Xin chào và chúc chị buổi chiều khỏe mạnh:>
Lần sau chị có thể lưu ý đăng từng bài một để team Sinh dễ hỗ trợ hơn được không ạ?
Em sẽ hỗ trợ chị 3 bài đầu trước.
Bài 4.
1. Tổng số nu của gen là N= 1500. 2= 3000 (nu)
<=> A+ G= N/2= 1500 (1)
=> $G \leq 1500$
Gọi số lần phiên mã là k (k thuộc [TEX]N^*[/TEX])
Ta có H= 2A+ 3G= N+ G= 3000+ G
Số liên kết H bị phá vỡ là k. H=k. (3000+ G)= 11700 (2)
<=> k= 11700/ (3000+G)
<=> $k \leq$
$\frac{11700}{3000}$ =3,9
Xét k= 1, 2, 3
k | 1 | 2 | 3 |
3000 + G | 11700 | 5850 | 3900 |
G | 8700 | 2850 | 900 |
| Loại | Loại | Nhận |
[TBODY]
[/TBODY]
=> k= 3
Theo NTBS
G= X= 900
A= T= 1500- 900= 600
2. Số nu mỗi loại môi trường cung cấp là
Tgốc. k= rAmt= 600
Xgốc. k= rGmt= 1500
=> Tg= rA= 200
Xg= rG= 500
Mà Ag+ Tg= A
Gg+ Xg= G
=> Ag= rU= 400
Gg= rX= 400
3. Số phân tử Pr là 3. 5.1= 15
Số phân tử nước giải phóng trong quá trình dịch mã là
15.(
$\frac{rN}{3}$ -2)= 15. (1500/3 -2)= 7470
Bài 2.
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi phân tử ADN trước và sau khi đột biến:
*Phân tử ADN trong NST thứ nhất
- Trước đột biến:
Số lượng Nu của ADN là (20,4. [TEX]10^4[/TEX])/3,4 .2 = 120000
A = T = 120000. 30% = 36000
G = X = 1200/2 - 36000 = 24000
- Sau đột biến:
Số A của phân tử ADN = 297600/[TEX]2^3[/TEX]= 37200
Số liên kết hiđrô của phân tử ADN
2. 36000 + 3. 24000 + 7800= 151800
Ta có 2A + 3G = 151800
=> 2. 37200+ 3G=151800 => G = 25800
Theo NTBS
A = T = 37200
G = X = 25800
*Phân tử ADN trong NST thứ hai:
Số lượng từng loại Nu của đoạn ADN bị mất
A = T = 37200 - 36000 = 1200
G = X = 25800 - 24000 = 1800
Số Nu của đoạn ADN bị mất là (1200 + 1800).2 = 6000
Tổng số Nu của phân từ ADN khi chưa đột biến là
6000/8%= 75000 Nu
Vậy số lượng từng loại Nu của phân tử ADN thứ hai khi chưa đột biến là
A = T = 75000. 20% = 15000;
G = X = 75000/2 - 15000 = 22500
Số lượng từng loại Nu của phân tử ADN thứ hai sau đột biến là
A = T = 15000 - 1200= 13800
G = X = 22500 - 1800 = 20700
b. Số lượng từng loại Nu môi trường cung cấp:
Gọi k là số lần nhân đôi của NST thứ hai sau khi đột biến.
Ta có [TEX]2^k[/TEX]= 2.[TEX]2^3[/TEX] = [TEX]2^4[/TEX]=> k = 4
Số lượng từng loại Nu môi trường cung cấp cho NST thứ nhất sau đột biến nhân đôi 3 lần là
A = T = ([TEX]2^3[/TEX]- 1) x 37200 = 260400;
G = X = ([TEX]2^3[/TEX] - 1) x 25800 = 180600
Số lượng từng loại Nu môi trường cung cấp cho NST thứ hai sau đột biến nhân đôi 4 lần là
A = T = ([TEX]2^4[/TEX] - 1) x 13200 = 260400;
G = X = ([TEX]2^4[/TEX]- 1) x 20700 = 310500
Bài 3.
1. Chiều dài gen không đổi nhưng tạo alen mới
-> Đột biến thay thế cặp nu
Ta có: N = 3060/ 3,4.2 = 1800 (Nu)
Theo bài ra:
Theo nguyên tắc bổ sung: T + X = 1800/2 <=> T + X = 900
Giải hệ PT ta được: T = 525; X = 375
=> Gen D có: A = T = 525 (Nu); G = X = 375 (Nu)
=> H = (2 x 525) + (3 x 375) = 2175 (liên kết)
- Vì gen đột biến d so với gen D có:
Ld = LD và Hd > HD = 1
=> ĐBG dạng thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X.
2. Sự rối loạn ở GP I tạo ra các loại giao tử là Dd, 0.
Gen d có A = T = 524(nu); G = X = 376(Nu)
Số nu từng loại trong từng loại hợp tử khi cơ thể Dd tự thụ phấn:
+ Hợp tử DDdd:
A = T = (525 x 2) + (524 x 2) = 2098 (Nu)
G = X = (375 x2) + (376 x 2) = 1502 (Nu)
+ Hợp tử DDd:
A = T = (525 x 2) + 524 = 1574 (Nu)
G = X = (375 x 2) + 376 = 1126 (Nu)
+ Hợp tử Ddd:
A = T = 525 + (524 x 2) = 1573 (Nu)
G = X = 375 + (376 x 2) = 1127 (Nu)
+ Hợp tử D0: A = T = 525 (Nu); G = X = 375 (Nu)
+ Hợp tử d0: A = T = 524 (Nu); G = X = 376 (Nu)
Có gì băn khoăn chị cứ trao đổi ạ.
Chúc chị học tốt~