Bài có vẻ khó nhỉ.
Thị kính là kính có tiêu cự 2 cm. vật kính có tiêu cự 0,1 cm.
Sơ đồ tạo ảnh: Hồng cầu --- vật kính ----> ành 1 ---- thị kính ----> ảnh 2.
Trường hợp này là mắt đang ngắm chừng ở cực cận Đ = 25 cm. Tức ảnh cuối cùng tạo bởi hệ thấu kính cách mắt 25 cm.
Vì mắt đặt tại tiêu điểm của thị kính nên sẽ cách thị kính 2cm. Vậy ảnh 2 cùng tạo bởi thị kính cách thị kính 23 cm.
Áp dụng công thức 1/ft = 1/d + 1/d' với ft = 2 cm, d' = -23 cm (ảnh ảo).
Tính được d = 1,84 cm - chính là khoảng cách từ ảnh 1 đến thị kính. Vậy khoảng cách từ ảnh 1 đến vật kính là:
dv' = 18 cm - d = 16,16 cm.
Áp dụng công thức 1/fv = 1/dv + 1/dv' với fv = 0,1 cm, dv' = 16,16 cm.
Tính được dv = 0,1 cm.
Ta tính độ phóng đại qua kính hiển vi.
Qua vật kính, kv = -dv'/dv = 16,16/0,1 = 161,6
Qua thị kính. kt = --d'/d = -23/1,84 = -12,5
Vậy độ phóng đại qua kính hiển vi là K = kv.kt = - 2020.
Khi đó tế bào hồng cầu sẽ có kích thước là K.7.10^-6 = 0,01414 cm và cách mắt 25 cm.
Vậy góc trông là tana = 0,01414/25 => a = 2'