bài tập về bình thông nhau,áp suất chất lỏng ?

M

manhthong789

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu1: bình hình trụ chứa nước và thủy ngân ,khối lượng thủy ngân gấp 10 lần khối lượng nước,độ cao tổng cộng của 2 chất lỏng trong bình là 100cm.tính áp suất chất lỏng lên đáy bình.Cho D nước=1000kg/m3
D thủy ngân=13600kg/m3
(bài này mình ra kết quả là 83080N/m3 nhưng ko biết có đúng ko,mong các bạn giúp mình)

Câu 2: một ống hở 2 đầu có chiều dài 20 cm được đặt vuông góc với mặt nước một phần nhô lên khỏi mặt nước,sau đó người ta vừa chế vào trong ống 1 lượng dầu vừa rút nhẹ ống sao cho dầu đầy trong ống.biết dn= 10000N/m3,dd= 8000N/m3
a)tính phần ống nhô khỏi mặt nước(kết quả là 0,04m nhưng chưa chắc^^)
b)rút nhẹ ông lên cao 1 đoạn x,tính lượng dầu tràn ra,biết tiết diện ống 60cm2(không làm dc...)

Câu 3: 1 bình thông nhau gồm 2 nhánh hình trụ có tiết diện lần lượt là 30cm2 và 12 cm2 chứa nước.trên mặt nước có đặt các tấm ván mỏng(tiết diện các tấm ván = tiết diện các nhánh)có khối lượng lần lượt là m1 và m2.Mức nước 2 nhánh lệch nhau 1 đoạn là 20 cm
a)tính m1 và m2.Biết m1+m2=2 kg
b)tìm khối lượng 1 quả cân cần đặt lên tấm ván nhỏ để mực nước 2 nhánh bằng nhau
c)nếu đặt quả cân lên tấm ván lớn thì mực nước lúc đó ở 2 nhánh lệch nhau bao nhiêu ?
(bài này chưa làm dc câu nào ...)
 
N

naruto_evil

Câu 1:
Theo đề ta có $\Large 10.m_n=m_{tn}$
$\Large\Rightarrow 10.D_n.h_n.s=D_{tn}.h_{tn}.s$
$\Large\Rightarrow 10000.h_n=13600.h_{tn}$
$\Large\Rightarrow h_n=1,36h_{tn}$ (1)
mà $\Large h_n+h_{tn}=1(m)$
$\Large\Rightarrow h_n=1-h_{tn}$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra: $\Large h_n=\frac{25}{59}m , h_{tn}=\frac{34}{59}m$
Áp suất các chất lỏng tác dụng lên đáy bình là:
$\Large P=P_n+P_{tn}=d_n.h_n+d_{tn}.h_{tn}$
$\Large P=10000.\frac{25}{59}+136000.\frac{34}{59}=82610,17N/m^3$
 
N

naruto_evil

Câu 2:
a)
Gọi l là chiều dài của ống, h là chiều dài phần ống nhô lên khỏi mặt nước
Xét áp suất tại điểm A, ta có: $\Large P_A=d_n.(l-h)=d_d.l$
$\Large\Rightarrow 10000.0,2-10000.h=8000.l \ \ \ \Rightarrow h=0,04m$
b)
Khi kéo ống lên trên một đoạn x, một phần dầu chảy ra ngoài và khi đã ổn định, chiều cao phần còn lại trong ống là l'. Ta có:
$\Large d_d.l'=d_n.(l-h-x)$
$\Large\Rightarrow l'=\frac{d_n}{d_d}.(l-h-x)=\frac{10000}{8000}(0,16-x)=1,25(0,16-x)$
Phần dầu bị chảy ra ngoài có chiều cao là: $\Large\Delta l=l-l'=\frac{5}{4}x$
Thể tích dầu bị chảy ra ngoài là: $\Large\Delta V=S.\Delta l=\frac{3}{400}x$
 
Top Bottom