bài tập trong bộ đề bùi gia nội ai hộ mình cái nha

K

keohaudoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Chiếu đồng thời 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng 0.4 micromet, 0,48 micro met va 0,6 micrometvaof 2 khe của thí nghiệm y âng. Biết khoảng cách giữa hai khe là 1,2mm, khoảng cách từ 2 khe tới màn là 3m. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vị trí có màu trùng với vân sáng trung tâm là ;
a:12mm b:8mm c:24mm d:6mm
Câu 2: Một con lắc đơn dao động tắt dần cứ mỗi chu kì dao động thì cơ năng cưa con lắc lại giảm 0,01 lần. Ban đầu biên độ góc của con lắc là90 độ . Hỏi sau thời gian là bao nhiêu thì biên độ con lắc chỉ còn 30 độ (biết chu kì con lắc lầ 0,5s
 
H

hoathan24

Câu 1: Chiếu đồng thời 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng 0.4 micromet, 0,48 micro met va 0,6 micrometvaof 2 khe của thí nghiệm y âng. Biết khoảng cách giữa hai khe là 1,2mm, khoảng cách từ 2 khe tới màn là 3m. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vị trí có màu trùng với vân sáng trung tâm là
a:12mm b:8mm c:24mm d:6mm


ta có k1namda1=k2namda2=k3namda3
=>0,4k1=0,48k2=0,6k3 <=> 6.0,4=5.0,48=4.0,6 =>khoảng cách ngắn nhất giừa vị trí có màu trùng với vân sáng trung tâm là x=kmin trùng.namda .D/a=4.0,6.3/1,2=6


p/s bài này chắc bạn chỉ khó cái tìm k min thôi nhờ ! minh dạy ban cái này nha
ta tìm kmin bt đối với 2 vân sáng đầu tiên k1namda1=k2namda2 =>k2=5 ta tìm đoạn x' với k2=5 . x'=5.0,48=2,4 rồi lấy x' chia cho namda3 dc một phân số bạn lấy tử số của phân số đó là dc kmin
nói chung là nó hơi thực dụng tí. có thể mình viết dài dòng nhưng lúc lànm bạn sẽ cảm thấy nhanh hơn nhiều đấy
nó cũng như kiểu tìm bội số chung vậy
 
N

nhoc_maruko9x

Câu 2: Một con lắc đơn dao động tắt dần cứ mỗi chu kì dao động thì cơ năng cưa con lắc lại giảm 0,01 lần. Ban đầu biên độ góc của con lắc là90 độ . Hỏi sau thời gian là bao nhiêu thì biên độ con lắc chỉ còn 30 độ (biết chu kì con lắc lầ 0,5s
E tỉ lệ thuận với [tex]sin^2\alpha[/tex]

[tex]\alpha[/tex] giảm từ [tex]90 \rightarrow 30 \Rightarrow sin\alpha[/tex] giảm 2 lần \Rightarrow E giảm 4 lần, còn [tex]0.25E_o[/tex]

Mỗi chu kì E giảm 0.01 lần, tức là sau 1 chu kì còn [tex]0.99E_o[/tex], sau 2 chu kì còn [tex]0.99^2E_o[/tex],... sau n chu kì còn [tex]0.99^nE_o[/tex]

Vậy để giảm còn [tex]0.25E_o[/tex] thì số chu kì là [tex]\log_{0.99}0.25=138[/tex] chu kì

[tex]\Rightarrow t = 138*0.5 = 69s[/tex]
 
L

lunglinh999

Câu 1: Chiếu đồng thời 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng 0.4 micromet, 0,48 micro met va 0,6 micrometvaof 2 khe của thí nghiệm y âng. Biết khoảng cách giữa hai khe là 1,2mm, khoảng cách từ 2 khe tới màn là 3m. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vị trí có màu trùng với vân sáng trung tâm là ;
a:12mm b:8mm c:24mm d:6mm
Câu 2: Một con lắc đơn dao động tắt dần cứ mỗi chu kì dao động thì cơ năng cưa con lắc lại giảm 0,01 lần. Ban đầu biên độ góc của con lắc là90 độ . Hỏi sau thời gian là bao nhiêu thì biên độ con lắc chỉ còn 30 độ (biết chu kì con lắc lầ 0,5s
Bài 1
[TEX]\lambda_1 = 0.4\mu m , \lambda_2 = 0.48\mu m , \lambda_3 = 0.6\mu m , a=1.2 mm , D = 3m [/TEX]
ta có:
[TEX] i_1 = 1mm , i_2 =1.2 mm , i_3 = 1.5 mm[/TEX]
lập tỉ số :
[TEX] \frac{i_1}{i_2} = \frac{5}{6} [/TEX]
suy ra khoảng cách ngắn nhất giữa các vân có [TEX] \lambda_1 , \lambda_2 [/TEX]
hay khoảng vân của [TEX] \lambda_1 , \lambda_2 [/TEX] là [TEX] i_{12} = 6i_1 =5i_2 = 6mm[/TEX]
tương tự lập tỉ số [TEX] \frac{i_{12}}{i_3} = \frac{4}{1} [/TEX]
suy ra Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vị trí có màu trùng với vân sáng trung tâm là :
[TEX] 4i_3= i_{12}= 6mm [/TEX]
Bài 2
năng lượng cùa con lác được tính theo công thức : [TEX] W=mgl(1-cos \alpha_0)[/TEX]
sau n chu kỳ năng lượng cùa con lắc là : [TEX] W_n = W_0(1-0.01)^n \Rightarrow n= log_{0.99} \frac{W_n}{W_0} (1) [/TEX]
theo đề ta có
[TEX] \frac{W_n}{W_0} = \frac{1- cos30^o}{1- cos 90^o} = \frac{2-\sqrt 3}{2} (2)[/TEX]
từ (1) và (2) : suy ra :
[TEX] n = log_{0.99} \frac{2 - \sqrt3}{2} = 200[/TEX]

thời gian để biên độ con lắc chỉ còn 30 độ là [TEX] t= 200 T = 100(s)[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

Bài 2
năng lượng cùa con lác được tính theo công thức : [TEX] W=mgl(1-cos \alpha_0)[/TEX]
sau n chu kỳ năng lượng cùa con lắc là : [TEX] W_n = W_0(1-0.01)^n \Rightarrow n= log_{0.99} \frac{W_n}{W_0} (1) [/TEX]
theo đề ta có
[TEX] \frac{W_n}{W_0} = \frac{1- cos30^o}{1- cos 90^o} = \frac{2-\sqrt 3}{2} (2)[/TEX]
từ (1) và (2) : suy ra :
[TEX] n = log_{0.99} \frac{2 - \sqrt3}{2} = 200[/TEX]

thời gian để biên độ con lắc chỉ còn 30 độ là [TEX] t= 200 T = 100(s)[/TEX]
Mình lấy [tex]\frac{sin^230}{sin^290}[/tex] thì sai rùi, hix nhớ sao E tỉ lệ thuận với [tex]A^2[/tex] nhỷ?
 
Last edited by a moderator:
L

lunglinh999

Mình lấy [tex]\frac{sin^230}{sin^290}[/tex] thì sai rùi, hix nhớ sao E tỉ lệ thuận với [tex]A^2[/tex] nhỷ?
hihi
năng lượng E tỉ lệ với [TEX] A^2[/TEX] là trong dao động điều hòa thôi bạn ơi : trong dao động điều hòa thì năng lượng tình bằng công thức : [TEX] E = \frac{1}{2} m \omega ^2 A^2 [/TEX]
trong dđ Con lac đơn thì dao động là đều hòa khi [TEX] \alpha_o \leq 10 ^o [/TEX] còn không thì năng lượng con lắc đơn luôn có thể được tính bằng công thức như trên mình đã nêu ( dù có điều hòa hay không )
 
Top Bottom