bài tập về dao động điều hòa

N

nguyenngocchaugv

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 35. Một vật dao động điều hoà có phương trình x = Acos(ωt + π/2) cm thì gốc thời gian chọn là
A. lúc vật có li độ x = – A. B. lúc vật đi qua VTCB theo chiều dương.
C. lúc vật có li độ x = A. D. lúc vật đi qua VTCB theo chiều âm.
Câu 36. Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = Acos(ωt) thì gốc thời gian chọn lúc
A. vật có li độ x = – A. B. vật có li độ x = A.
C. vật đi qua VTCB theo chiều dương. D. vật đi qua VTCB theo chiều âm.

(Làm sao để biết đi theo chiều nào bây giờ , mình hay bị lẫn lộn cái này lắm )
Câu 44. Một vật dao động điều hòa phải mất 0,25 s để đi từ điểm có tốc độ bằng không tới điểm tiếp theo cũng như vậy. Khoảng cách giữa hai điểm là 36 cm. Biên độ và tần số của dao động này là
A. A = 36 cm và f = 2 Hz. B. A = 18 cm và f = 2 Hz.

C. A = 36 cm và f = 1 Hz. D. A = 18 cm và f = 4 Hz.
(Câu này giải rõ giúp mình , không hiểu vấn đề cho lắm)
Câu 54. Phương trình li độ của một vật là x = 4sin(4πt – π/2) cm. Vật đi qua li độ x = –2 cm theo chiều dương vào những thời điểm nào:
A. t = 1/12 + k/2, (k = 0, 1, 2…). B. t = 1/12 + k/2 ; t = 5/12 + k/2, (k = 0, 1, 2…).
C. t = 5/12 + k/2, (k = 0, 1, 2…). D. t = 5/12 + k/2, (k = 1, 2, 3…).
(Câu này mình tìm ra 2 nghiệm nhưng không hiểu sao chỉ chọn 1 nghiệm, làm sao để biết nó theo chiều dương như đề bài yêu cầu)
Câu 72: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 3sin(5t + π/3) cm. Toạ độ và vận tốc của vật ở thời điểm t
= 0,5 s là
A. 1,18 cm và 13,78 cm/s B. 1,18 cm và 13,78 cm/s C. 1,18 cm và 14,9 cm/s. D. Một giá trị khác
(Mình không hiểu tọa độ là gì, có phải là li độ không, tìm mãi không ra )
 
S

sojumeo

35d 36b

phi dương v âm suy ra vật đi theo chiều âm. đến biên chỉ có một cách đi duy nhất là quay trở lại .
 
S

sojumeo

44.b

tốc độ bằng 0 tại 2 vị trí biên. từ biên nó đến biên kia là 36 vậy từ VTCB đến biên là 18. vậy A=18. từ biên nọ đến biên kìa là T/2=0.25 suy ra T=0.5 mà f=1/T=2 Hz
 
S

sojumeo

54.a

vật đi từ -4 đến -2 là đi dc T/6 và đang theo chiều dương. T=1/2 suy ra thời điểm là t=1/12 sau K/2 vật lại ở vị trí x=-2 theo chiều dương nên t=1/12+k/2. còn t=5/12+k/2 vật ở vị trí x=-2 nhưng theo chiều âm
 
N

nguyenngocchaugv

vật đi từ -4 đến -2 là đi dc T/6 và đang theo chiều dương. T=1/2 suy ra thời điểm là t=1/12 sau K/2 vật lại ở vị trí x=-2 theo chiều dương nên t=1/12+k/2. còn t=5/12+k/2 vật ở vị trí x=-2 nhưng theo chiều âm

Câu này mình vẫn chưa rõ cho lắm :(. Bạn có thể nói rõ hơn được không
 
S

sojumeo

b1: xác định thời điểm ban đầu bằng cách thay t=0 lúc nay vật ở vị trí -4
chú ý : quy ước vật đi từ biên âm đến biên dương là chiều dương
B2: vì khi vật đến biên âm chỉ đi theo một chiều là chiều dương cho nên khoản thời gian vật đi từ -4 đến -2 theo chiều dương là T/6 ( bạn vẽ trục ra nhé )
b3: tính T. T=2pi/w=2pi/4pi=1/2
từ đây ta suy ra thời điểm mà vật đi qua x=-2 cm theo chiều dương là T/6=1/2/6=1/12
cứ sau "k/2" vật lại ở vị trí -2 "theo chiều dương vậy kq là 1/12+K/2
còn 5/12+k/2 thì vật lại ở vị trí x=-2 nhưng "theo chiều âm
 
N

nguyenngocchaugv

b1: xác định thời điểm ban đầu bằng cách thay t=0 lúc nay vật ở vị trí -4
chú ý : quy ước vật đi từ biên âm đến biên dương là chiều dương
B2: vì khi vật đến biên âm chỉ đi theo một chiều là chiều dương cho nên khoản thời gian vật đi từ -4 đến -2 theo chiều dương là T/6 ( bạn vẽ trục ra nhé )
b3: tính T. T=2pi/w=2pi/4pi=1/2
từ đây ta suy ra thời điểm mà vật đi qua x=-2 cm theo chiều dương là T/6=1/2/6=1/12
cứ sau "k/2" vật lại ở vị trí -2 "theo chiều dương vậy kq là 1/12+K/2
còn 5/12+k/2 thì vật lại ở vị trí x=-2 nhưng "theo chiều âm

Mình còn thắc mắc ở chổ là từ vị trí ban đầu là vi trí biên âm = -4 đi qua li độ x=-2 theo chiều dương thì làm sao xác định được là T/6. và xác định để làm gì, phiền bạn giúp mình :(
 
K

king_wang.bbang

Mình còn thắc mắc ở chổ là từ vị trí ban đầu là vi trí biên âm = -4 đi qua li độ x=-2 theo chiều dương thì làm sao xác định được là T/6. và xác định để làm gì, phiền bạn giúp mình :(
Cần gì dùng trục thời gian, cái đó chỉ sử dụng khi bạn đã hiểu rõ về đường tròn lượng giác thôi. Ở đây chỉ cần vẽ đường tròn LG ra, tìm xem khi vật đi từ -4 đến -2 theo chiều dương thì tương ứng trên đường tròn LG vật sẽ quét được 1 góc là bao nhiêu
Vì 1T ứng với 1 góc là 2pi, nên nếu tìm được góc quét sẽ suy ra được thời gian = T/6 (tam suất là ra)
 
N

nguyenngocchaugv

Cần gì dùng trục thời gian, cái đó chỉ sử dụng khi bạn đã hiểu rõ về đường tròn lượng giác thôi. Ở đây chỉ cần vẽ đường tròn LG ra, tìm xem khi vật đi từ -4 đến -2 theo chiều dương thì tương ứng trên đường tròn LG vật sẽ quét được 1 góc là bao nhiêu
Vì 1T ứng với 1 góc là 2pi, nên nếu tìm được góc quét sẽ suy ra được thời gian = T/6 (tam suất là ra)

Vậy bạn có thể nói cách làm bÀi đó ko??? Vẫn ko hiểu.hix
 
S

sieuchuotbu

muốn biết vật đi theo chiều nào thì bạn chỉ cần căn cứ dấu của góc phi ban đầu thôi. nếu "-" thỳ đi theo chiều dương và ngc lại.
 
S

sieuchuotbu

Vậy bạn có thể nói cách làm bÀi đó ko??? Vẫn ko hiểu.hix

bạn vẽ đường tròn lượng giác ra, xác định góc xen giữa giữa đoạn OX1=2 cm và biên độ A=4cm bằng cách tìm cos ---> tìm đc góc là 60 độ . T=360 .Bạn lấy 60/360=1/6 --> thời gian đi từ biên âm đến -A/2 là T/6. ok? :D
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom