}=\bar{cc}\Leftrightarrow \bar{ab}+\bar{ba}=11c[/tex]
có [tex]11\vdots 11\Rightarrow 11c\vdots 11\Rightarrow(\bar{ab}+\bar{ba})\vdots 11(đpcm)[/tex]
c) có [tex]\bar{ab}=10a + b[/tex]
[tex]\bar{ba}=10b+a[/tex]
[tex]\bar{ab}-\bar{ba}=10a+b-10b-a=9a-9b=9(a-b)[/tex]
mà a > b [tex]\Rightarrow[/tex] a - b > 0
có [tex]9\vdots 9\Rightarrow 9(a-b)\vdots 9\Rightarrow(\bar{ab}-\bar{ba})\vdots 9(đpcm)[/tex]
 
Top Bottom