Hóa 10 bài tạp thực tế

Inazuku - chan

Học sinh
Thành viên
16 Tháng một 2019
148
182
36
21
Hà Nội
THPT nào đó
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1,để làm sạch vết dầu ăn bám/dính vào quần áo người ta có thể dùng chất nào ( xà phòng , nước , cồn 90 độ , giấm , xăng ) ? giải thích tại sao
2, tại sao vào mùa đông rửa bát đĩa có dính nhiều chất béo người ta thường dùng nước nóng
 

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
2,272
3,910
541
Hà Nội
Hà Nội
$\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
1/
- Ở phân tử chất béo, các gốc HC rất dài, gồm toàn các nhóm không phân cực, chiếm hầu hết thể tích phân tử. Vì vậy nó không tan trong nước (dung môi phân cực) mà tan trong dung môi hữu cơ không phân cực như benzen, cồn, xăng...
- Riêng xà phòng lại khác. Xà phòng là muối kali hay natri của các axit béo bậc cao, trong phân tử xà phòng đồng thời chứa 1 đầu ưa nước và 1 đầu ưa dầu mỡ. Khi cho xà phòng vào sẽ tạo thành nhũ tương (sau này học hóa keo sẽ định nghĩa nó là : một hệ phân tán cao của hai chất lỏng mà thông thường không hòa tan được vào nhau) không bền, các phân tử xà phòng phân cực được hấp thụ trên bề mặt các giọt mỡ, tao thành 1 lớp mỏng trên giọt mỡ, còn đầu ưa nước lại có xu hướng kéo ra phía các phân tử nước. Kết quả là vết dầu bị phân chia thành những hạt rất nhỏ được giữ chặt bởi các phân tử muối natri/kali, không bám vào vật rắn nữa mà phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi.
- Giấm ăn là dung môi phân cực nhưng lại tan trong dầu ăn, lí do là các đầu CH3 của axit axetic cũng kị nước như dầu ăn. Tuy nhiên, giấm ăn thì lại có môi trường axit tương đối mạnh, sẽ làm quần áo phai màu ngay :p
Đáp án : Xà phòng, benzen, cồn 90 độ và xăng
2/
Chất béo như dầu, mỡ ăn khi gặp phải nhiệt độ thấp hơn thường đông, vón cục do nhiệt độ lạnh làm chậm chuyển động của các phân tử trong dầu. Khi chúng di chuyển chậm hơn, một số phân tử có xu hướng tách khỏi dung dịch và phân lớp, dẫn tới hiện tượng đông vón. Rửa bằng nước nóng thì chất béo sẽ tan ra, dễ rửa hơn
 
Last edited:

Inazuku - chan

Học sinh
Thành viên
16 Tháng một 2019
148
182
36
21
Hà Nội
THPT nào đó
1/
- Ở phân tử chất béo, các gốc HC rất dài, gồm toàn các nhóm không phân cực, chiếm hầu hết thể tích phân tử. Vì vậy nó không tan trong nước (dung môi phân cực) mà tan trong dung môi hữu cơ không phân cực như benzen, cồn, xăng...
- Riêng xà phòng lại khác. Xà phòng là muối kali hay natri của các axit béo bậc cao, trong phân tử xà phòng đồng thời chứa 1 đầu ưa nước và 1 đầu ưa dầu mỡ. Khi cho xà phòng vào sẽ tạo thành nhũ tương (sau này học hóa keo sẽ định nghĩa nó là : một hệ phân tán cao của hai chất lỏng mà thông thường không hòa tan được vào nhau) không bền, các phân tử xà phòng phân cực được hấp thụ trên bề mặt các giọt mỡ, tao thành 1 lớp mỏng trên giọt mỡ, còn đầu ưa nước lại có xu hướng kéo ra phía các phân tử nước. Kết quả là vết dầu bị phân chia thành những hạt rất nhỏ được giữ chặt bởi các phân tử muối natri/kali, không bám vào vật rắn nữa mà phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi.
- Giấm ăn là dung môi phân cực nhưng lại tan trong dầu ăn, lí do là các đầu CH3 của axit axetic cũng kị nước như dầu ăn. Tuy nhiên, giấm ăn thì lại có môi trường axit tương đối mạnh, sẽ làm quần áo phai màu ngay :p
Đáp án : Xà phòng, benzen, cồn 90 độ và xăng
2/
Chất béo như dầu, mỡ ăn khi gặp phải nhiệt độ thấp hơn thường đông, vón cục do nhiệt độ lạnh làm chậm chuyển động của các phân tử trong dầu. Khi chúng di chuyển chậm hơn, một số phân tử có xu hướng tách khỏi dung dịch và phân lớp, dẫn tới hiện tượng đông vón. Rửa bằng nước nóng thì chất béo sẽ tan ra, dễ rửa hơn
ý 1 ngắn gọn hơn một chút được không anh
 
Top Bottom