Hóa 8 Bài tập tổng hợp

nhã ý hồ

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng mười hai 2017
41
8
54
20
Nghệ An
thcs nghi phú
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Viết PTHH phản ứng cháy của các chất sau trong oxi: H2; Mg; Cu; S; Al; C và P
Bài 2: Cacbon cháy trong bình đựng khí oxi tạo thành khí cacbonic. Viết PTHH và tính khối lượng khí cacbonic sinh ra trong mỗi trường hợp sau:
a. Khi có 6,4g khí oxi tham gia phản ứng
b. Khi có 0,3 mol cacbon tham gia phản ứng
c. Khi đốt 0,3 mol cacbon trong bình đựng 0,2 mol khí oxi
d. Khi đốt 6gam cacbon trong bình đựng 19,2 gam khí oxi
Bài 3: Khi đốt khí metan (CH4); khí axetilen (C2H2), rượu etylic (C2H6O) đều cho sản phẩm là khí cacbonic và hơi nước. Hãy viết PTHH phản ứng cháy của các phản ứng trên
Bài 4: Tính khối lượng oxi cần dùng để đốt cháy hết:
a. 46,5 gam Photpho b. 30gam cacbon
c. 67,5 gam nhôm d. 33,6 lít hiđro
Bài 5: Người ta đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 15 gam oxi. Sau phản ứng thu được 19,2 gam khí sunfurơ (SO2)
a. Tính số gam lưu huỳnh đã cháy
b. Tính số gam oxi còn dư sau phản ứng cháy
Bài 6: Một bình phản ứng chứa 33,6 lít khí oxi (đktc). với thể tích này có thể đốt cháy:
a. Bao nhiêu gam cacbon?
b. Bao nhiêu gam hiđro
c. Bao nhiêu gam lưu huỳnh
d. Bao nhiêu gam photpho
Bài 7: Hãy cho biết 3. 1024 phân tử oxi có thể tích là bao nhiêu lít?
Bài 8: Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá chứa 96% cacbon và 4% tạp chất không cháy.
Bài 9: Đốt cháy 6,2 gam photpho trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đktc) tạo thành điphotpho pentaoxit.
a. Chất nào còn dư sau phản ứng, với khối lượng là bao nhiêu?
b. Tính khối lượng sản phẩm tạo thành.
Bài 10: Đốt cháy quặng kẽm sun fua (ZnS) , chất này tác dụng với oxi tạo thành kẽm oxit và khí sunfurơ. Nếu cho 19,4 gam ZnS tác dụng với 8,96 lít khí oxi (đktc) thì khí sunfurơ có thể sinh ra là bao nhiêu?
Bài 11: cho 32,5 gam Zn tác dụng vừa đủ với dd HCl, tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc)
Bài 12: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 theo phương trình phản ứng sau: Fe + O2 → Fe3O4
a. Tính số gam sắt và thể tích oxi cần dùng để có thể điều chế được 2,32 gsm oxit sắt từ
b. Tính số gam Kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên. Biết KMnO4 nhiệt phân theo PTHH: 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
Bài 13: Đốt cháy 21 gam một mẫu sắt không tinh khiết trong oxi dư người ta thu được 23,2 gam oxit sắt từ Fe3O4 . Tính độ tinh khiết của mẫu sát đã dùng
Bài 14: Cho các chất khí sau: Nitơ, cacbon đioxit, neon (Ne), oxi, metan (CH4)
a. Khí nào làm than hồng cháy sáng? Viết PTHH
b. Khí nào làm đục nước vôi trong? Viết PTHH
c. Khí nào làm tắt ngọn nén đang cháy?
d. Khí nào trong các khí trên là khí cháy? Viết PTHH
Bài 15: Đốt 5,6gam hỗn hợp cacbon và lưu huỳnh cần 9,6 gam khí oxi
a. Viết PTHH các phản ứng xảy ra
b. Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
c. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
d. Tính thành phần phần trăm theo số mol của mỗi chất có trong hỗn hợp khí thu được sau phản ứng
Bài 16: Tính số mol khí sunfurơ sinh ra trong mỗi trường hợp sau:
a. Có 1,5 mol khí oxi tham gia phản ứng với lưu huỳnh
b. Đốt cháy hoàn toàn 38,4 gam lưu huỳnh trong khí oxi.
Bài 17: Có 2 lọ thuỷ tinh, một lọ đựng khí oxi, một lọ đựng không khí. Hãy nêu cách phân biệt 2 lọ.
Bài 18: Tính khối lượng oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn:
a. Một tấn than chứa 95% cacbon. Các tạp chất còn lại không cháy
b. 4 kg khí metan (CH4) tinh khiết
Bài 19: Cho những chất sau: Cacbon, hiđro, magie, metan, cacbon oxit. Cho biết sự oxi hoá chất nào sẽ tạo ra:
a. Oxit ở thể rắn
b. Oxit ở thể lỏng
c. Oxit ở thể khí
Bài 20: Viết những PTHH biểu diễn sự oxi hóa:
a. Đơn chất: Al, Zn, Fe, Cu, Na, C, S, P.
b. Hợp chất: CO, CH4, C2H2, C2H6O
Bài 21: Bình đựng gaz dùng để đun nấu trong gia đình có chứa 13,05g butan (C4H10) ở thể lỏng do được nén dưới áp suất cao. Tính thể tích không khí (đktc) cần thiết để đốt cháy hết lượng butan có trong bình. Biết oxi chiếm 20% về thể tích của không khí
Bài 22: Một bình chứa 44,8 lít khí oxi, với lượng khí oxi này có thể đốt cháy được :
a. Bao nhiêu mol cacbon, mol photpho, mol lưu huỳnh?
b. Bao nhiêu gam bột sắt, bột nhôm?
c. Bao nhiêu mol CO, C2H6O?
Bài 23: Những chất nào trong mỗi dãy sau có hàm lượng (thành phần phần trăm theo khối lượng) oxi cao nhất, thấp nhất
a. FeO; Fe2O3; Fe3O4
b. NO; NO2; N2O; N2O5
c. KMnO4; KClO3; KNO3
Bài 24: Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hết hỗn hợp:
a. 0,5 mol sắt; 1,25 mol nhôm; 1,5 mol kẽm.
b. 3,1 gam P; 6,4 gam S; 3,6 gam C.
c. 1,6 gam CH4; 2,8 gam CO; 0,58 gam C4H10.
Bài 25: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp khí gồm có CO và H2 cần dùng 9,6 gam khí oxi. Khí sinh ra có 8,8 gam CO2.
a. Viết các PTHH xảy ra.
b. Tính thành phần phần trăm của hỗn hợp khí ban đầu theo số mol và theo khối lượng.
Bài 26: Những lĩnh vực nào của con người cần thiết phải dùng bình đựng khí nén oxi để hô hấp.?
Bài 27: Viết các CTHH của các oxit tạo nên từ các nguyên tố sau, gọi tên chúng
a. Cu (I) và O (II); Cu (II) và O.
b. Al và O; Zn và O; Mg và O;
c. Fe (II) và O; Fe(III) và O
d. N (I) và O; N (II) và O; N (III) và O; N (IV) và O; N (V) và O.
Bài 28: Oxit của một nguyên tố hoá trị (II) chứa 20% oxi theo khối lượng. Xác định CTPT của oxit
Bài 29:Người ta điều chế kẽm oxit bằng cách đốt kẽm trong oxi.
a. Tính thể tích oxi (đktc) cần thiết để điều chế 40,5 gam kẽm oxit
b. Muốn có lượng oxi nói trên cần phân huỷ bao nhiêu gam Kali clorat (KClO3)
Giả thiết các phản ứng có hiệu suất 100%
 

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
Bài 1: Viết PTHH phản ứng cháy của các chất sau trong oxi: H2; Mg; Cu; S; Al; C và P

Bài làm:
Các PTHH: (1) 2Mg + O2 -to-> 2MgO
(2) 2Cu + O2 -to-> 2CuO
(3) S + O2 -to-> SO2
(4) 4Al + 3O2 -to-> 2Al2O3
(5) C + O2 -to-> CO2
(6) 4P + 5O2 -to-> 2P2O5

Bài 2: Cacbon cháy trong bình đựng khí oxi tạo thành khí cacbonic. Viết PTHH và tính khối lượng khí cacbonic sinh ra trong mỗi trường hợp sau:
a. Khi có 6,4g khí oxi tham gia phản ứng
b. Khi có 0,3 mol cacbon tham gia phản ứng
c. Khi đốt 0,3 mol cacbon trong bình đựng 0,2 mol khí oxi
d. Khi đốt 6gam cacbon trong bình đựng 19,2 gam khí oxi

Giaỉ: PTHH: C + O2 -to-> CO2
a) nO2= 6,4/32= 0,2(mol)
=> nCO2 (câu a)= 0,2 (mol)
=> mCO2= 0,2. 44= 8,8(g)
b) nCO2= nC= 0,3(mol)
=> mCO2= 0,3.44= 13,2(g)
c) 0,3/1 > 0,2/1
=> C dư, O2 hết. Tính theo nO2
=> nCO2= nO2= 0,2(mol)
=> mCO2= 0,2.44= 8,8(g)
d) nC= 6/12= 0,5(mol)
nO2= 19,2/ 32= 0,6(mol)
Ta có: 0,5/1 < 0,6/1
=> C hết, O2 dư, tính theo nC
=> nCO2= nC= 0,5 (mol)
=> mCO2= 0,5.44= 22(g)

Bài 3: Khi đốt khí metan (CH4); khí axetilen (C2H2), rượu etylic (C2H6O) đều cho sản phẩm là khí cacbonic và hơi nước. Hãy viết PTHH phản ứng cháy của các phản ứng trên

Bài làm:
Các PTHH:
(1) CH4 + 2O2 -to-> CO2 + 2H2O
(2) C2H2 +5/2 O2 -to-> 2CO2 + H2O
(3) C2H6O + 3O2 -to-> 2CO2 + 3H2O

Bài 4: Tính khối lượng oxi cần dùng để đốt cháy hết:
a. 46,5 gam Photpho b. 30gam cacbon
c. 67,5 gam nhôm d. 33,6 lít hiđro

Giaỉ:
a) PTHH: 4P + 5O2 -to-> 2P2O5
nP= 46,5/31= 1,5(mol)
=> nO2= (5.1,5)/4= 1,875 (mol)
=> mO2= 1,875.32= 60(g)
b) C + O2 -to-> CO2
nC= 30/12= 2,5(mol)
=> nO2= nC= 2,5(mol)
=> mO2= 2,5.32= 80(g)
c) nAl = 67,5/ 27= 2,5(mol)
PTHH: 4Al + 3O2 -to-> 2Al2O3
=> nO2= (3.2,5)/4= 1,875(mol)
=> mO2= 1,875.32= 60(g)
d) nH2 = 33,6/22,4= 1,5(mol)
PTHH: 2H2 + O2 -to-> 2H2O
-> nO2= nH2/2= 1,5/2= 0,75(mol)
=> mO2= 0,75.32= 24(g)



Bài 5: Người ta đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 15 gam oxi. Sau phản ứng thu được 19,2 gam khí sunfurơ (SO2)
a. Tính số gam lưu huỳnh đã cháy
b. Tính số gam oxi còn dư sau phản ứng cháy

Giaỉ:
nO2= 15/32= 0,46875(mol)
nSO2= 19,2/64= 0,3(mol)
PTHH: S + O2 -to-> SO2
Ta có: 0,46875/1 > 0,3/1
=> O2 dư, SO2 hết. Tính theo nSO2
=> nS= nO2(p/ứ)= nSO2= 0,3(mol)
a) mS= 0,3.32= 9,6(g)
b) nO2 (dư)= 0,46875- 0,3= 0,16875 (mol)
=> mO2 (dư)= 0,16875. 32= 5,4(g)


Bài 6: Một bình phản ứng chứa 33,6 lít khí oxi (đktc). với thể tích này có thể đốt cháy:
a. Bao nhiêu gam cacbon?
b. Bao nhiêu gam hiđro
c. Bao nhiêu gam lưu huỳnh
d. Bao nhiêu gam photpho

Giaỉ:
nO2= 33,6/22,4= 1,5(mol)
a) PTHH: C + O2 -to-> CO2
nC= nO2= 1,5(mol)
=> mC= 1,5.12= 18(g)
b) PTHH: 2H2 + O2 -to-> 2H2O
nH2= 2.1,5= 3(mol)
=> mH2= 3.2= 6(g)
c) PTHH: S + O2 -to-> SO2
nS= nO2= 1,5(mol)
=> mS= 1,5.32= 48(g)
d) PTHH: 4P + 5O2 -to-> 2P2O5
-> nP= (4.1,5)/5= 1,2(mol)
=> mP= 1,2.31= 37,2(g)

Bài 7: Hãy cho biết 3. 1024 phân tử oxi có thể tích là bao nhiêu lít?

Giaỉ:
nO2= (3.10^24)/ (6.10^23)= 5(mol)
=> V(O2, đktc)= 5.22,4= 112(l)

Bài 8: Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá chứa 96% cacbon và 4% tạp chất không cháy.

Giaỉ:
mC(tinh)= 96%.1= 0,96(kg) = 960(g)
PTHH: C + O2 -to-> CO2
Ta có: V(O2,đktc)= (22,4.960)/ 12 = 1792 (l)

Bài 9: Đốt cháy 6,2 gam photpho trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đktc) tạo thành điphotpho pentaoxit.
a. Chất nào còn dư sau phản ứng, với khối lượng là bao nhiêu?
b. Tính khối lượng sản phẩm tạo thành.

Giaỉ:
PTHH: 4P + 5O2 -to-> 2P2O5
Ta có: nP= 6,2/31= 0,2(mol)
nO2= 6,72/22,4= 0,3(mol)
Ta có: 0,2/4 < 0,3/5
=> P hết, O2 dư, tính theo nP
a) nO2 (p/ứ)= (5.0,2)/4= 0,25(mol)
=> nO2(dư)= 0,3-0,25= 0,05(mol)
=> mO2(dư)= 0,05.32=1,6(g)
b) nP2O5= (2.0,2)/4= 0,1(mol)
=> mP2O5= 142.0,1= 14,2(g)



Bài 10: Đốt cháy quặng kẽm sun fua (ZnS) , chất này tác dụng với oxi tạo thành kẽm oxit và khí sunfurơ. Nếu cho 19,4 gam ZnS tác dụng với 8,96 lít khí oxi (đktc) thì khí sunfurơ có thể sinh ra là bao nhiêu?

Giaỉ:
PTHH: 2ZnS + 3O2 -to-> 2ZnO + 2SO2
nZnS= 19,4/97=0,2(mol)
nO2= 8,96/22,4= 0,4(mol)
Ta có: 0,2/2 < 0,4/3
=> ZnS hết, O2 dư . Tính theo nZnS
=> nSO2= nZnS= 0,2(mol)
=> mSO2= 0,2.64= 12,8(g)
V(O2, đktc)= 0,2.22,4= 4,48(l)


Bài 11: cho 32,5 gam Zn tác dụng vừa đủ với dd HCl, tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc)

Giaỉ:
nZn= 32,5/65= 0,5(mol)
PTHH: Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2
nH2= nZn= 0,5(mol)
=> V(H2, đktc)= 0,5.22,4= 11,2(l)


Bài 12: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 theo phương trình phản ứng sau: Fe + O2 → Fe3O4
a. Tính số gam sắt và thể tích oxi cần dùng để có thể điều chế được 2,32 gsm oxit sắt từ
b. Tính số gam Kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên. Biết KMnO4 nhiệt phân theo PTHH: 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2


Gỉai:
a) PTHH: 3Fe + 2O2 -to-> Fe3O4 (1)
nFe3O4= 2,32/232= 0,01(mol)
=> nFe= 0,01.3= 0,3(mol) => mFe= 0,03.56= 1,68(g)
nO2= 2.0,01= 0,02(mol)=> V(O2, đktc)= 0,02. 22,4= 0,448(l)
b) PTHH: 2KMnO4 -to-> K2MnO4 + MnO2 + O2 (2)
Ta có: nKMnO4 = 2.nO2(2)= 2. nO2(1)= 2.0,02= 0,04(mol)
=> mKMnO4 = 0,04.158= 6,32(g)


Bài 20: Viết những PTHH biểu diễn sự oxi hóa:
a. Đơn chất: Al, Zn, Fe, Cu, Na, C, S, P.
b. Hợp chất: CO, CH4, C2H2, C2H6O

Giaỉ:
Các PTHH:
a) (1) 4Al + 3O2 -to-> 2Al2O3
(2) 2Zn+ O2 -to-> 2ZnO
(3) 3Fe + 2O2 -to-> Fe3O4
(4) 2Cu + O2 -to-> 2CuO
(5) 4Na + O2 -to-> 2Na2O
(6) C + O2 -to-> CO2
(7) S + O2 -to-> SO2
(8) 4P + 5O2 -to-> 2P2O5
b) (1) 2CO + O2 -to-> 2CO2
(2) CH4 + 2O2 -to-> CO2 + 2H2O
(3) C2H2 + 5/2O2 -to-> 2CO2 + H2O
(4) C2H6O + 3O2 -to-> 2CO2 + 3H2O

Bài 28: Oxit của một nguyên tố hoá trị (II) chứa 20% oxi theo khối lượng. Xác định CTPT của oxit

Giaỉ:
Gọi CT tổng quát của oxit là AO
Ta có: O=20%
=> A= 80%
=> M(A)= 80%. 16 / 20% = 64 (Nhận: Cu)
=> CuO
(Câu này k chắc trình bày lắm)


Bài 29:Người ta điều chế kẽm oxit bằng cách đốt kẽm trong oxi.
a. Tính thể tích oxi (đktc) cần thiết để điều chế 40,5 gam kẽm oxit
b. Muốn có lượng oxi nói trên cần phân huỷ bao nhiêu gam Kali clorat (KClO3)

Giaỉ:
PTHH: 2Zn + O2 -to-> 2ZnO (1)
a) nZnO= 40,5/81= 0,5(mol)
=> nO2= 0,5/2= 0,25 (mol)
=> V(O2, đktc)= 0,25. 22,4= 5,6(mol)
b) PTHH: 2KClO3 -to-> 2KCl + 3O2 (2)
Ta có: nO2 (2)= nO2(1)= 0,25 (mol)
=> nKClO3 (2) = (2.0,25)/3= 1/6 (mol)
=> mKClO3 (2) = 1/6 . 122,5 ~ 20,417 (g)

Bài 27: Viết các CTHH của các oxit tạo nên từ các nguyên tố sau, gọi tên chúng
a. Cu (I) và O (II); Cu (II) và O.
b. Al và O; Zn và O; Mg và O;
c. Fe (II) và O; Fe(III) và O
d. N (I) và O; N (II) và O; N (III) và O; N (IV) và O; N (V) và O.

Bài làm:
a) Cu (I) và O (II)
-> Cu2O: Đồng (I) oxit
Cu (II) và O
-> CuO: Đồng (II) oxit
b) Al và O
-> Al2O3 : Nhôm oxit
Zn và O
-> ZnO: Kẽm oxit
Mg và O
-> MgO: magie oxit
c) Fe(II) và O
-> FeO: Sắt (II) oxit
Fe(III) và O
-> Fe2O3: Sắt (III) oxit
d) N (I) và O
-> N2O: đinitơ oxit
N (II) và O
-> NO: nitơ oxit
N (III) và O
-> N2O3: đinitơ trioxit
N (IV) và O
-> NO2: nitơ đioxit
N (V) và O
-> N2O5: đinitơ pentaoxit


Bài 25: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp khí gồm có CO và H2 cần dùng 9,6 gam khí oxi. Khí sinh ra có 8,8 gam CO2.
a. Viết các PTHH xảy ra.
b. Tính thành phần phần trăm của hỗn hợp khí ban đầu theo số mol và theo khối lượng.

Gỉai:
nCO2= 8,8/44= 0,2(mol)
PTHH: (1) 2CO + O2 -to-> 2CO2
(2) 2H2 + O2 -to-> 2H2O
nCO(1) = nCO2(1)= 0,2(mol)
=> mCO(1)= 0,2.28= 5,6(g)
=> %mCO= (5,6/ 9,6).100%= 58,333%
=> %mH2= 100% 58,333%= 41,667%

Bài 24: Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hết hỗn hợp:
a. 0,5 mol sắt; 1,25 mol nhôm; 1,5 mol kẽm.
b. 3,1 gam P; 6,4 gam S; 3,6 gam C.
c. 1,6 gam CH4; 2,8 gam CO; 0,58 gam C4H10.

Giaỉ:
a) * PTHH: 3Fe + 2O2 -to-> Fe3O4
nO2= (2.0,5)/3= 1/3(mol)
=> mO2= 1/3 . 32 ~ 10,667(g)
* 4Al + 3O2 -to-> 2Al2O3
nO2= (3.1,25)/4 = 0,9375 (mol)
=> mO2= 0,9375. 32=30 (g)
* 2Zn + O2 -to-> 2ZnO
nO2= 1,5/2= 0,75 (mol)
=> mO2= 0,75.32= 24(g)
b) * PTHH: 4P + 5O2 -to-> 2P2O5
nP= 3,1/31= 0,1(mol)
=> nO2= (5.0,1)/4= 0,125(mol)
=> mO2= 0,125. 32= 4(g)
* PTHH: S + O2 -to-> SO2
nS= 6,4/32= 0,2(mol)
=> nO2= nS= 0,2(mol)
=> mO2= 0,2.32= 6,4(g)
* PTHH: C + O2 -to-> CO2
nC= 3,6/12= 0,3 (mol)
-> nO2 = nC= 0,3(mol)
=> mO2= 0,3.32= 9,6(g)
c) * PTHH: CH4 + 2O2 -to-> CO2 + 2H2O
nCH4= 1,6/16= 0,1(mol)
=> nO2= 0,1.2= 0,2(mol)
=> mO2= 0,2.32= 6,4(g)
* PTHH: 2CO + O2 -to-> 2CO2
nCO= 2,8/28= 0,1(mol)
=> nO2= 0,1/2= 0,05(mol)
=> mO2= 0,05. 32= 1,6(g)
* PTHH: 2C4H10 + 13O2 -to-> 8CO2 + 10H2O
nC4H10= 0,58/58= 0,01(mol)
=> nO2= (13.0,01)/2= 0,065(mol)
=> mO2= 0,065.32=2,08(g)

Bài 23: Những chất nào trong mỗi dãy sau có hàm lượng (thành phần phần trăm theo khối lượng) oxi cao nhất, thấp nhất
a. FeO; Fe2O3; Fe3O4
b. NO; NO2; N2O; N2O5
c. KMnO4; KClO3; KNO3

Giaỉ:
a) %O(trong FeO)= (16/72).100 = 22,222%
%O(trong Fe2O3)= [(3.16)/ 160 ] . 100= 30%
%O( trong Fe3O4)= [(4.16)/232].100= 27,586%
=> Lượng oxi theo khối lượng của Fe2O3 là cao nhất và FeO là thấp nhất

Tương tự làm câu b và câu c tính ra phần trăm theo khối lượng của O trong mỗi chất, sau đó so sánh nhé!

Vì nhiều bài quá mình làm từng này bài, sáng có gì mình làm tiếp. Có gì không hiểu hỏi nhé!
 

hothanhvinhqd

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,098
829
214
Nghệ An
trường AOE
Bài 17: Có 2 lọ thuỷ tinh, một lọ đựng khí oxi, một lọ đựng không khí. Hãy nêu cách phân biệt 2 lọ
cho que đóm vào 2 lọ thủy tinh
nếu que đóm bùng cháy thì đó là o2
nếu qua đóm k cháy là lọ có kk

các bài còn lại bạn viết số mol ra , lập PTHH rồi tự tính
 

Mặt trời

Học sinh mới
Thành viên
25 Tháng tư 2020
1
0
1
18
Đắk Lắk
Trường thcs nguyễn du
Giải giúp mình câu 15, 18, 21, 26 với. Vì mình đang rất cần mong các bạn trả lời sớm
 
Top Bottom