Sinh 12 Bài tập tính toán về DNA N14 và DNA N15

You're Mine

Học sinh mới
Thành viên
4 Tháng chín 2021
36
43
6
20
TP Hồ Chí Minh
,./
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Từ 5 DNA [tex]N^{15}[/tex] ở cả 2 mảnh đơn nhân đôi trong môi trường chỉ có [tex]N^{14}[/tex] => 160 phân tử DNA mạch kép. Số kết luận đúng là:
1. Có 150 phân tử DNA chứa N14
2. 5 DNA con chứa N15
3. 310 mạch đơn chứa N14
4. 16 DNA chứa cả N14 và N15

Em làm thì chỉ có ý 3. là đúng và chưa chắc chắn, xem trong đáp án lại có 2 ý đúng mà em không hiểu nên mn giải thích giúp em với
 

Nguyễn Trần Thành Đạt 11A9

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
5 Tháng một 2019
2,608
6,252
606
21
Lâm Đồng
Trường THPT Bảo Lộc
Từ 5 DNA [tex]N^{15}[/tex] ở cả 2 mảnh đơn nhân đôi trong môi trường chỉ có [tex]N^{14}[/tex] => 160 phân tử DNA mạch kép. Số kết luận đúng là:
1. Có 150 phân tử DNA chứa N14
2. 5 DNA con chứa N15
3. 310 mạch đơn chứa N14
4. 16 DNA chứa cả N14 và N15

Em làm thì chỉ có ý 3. là đúng và chưa chắc chắn, xem trong đáp án lại có 2 ý đúng mà em không hiểu nên mn giải thích giúp em với
Hi em, anh là Đạt - BQT box Sinh, rất vui khi được biết em và hỗ trợ em nhé. Mong rằng những gì anh nói phía dưới sẽ giúp em hiểu bài hơn nha ^^ Mong rằng em sẽ học thật tốt, có câu hỏi gì cứ hỏi nhé, hỏi để hiểu bài hơn, anh chị luôn sẵn sàng hỗ trợ em ^^
---
Rồi, chúng ta bắt đầu vào bài thôi nha!
1) Đề bài cho 5 phân tử DNA [tex]N^{15}[/tex] nhân đôi cả 2 mạch đúng không em? Tạo ra 160 phân tử DNA mạch kép. [tex](160=5.2^{5})[/tex]
Vậy có nghĩa là 5 DNA này tự nhân đôi liên tiếp 5 lần trong môi trường [tex]N^{14}[/tex].
5DNA này có 10 mạch đơn , mỗi mạch đơn sẽ có trong 1 phân tử DNA ở lần tự nhân đôi thứ nhất. Các DNA con sẽ nhân đôi tiếp, đây gọi là lần tự nhân đôi thứ 2, lần tự nhân đôi này 10 mạch đơn DNA chứa [tex]N^{15}[/tex] này có trong 10 phân tử DNA và 10 phân tử DNA còn lại không chứa [tex]N^{15}[/tex] mà chỉ thuần chứa [tex]N^{14}[/tex] ....(tương tự tới lần 5, thậm chí sau đó nữa,...). Nhưng tất cả DNA này chỉ đều có [tex]N^{14}[/tex] (chỉ là 1 mạch hay 2 mạch thôi) Yahhh em hiểu không nè?
=> Có 160 DNA có chứa [tex]N^{14}[/tex] => Ý 1 sai
2) Như chúng ta nói bên trên , có 10 DNA có chứa [tex]N^{15}[/tex] chứ không phải 5 => Ý 2 sai.
3) 160 DNA mạch kép => Có 320 mạch DNA (320= 160 x 2)
Số mạch đơn chứa [tex]N^{14}[/tex] là :
Tổng số mạch DNA - Số mạch chứa [tex]N^{15}[/tex] = 320 - 10= 310 (mạch)
=> Ý 3 đúng.
4. Như ban đầu mình có khẳng định 5 DNA ban đầu nguyên phân liên tiếp 5 lần nhỉ? Nhưng cái này cũng không cần thiết lắm ở ý 4 nha ^^
Căn bản ý 4 thì em nắm cho anh: Có bao nhiêu mạch DNA có chứa [tex]N^{15}[/tex] ban đầu thì sẽ có bấy nhiêu phân tử DNA con có chứa cả [tex]N^{14}[/tex] và [tex]N^{15}[/tex] => Có 10 mạch đơn DNA chứa [tex]N^{15}[/tex] thì có 10 DNA con có chứa cả [tex]N^{14}[/tex] và [tex]N^{15}[/tex]
=> Ý 4 sai
=> CÓ 1 KẾT LUẬN ĐÚNG LÀ (3)


Yahh, trên tinh thần cụ thể là vậy. Có gì không hiểu em có thể liên hệ qua trang cá nhân của anh hoặc trao đổi phía dưới topic này tiếp nha em ^^

Anh nghĩ em tính toán ra 1 ý đúng nêu được đó là ý 3 cũng chính xác luôn thì em khá chắc kiến thức rồi này. Em có thể tham khảo thêm 1 vài bài tập về [tex]N^{14}[/tex] và [tex]N^{15}[/tex] nha. Cụ thể là Sinh 12 Bài tập N14 N15 , Sinh 12 Bài tập N14 N15Sinh 12 Bài tập N14 N15.
Còn nếu em muốn theo sát lí thuyết và bám sát bài tập để thi THPTQG 2022 thì em theo dõi topic này nhé ^^ Vào trả lời câu hỏi trắc nghiệm vào thứ 3-5-7 hàng tuần để ghi nhớ, khắc sâu kiến thức nha ^^ Sinh 12 Hướng tới kì thi THPTQG 2022 môn Sinh

(P.s: Vì anh thấy em khá chắc kiến thức nên không vẽ sơ đồ ra nhưng nếu em cần vẽ ra để dễ hiểu hơn thì cứ nói anh nha ^^)
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Thủy Ling
Top Bottom