Một phái dân chủ cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu đã tách ra khỏi Đảng Quốc đại, thường gọi là
a. "Phái ôn hòa".
b. "Phái đấu tranh".
c. "Phái cấp tiến".
d. "Phái cực đoan".
Cuộc khởi nghĩa Xipay của binh lính Ấn Độ nổ ra ở khu vực nào?
a. Miền Nam và miền Trung.
b. Miền Bắc và miền Nam.
c. Miền Bắc và miền Tây.
d. Miền Bắc và miền Trung.
Hãy chỉ ra nét khác biệt của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ những năm 1905 - 1908 so với thời gian trước đó.
a. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.
b. Tất cả các phương án trên
c. Thực hiện mục tiêu đấu tranh vì độc lập và dân chủ.
d. Mang đậm ý thức dân tộc.
Lợi dụng cơ hội nào mà các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ?
a. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo quần chúng nhân dân.
b. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến làm cho Ấn Độ suy yếu.
c. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Ấn Độ làm cho Ấn Độ suy yếu.
d. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy yếu.
,
Ti-lắc bị khai trừ ra khỏi Đảng Quốc đại vào thời gian nào?
a. Tháng 7/1905.
b. Tháng 10/1906.
c. Cuối năm 1907.
d. Tháng 6/1908.
Phương án nào sau đây không nằm trong chính sách chia để trị trong thời gian người Anh cai trị Ấn Độ?
a. Khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp.
b. Nữ hoàng Anh tuyên bố là nữ hoàng Ấn Độ.
c. Xây dựng đội ngũ quan lại tay sai.
d. Mua chuộc tầng lớp có thế lực của giai cấp phong kiến bản xứ.
Cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến ở Ấn Độ diễn ra vào khoảng thời gian nào?
a. Giữa thế kỉ XVII.
b. Đầu thế kỉ XVIII.
c. Cuối thế kỉ XVII.
d. Đầu thế kỉ XVII.
Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ các tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến Ấn Độ nhằm mục đích gì?
a. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân.
b. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của nhân dân.
c. Loại bỏ dần vai trò của các thế lực phong kiến Ấn Độ.
d. Làm chỗ dựa vững chắc cho sự thống trị của mình.
Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi-pay và nhân dân Ấn Độ ở Mi-rút diễn ra vào thời gian nào?
a. Ngày 10/5/1858.
b. Ngày 5/10/1857.
c. Ngày 10/5/1857.
d. Ngày 5/7/1857.