Bài Tập Tự Luận Tổng Hợp 1

A

aruma

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Hoà tan 5,37 gam hỗn hợp gồm 0,02 mol [tex] AlCl_3 [/tex] và một muối halogen của kim loại M hoá trị 2 vào nước thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch [tex] AgNO_3 [/tex] thu được 14,35 gam kết tủa. Lọc lấy dung dịch cho tác dụng với [tex] NaOH [/tex] dư thu được kết tủa B. Nung B đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam chất rắn. Xác định công thức phân tử muối halogen.
Câu 2: Một hỗn hợp gồm 3 muối: [tex] NaF , NaCl , NaBr [/tex] nặng 4,82 gam đem hoà tan hoàn toàn chúng trong nước thu được dung dịch A. Sục khí clo dư vào dung dịch A rồi cô cạn hoàn toàn dung dịch sau phản ứng thu được 3,93 gam muối khan. Lấy một nửa lượng muối khan này hoà tan hoàn toàn vào nước rồi cho phản ứng với dung dịch [tex] AgNO_3 [/tex] dư thì thu được 4,305 gam kết tủa. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp đầu.
Câu 3: Nhiệt phân hoàn toàn 125,52 gam hỗn hợp A gồm [tex] KClO_3 , Ca(ClO_3)_2 , Ca(ClO)_2 , CaCl_2 , KCl [/tex] thu được chất rắn B gồm [tex] CaCl_2 , KCl [/tex] và một lượng [tex] O_2 [/tex] vừa đủ để oxi hoá [tex] SO_2 [/tex] thành [tex] SO_3 [/tex] dùng để điều chế 286,65 gam dung dịch [tex] H_2SO_4 [/tex] 80%. Cho chất rắn B tác dụng hết với 540ml dung dịch [tex] K_2CO_3 [/tex] 0,5M thu được kết tủa C và dung dịch D. Lượng KCl trong D nhiều gấp [tex]\frac{22}{3}[/tex] lần lượng KCl có trong A. Tính khối lượng kết tủa C và thành phần % khối lượng [tex] KClO_3 [/tex] có trong A.
Xin cảm ơn.
 
W

whitetigerbaekho

Câu 1
- Muối halogenua của kim loại M hoá trị 2 có CTTQ: MCl2
Nhận xét: Khi dd A pứ vừa đủ với ddAgNO3 => thu dc hh dd gồm: Al(NO3)3 và M(NO3)2.
Khi cho hh dd pứ với NaOH dư thu dc kết tủa B => M không phải Zn, kt B là M(OH)2 => chất rắn: MO.

Bài này nhìn wa tuy đơn giản nhưng nếu làm bài bảng thì có thêm TH khác. Lưu ý là đề ban đầu chỉ nói là M có hóa trị 2 chứ ko nói là có hóa trị 2 không đổi, vì vậy có thể sẽ có TH tạo ra M2O3 (như Fe2O3 chẳng hạn). Lúc này mà M rơi vào Fe thì phức tạp hơn vì:
FeCl2 + 2AgNO3 ----> 2Fe(NO3)2 + AgCl
Fe(NO3)2 + AgNO3 ----> Fe(NO3)3 + Ag
=> 14.35g kết tủa bao gồm: AgCl và Ag
Nhưng khi tính ra được nFeCl2 = 0.02 => m kết tủa = mAgCl + mAg # 14.35 (loại)
Vì vậy ta làm TH tạo ra oxit MO.
mMCl2 = mhh - mAlCl3 = 5.37 - 0.02*133.5 = 2.7g
MCl2 ---> MO
M+71.......M+16
2.7..........1.6
=> 2.7(M + 16) = 1.6(M + 71)
=> M = 64 (Cu)
=> CT muối: CuCl2
 
Top Bottom