Hóa 10 bài tập về phản ứng oxh-k

Kanae Sakai

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười 2017
189
72
69
Kon Tum
THPT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Số oxi hóa của nguyên tố clo trong hợp chất nào sau đây là cao nhất:
A. HCl. B. NaClO. C. HClO4. D. AlCl3.
Câu 2: Cho các phát biểu sau khi nói về phản ứng oxi hóa khử:
(a) chất bị oxi hóa nhận electron và chất bị khử cho electron .
(b) quá trình oxi hóa và khử xảy ra đồng thời.
(c) chất chứa nguyên tố có số oxi hóa cực đại luôn là chất khử.
(d) quá trình nhận electrongọi là quá trình oxi hóa.
(e) chất khử là chất cho electron ,chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
(f) chất oxi hoá là chất nhận electron ,chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 3: Số mol electron cần dùng để khử 0,25mol Fe2O3 thành Fe là
A. 0,25mol. B. 0,5 mol. C. 1,25 mol. D. 1,5 mol.
Câu 4: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì 2 phân tử CuFeS2 sẽ
A. nhường 22 electron. B. nhận 22 electron.
C. nhường 26 electron. D. nhường 24 electron.
Câu 5: Trong phản ứng dưới đây, vai trò của H2S là: 2FeCl3 + H2S 2FeCl2 + S + 2HCl
A. chất oxi hóa. B. chất khử. C. Axit. D. vừa axit vừa khử.
Câu 6: Cho phương trình hóa học: MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
Vai trò của HCl là
A. oxi hóa. B. chất khử. C. tạo môi trường. D. chất khử và môi trường.
Câu 7: Cho phản ứng: 4HNO3 đặc nóng + Cu Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. Trong phản ứng trên, HNO3 đóng vai trò là
A. chất oxi hóa. B. axit.
C.
môi trường. D. chất oxi hóa và môi trường.
Câu 8: Trong phản ứng: 2NO2 + 2NaOH NaNO2 + NaNO3 + H2O. Phân tử NO2
A. chỉ là chất oxi hoá.
B.
chỉ là chất khử.
C. vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.
D.
không phải chất oxi hoá, không phải chất khử.
Câu 9: Trong phản ứng:
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
Axit H2SO4 đóng vai trò
A. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá. B. chỉ là chất khử.
C. chỉ là chất tạo môi trường. D. chỉ là chất oxi hoá.
Câu 10: Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?
A. S + 2Na→ Na2S
B. S + 3F2 → SF6
C. 4S + 6NaOH (đặc) → 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O.
D. S + 6HNO3 (đặc) → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.
Câu 11: Cho các phản ứng:
(a) Sn + HCl (loãng) (b) FeS + H2SO4 (loãng)
(c) MnO2 + HCl (đặc) (d) Cu + H2SO4 (đặc)
(e) Al + H2SO4 (loãng) (g) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4
Số phản ứng mà H+ của axit đóng vai trò chất oxi hoá là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 6.
Câu 12: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 10. B. 11. C. 8. D. 9.
Câu 13: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hoá - khử ?
A. Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4. B. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
C. NaH + H2O → NaOH + H2. D. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2.
Câu 14: Sự biến đổi nào sau đây là sự khử?
A. . B. . C. . D. .
Câu 15: Cho phương trình hóa học: aFe + bH2SO4 → cFe2(SO4)3 + dSO2 ↑ + eH2O. Tỉ lệ a: b là
A. 1: 3. B. 2: 9. C. 2: 3. D. 1: 2
Câu 16: Cho phương trình hóa học: aAl + b H2SO4 → c Al2(SO4)3 + d SO2 + e H2O
Tỉ lệ a: b là
A. 1: 1. B. 2: 3. C. 1: 3. D. 1: 2.
Câu 17: Cho các phương trình phản ứng
(a) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3; (b) NaOH + HCl NaCl + H2O;
(c) 2Na + 2H2O 2NaOH + H2; (d) AgNO3 + NaCl AgCl + NaNO3;
Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa - khử là:
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 18: Cho phương trình hoá học: Al + HNO3 Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O
(Biết tỉ lệ thể tích NO: N2O = 3: 1). Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là bao nhiêu ?
A. 64 B. 66 C. 60 D. 62
Câu 19: Cho phản ứng sau: Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + NO2 + H2O
Nếu tỉ lệ số mol giữa NO và NO2 là 1: 2 thì hệ số cân bằng của HNO3 (tối giản, nguyên) trong phương trình hoá học trên là bao nhiêu ?
A. 30. B. 48. C. 38. D. 66.
Câu 20: Cho phương trình hoá học: Cu + HNO3 Cu(NO3)2 + NO + H2O
Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của phản ứng là
A. 18 B. 20 C. 19 D. 17
Câu 21: Cho phương trình hoá học: Fe + HNO3 Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của phản ứng là
A. 14 B. 15 C. 16 D. 18
Câu 22: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O
Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là
A. 3/14. B. 4/7. C. 1/7. D. 3/7.
Câu 23: Cho 3,16 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol HCl bị oxi hoá là
A. 0,02 B. 0,16 C. 0,10 D. 0,05
Câu 24: Xét phản ứng: FexOy + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Hệ số cân bằng của H2SO4 là
A. 3x – y. B. 3x – 2y. C. 6x – y. D. 6x – 2y.
Câu 25: Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là
A. 46x - 18y B. 13x - 9y. C. 45x - 18y. D. 23x - 9y.
Câu 26: Cho phản ứng oxi hóa – khử: FeS + O2 Fe2O3 + SO2
Tổng hệ số cân bằng của phản ứng trên là
A. 15. B. 16. C. 17. D. 18.
Câu 27: Cho phản ứng oxi hóa - khử sau:
K2Cr2O7 + FeSO4 + KHSO4 K2SO4 + Cr2(SO4)3 + Fe2(SO4)3 + H2O
Tổng đại số các hệ số chất (nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là
A. 40. B. 37. C. 34. D. 39.
Câu 28: Cho phương trình phản ứng: Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + NO + N2O + H2O Nếu tỉ khối của hỗn hợp NO và N2O đối với H2 là 19,2. Tỉ lệ số phân tử bị khử và bị oxi hóa là
A. 8: 15 B. 11: 28 C. 38: 15 D. 6: 11
Câu 29: Cho phản ứng hóa học: KClO3 + HCl KCl + Cl2 + H2O
Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của phản ứng là
A. 14. B. 15. C. 13. D. 16
Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 2,4g kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được V lít khí N2 duy nhất (đktc). Giá trị của V là
A. 0,672 lít. B. 6,72lít. C. 0,448 lít. D. 4,48 lít.
 
Top Bottom