L
lemailinh123
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bài 1: Một chiếc nến cốc gồm một chiếc cốc hình trụ có thành mỏng, đáy dày và diện tích đáy cốc là S1=25cm2, trong cốc có gắn một chiếc nến (làm bằng chất parafin) vào đáy cốc, trọng lượng của nến và cốc lần lượt là Po=0,5N và P1. Một học sinh đặt chiếc nến cốc vào 1 bình hình trụ đứng có diện tích đáy S2=2.S1, đáy bình nằm ngang rồi rót nước vào bình cho tới khi cốc nổi trên mặt nước với phần ngập trong nước là h1=4cm thì mực nước trong bình là h2=8cm. Sau đó bắt đầu đốt nến và theo dõi mức nước trong bình, Biết khi cháy thì chất parafin cháy sẽ bị bay hơi đi mà không chảy xuống đáy cốc và trọng lượng của nến giảm đều theo thời gian cho đến hết trong thời gian T=50ph. Bỏ qua mọi tác động gây bởi sự thay đổi nhiệt độ khi nến cháy; cốc luôn thẳng đứng. Cho trọng lượng riêng của nước là dn=10000N/m3.
a, Xác định trọng lượng của cốc và mực nước trong bình khi nến đã cháy hết.
b, Xác định sự phụ thuộc của áp suất nước lên đáy bình theo thời gian và tốc độ di chuyển của chiếc cốc so với bình khi nến đang cháy.
(bài này câu a mình làm được rồi, P1=0,5N và mực nước là 7cm. Các bạn làm hộ mình câu b vs nhé, thanks nhiều)
Bài 2: Trong một bình nhiệt lượng kế có một lượng nước với thể tích V1 ở nhiệt độ t1=10 oC. Người ta đổ thêm một thể tích nước V2 ở nhiệt độ t2=40 oC vào bình. Biết thể tích của nước thay đổi theo nhiệt độ theo quy luật Vt=Vo(1+at), với Vo và Vt lần lượt là thể tích nước ở nhiệt độ 0 oC và t oC, a là một hệ số không đổi. Khi cân bằng nhiệt, nước trong bình nhiệt lượng kế có thể tích V, khối lượng m và nhiệt độ là t=20 oC. Giả thiết có thể bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và với bình nhiệt lượng kế. Khi đó, hãy so sánh tổng V1+V2 và V, Tính tỉ số khối lượng nước trong bình nhiệt lượng kế ban đấu m1 và khối lượng nước đổ thêm m2.
(Thực ra đang còn câu b, nhưng do không vẽ được hình nên mình bỏ qua. Vì thế nếu thừa dữ liệu thì các bạn cũng k cần quan tâm đâu. Mà bài này mình cứ thấy nó dị dị sao í ^_^)
Bài 3: Để cung cấp điện cho 1 nhà thi đấu thể thao, người ta sử dụng 1 máy biến thế để biến đổi hiệu điện thế từ mạng điện cao thế thành hiệu điện thế 220V cho nhà thi đấy, Đường dây tải điện nối từ trạm biến thế tới nhà thi đấu ở cách xa 0,8km gồm 2 dây dẫn có điện trở suất 2,5.10^-8 ôm mét, tiết diện mỗi dây 80mm2, Hiệu điện thế ở 2 đầu cuộn dây sơ cấp là 1,1kV và được giữ không thay đổi, cuô
jn thứ cấp có 223 vòng dây. Bỏ qua mọi hao phí trên máy biến thế và điện trở các dây nối trong nhà thi đấu.
1.Trong nhà thi đấu chỉ có 22 đèn loại 220V-60W được mắc song song và sáng bình thường. Hãy tính Công suất hao phí trên đường dây, hiệu suất truyền tải điện từ máy biến thế đến nhà thi đấu và số vòng dây cuộn sơ cấp của máy biến thế. Độ sáng các đèn thay đổi như thế nào nếu mắc 1 bếp điện song song cới các đèn?
2, Để thực hiện tiết kiệm điện, người ta sử dụng các bóng đèn compact và mắc song song với nhau. Các bóng đèn loại 220V-11W vá 220V-22W, Hỏi có thể mắc được bai\o nhiêu đèn mỗi loại để các đèn sáng bình thường?
Bài 4: Một điểm sáng S ở cách màn ảnh 1 khoảng L. Trong khoảng giữa S và màn đặt 1 thấu kính O1 sao cho trục chính của thấu kính đi qua S và vuông góc với màn ảnh. Thấu kính có rìa hình tròn.
1, Khi L=100cm, xê dịch thấu kính trong khoảng giữa S và màn ta chỉ tìm được 1 vị trí của thấu kính mà tại đó có ảnh rõ nét của S trên màn. Xác định vị trí của thấu kính khi đó và tính tiêu cự f của thấu kính.
2,Khi L=81cm, xê dịch thấu kính trong khoảng vật - màn thì vết sáng trên màn không bao giờ thu lại tại 1 điểm, nhưng khi thấu kính cách màn 1 khoảng b thì vết sáng trên màn có bán kính nhỏ nhất. Xác định b.
a, Xác định trọng lượng của cốc và mực nước trong bình khi nến đã cháy hết.
b, Xác định sự phụ thuộc của áp suất nước lên đáy bình theo thời gian và tốc độ di chuyển của chiếc cốc so với bình khi nến đang cháy.
(bài này câu a mình làm được rồi, P1=0,5N và mực nước là 7cm. Các bạn làm hộ mình câu b vs nhé, thanks nhiều)
Bài 2: Trong một bình nhiệt lượng kế có một lượng nước với thể tích V1 ở nhiệt độ t1=10 oC. Người ta đổ thêm một thể tích nước V2 ở nhiệt độ t2=40 oC vào bình. Biết thể tích của nước thay đổi theo nhiệt độ theo quy luật Vt=Vo(1+at), với Vo và Vt lần lượt là thể tích nước ở nhiệt độ 0 oC và t oC, a là một hệ số không đổi. Khi cân bằng nhiệt, nước trong bình nhiệt lượng kế có thể tích V, khối lượng m và nhiệt độ là t=20 oC. Giả thiết có thể bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và với bình nhiệt lượng kế. Khi đó, hãy so sánh tổng V1+V2 và V, Tính tỉ số khối lượng nước trong bình nhiệt lượng kế ban đấu m1 và khối lượng nước đổ thêm m2.
(Thực ra đang còn câu b, nhưng do không vẽ được hình nên mình bỏ qua. Vì thế nếu thừa dữ liệu thì các bạn cũng k cần quan tâm đâu. Mà bài này mình cứ thấy nó dị dị sao í ^_^)
Bài 3: Để cung cấp điện cho 1 nhà thi đấu thể thao, người ta sử dụng 1 máy biến thế để biến đổi hiệu điện thế từ mạng điện cao thế thành hiệu điện thế 220V cho nhà thi đấy, Đường dây tải điện nối từ trạm biến thế tới nhà thi đấu ở cách xa 0,8km gồm 2 dây dẫn có điện trở suất 2,5.10^-8 ôm mét, tiết diện mỗi dây 80mm2, Hiệu điện thế ở 2 đầu cuộn dây sơ cấp là 1,1kV và được giữ không thay đổi, cuô
jn thứ cấp có 223 vòng dây. Bỏ qua mọi hao phí trên máy biến thế và điện trở các dây nối trong nhà thi đấu.
1.Trong nhà thi đấu chỉ có 22 đèn loại 220V-60W được mắc song song và sáng bình thường. Hãy tính Công suất hao phí trên đường dây, hiệu suất truyền tải điện từ máy biến thế đến nhà thi đấu và số vòng dây cuộn sơ cấp của máy biến thế. Độ sáng các đèn thay đổi như thế nào nếu mắc 1 bếp điện song song cới các đèn?
2, Để thực hiện tiết kiệm điện, người ta sử dụng các bóng đèn compact và mắc song song với nhau. Các bóng đèn loại 220V-11W vá 220V-22W, Hỏi có thể mắc được bai\o nhiêu đèn mỗi loại để các đèn sáng bình thường?
Bài 4: Một điểm sáng S ở cách màn ảnh 1 khoảng L. Trong khoảng giữa S và màn đặt 1 thấu kính O1 sao cho trục chính của thấu kính đi qua S và vuông góc với màn ảnh. Thấu kính có rìa hình tròn.
1, Khi L=100cm, xê dịch thấu kính trong khoảng giữa S và màn ta chỉ tìm được 1 vị trí của thấu kính mà tại đó có ảnh rõ nét của S trên màn. Xác định vị trí của thấu kính khi đó và tính tiêu cự f của thấu kính.
2,Khi L=81cm, xê dịch thấu kính trong khoảng vật - màn thì vết sáng trên màn không bao giờ thu lại tại 1 điểm, nhưng khi thấu kính cách màn 1 khoảng b thì vết sáng trên màn có bán kính nhỏ nhất. Xác định b.
Last edited by a moderator: