Hóa Bài tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

pinkpig1606

Học sinh
Thành viên
15 Tháng bảy 2014
22
4
21
26
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:
Cho cân bằng hóa học sau:
2SO2 (k) +O2 (k) [tex]\Leftrightarrow[/tex] 2SO3 (k); ∆H < 0

Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng.
Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?
A.(1), (2), (4), (5)
B.(2), (3), (5)
C.(2), (3), (4), (6)
D. (1), (2), (4).
Câu 2:
Cho cân bằng hóa học:
H2 (k) + I2 (k) [tex]\Leftrightarrow[/tex] 2HI (k); ∆H > 0.

Cân bằng không bị chuyển dịch khi:
A. Tăng nhiệt độ của hệ
B. Giảm nồng độ HI
C. Tăng nồng độ H2
D. Giảm áp suất chung của hệ.
Câu 3:




Xét cân bằng:
N2O4(k) [tex]\Leftrightarrow[/tex] 2NO2(k) ở 25oC.
Khi chuyển dich sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2.
A. Tăng 9 lần
B. Tăng 3 lần
C. Tăng 4,5 lần
D. Giảm 3 lần.
Câu 4:
Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở toC của phản ứng có giá trị là:
A. 2,500
B. 3,125
C. 0,609
D. 0,500.
Câu 5:
Cho phản ứng hóa học H2 + I2 → 2HI. Khi tăng thêm 250 thì tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần. Nếu tăng nhiệt độ từ 200c đến 1700c thì tốc độ phản ứng tăng?
A. 9 lần
B. 81 lần
C. 243 lần
D. 729 lần.
Câu 6:
Khi tăng nhiệt độ thêm 100C, tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần. Để tốc độ phản ứng ở nhiệt độ 300C tăng lên 81 lần thì thực hiện phản ứng đó ở nhiệt độ?
A. 80 độ C
B. 60 độ C
C. 50 độ C
D. 70 độ C
Câu 7:
Cho các cân bằng sau:
(1) 2SO2(k) + O2(k) [tex]\Leftrightarrow[/tex]2SO3(k)

(2) N2(k) + 3H2(k) [tex]\Leftrightarrow[/tex]2NH3(k)

(3) CO2(k) + H2(k) [tex]\Leftrightarrow[/tex]CO(k) + H2O(k)

(4) 2HI(k) [tex]\Leftrightarrow[/tex]H2(k) + I2(k)

Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hóa học đều không bị chuyển dịch là?
A. (1) và (3)
B. (2) và (4)
C. (1) và (2)
D. (3) và (4).
Câu 8:
Cho cân bằng hóa học: PCl5(k) [tex]\Leftrightarrow[/tex] PCl3(k) + Cl2(k), ∆H > 0
Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. Tăng nhiệt độ của hệ phản ứng.
B. Thêm PCl3 vào hệ phản ứng.
C. Tăng áp suất của hệ phản ứng.
D. Thêm Cl2 vào hệ phản ứng.
Câu 9:
Trong một bình kín có cân bằng hóa học sau: 2NO2(k) [tex]\Leftrightarrow[/tex] N2O4(k)
Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H2 ở nhiệt độ T1 bằng 27,6 và ở nhiệt độ T2 bằng 34,5.Biết T1>T2.
Phát biểu nào sau đây về cân bằng trên là đúng?
A.Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.
B.Khi tăng nhiệt độ , áp suất chung của hệ cân bằng giảm.
C.Khi giảm nhiệt độ , áp suất chung của hệ cân bằng tăng.
D.Phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 10:
Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 2Y [tex]\rightarrow[/tex] Z + T.
Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là?
A. 4,0.10-4 mol/(l.s).
B. 7,5.10-4 mol/(l.s).
C. 1,0.10-4 mol/(l.s).
D. 5,0.10-4 mol/(l.s).
 
Top Bottom