bài tập thi thử đại hoc

P

pvanpvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Chia 156,8 gam hỗn hợp L gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa đủ với dung dịch M là hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng thu được 167,9 gam muối khan. Số mol của HCl trong dung dịch M là

Câu 2: Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A1. Cho A1 vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan C1. Cho khí CO dư qua bình chứa C1 nung nóng được hỗn hợp rắn E (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa:
A. 1 đơn chất và 2 hợp chất. B. 3 đơn chất.
C. 2 đơn chất và 2 hợp chất. D. 2 đơn chất và 1 hợp chất.

Câu 3: Cho hỗn hợp Na, Al, Fe, FeCO3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa rồi chia làm 2 phần. Phần 1 đem tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư. Phần 2 đem tác dụng với dung dịch HCl dư. Số phản ứng oxi hóa khử xảy ra là:
A. 5. B. 6. C. 8. D. 7.
Câu 4 Oxi hoá 25,6 gam CH3OH (có xúc tác) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Chia X thành hai phần bằng nhau Phần 1 tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Phần 2 tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch KOH 1M. Hiệu suất quá trình oxi hoá CH3OH là 75%. Giá trị của m là
Câu 10: Đốt cháy 0,2 mol hợp chất A thuộc loại tạp chức thu được 26,4 gam khí CO2, 12,6 gam hơi H2O, 2,24 lít khí nitơ (đktc) và lượng O2 cần dùng là 0,75 mol. Số đồng phân của A tác dụng được với dung dịch NaOH và HCl là
Câu 5: Hỗn hợp X có C2H5OH, C2H5COOH, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% theo số mol. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 3,06 gam H2O và 3,136 lít CO2 (đktc). Mặt khác 13,2 gam hỗn hợp X thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có p gam Ag kết tủa. Giá trị của p là

Câu 6: Cho 32,8 gam hỗn hợp gồm axit glutamic và tyrosin (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 1M, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Câu 20: Hỗn hợp X có 2 hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp, có tỉ khối hơi so với H2 bằng 15,8. Lấy 6,32 gam X lội vào 200 gam dung dịch chứa xúc tác thích hợp thì thu được dung dịch Z và thấy thoát ra 2,688 lít khí khô Y ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối hơi so với H2 bằng 16,5. Biết rằng dung dịch Z chứa anđehit với nồng độ C%. Giá trị của C% là:
A. 1,305% B. 1,407% C. 1,043% D. 1,208%
Câu 7: Thủy phân hoàn toàn một lượng mantozơ, sau đó cho toàn bộ lượng glucozơ thu được lên men thành ancol etylic thì thu được 100 ml rượu 460. Khối lượng riêng của ancol là 0,8gam/ml. Hấp thụ toàn bộ khí CO2 vào dung dịch NaOH dư thu được muối có khối lượng là:
A. 84,8 gam. B. 42,4 gam. C. 212 gam. D. 169,6 gam.

Câu 8: Cho 12gam hỗn hợp Fe và Cu vào 200ml dung dịch HNO3 2M, thu được một chất khí (sản phẩm khử duy nhất) không màu, hóa nâu trong không khí, và có một kim loại dư. Sau đó cho thêm dung dịch H2SO4 2M, thấy chất khí trên tiếp tục thoát ra, để hoà tan hết kim loại cần 33,33ml. Khối lượng kim loại Fe trong hỗn hợp là
A. 8,4 gam B. 5,6 gam C. 2,8 gam D. 1,4 gam

Câu 9: Một bình kín dung tích 1 lít chứa 1,5 mol H2 và 1,0 mol N2 (có xúc tác và nhiệt độ thích hợp). Ở trạng thái cân bằng có 0,2 mol NH3 tạo thành. Muốn hiệu suất đạt 25 % cần phải thêm vào bình bao nhiêu mol N2?
Câu 10: Hỗn hợp A gồm 0,1 mol anđehit metacrylic và 0,3 mol khí hiđro. Nung nóng hỗn hợp A một thời gian, có mặt chất xúc tác Ni, thu được hỗn hợp hơi B gồm hỗn hợp các ancol, các anđehit và hiđro. Tỉ khối hơi của B so với He bằng 95/12. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa anđehit metacrylic là:
A. 100% B. 70% C. 65% D. 80%
 
D

domtomboy

Câu 2: Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A1. Cho A1 vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan C1. Cho khí CO dư qua bình chứa C1 nung nóng được hỗn hợp rắn E (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa:
A. 1 đơn chất và 2 hợp chất. B. 3 đơn chất.
C. 2 đơn chất và 2 hợp chất. D. 2 đơn chất và 1 hợp chất.
E gồm: Fe, Cu và MgO

Câu 3: Cho hỗn hợp Na, Al, Fe, FeCO3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa rồi chia làm 2 phần. Phần 1 đem tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư. Phần 2 đem tác dụng với dung dịch HCl dư. Số phản ứng oxi hóa khử xảy ra là:
A. 5. B. 6. C. 8. D. 7
.
6 nhỉ :)
Câu 4 Oxi hoá 25,6 gam CH3OH (có xúc tác) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Chia X thành hai phần bằng nhau Phần 1 tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Phần 2 tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch KOH 1M. Hiệu suất quá trình oxi hoá CH3OH là 75%. Giá trị của m là
n CH3OH = 0,8 mol
phần 2 td KOH --> n axit = 0,1 mol
---> n HCHO = 0,2- ---> m =86,4

nhin đau hết cả mắt
 
P

pvanpvan

E gồm: Fe, Cu và MgO

.
6 nhỉ :)

n CH3OH = 0,8 mol
phần 2 td KOH --> n axit = 0,1 mol
---> n HCHO = 0,2- ---> m =86,4

nhin đau hết cả mắt


oxi hóa ancol ch3oh con ra axit nua mà


n CH3OH = 0,8 mol h=75%..............>so mol pu=0.6 mol
chia làm hai phần moi phan là 0,3 mol
phân 2 :nkoh=0,1=n hcooh................>n hcho=0,2

........>mAg=( 0,2.4 +0,1.2).108 =108
 
G

girlbuon10594

Câu 5: Hỗn hợp X có C2H5OH, C2H5COOH, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% theo số mol. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 3,06 gam H2O và 3,136 lít CO2 (đktc). Mặt khác 13,2 gam hỗn hợp X thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có p gam Ag kết tủa. Giá trị của p là

Gọi [TEX]n_{C_2H_5OH}=a mol; n_{C_2H_5COOH}= b mol; n_{CH_3CHO}= c mol[/TEX]
Ta có HPT:
[TEX]\left{\begin{3a+3b+2c=0,17}\\{2a+3b+2c=0,14}\\{a=b+c} [/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]\left{\begin{a=0,03 mol}\\{b=0,02 mol}\\{c=0,01 mol} [/TEX]

[TEX]m_{hh X}=3,3g[/TEX]

Ta thấy: Cứ [TEX]3,3g[/TEX] ~~~~> [TEX]m_{CH_3CHO}=0,44g [/TEX]
\Rightarrow [TEX]13,2g[/TEX] ~~~~> [TEX]m_{CH_3CHO}=1,76g [/TEX]
~~> [TEX]n_{CH_3CHO}=0,04 mol[/TEX]
~~> [TEX]m_{Ag}=0,04.2.108=8,64g = p [/TEX]
 
H

hetientieu_nguoiyeucungban

Câu 1: Chia 156,8 gam hỗn hợp L gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa đủ với dung dịch M là hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng thu được 167,9 gam muối khan. Số mol của HCl trong dung dịch M là
dễ thấy mất 1O thay 2 Cl, ∆M =2.35,5- 16=55, ∆m= 155,4-156,8/2 , vậy số mol HCl =nH+= (∆m/∆M )*2 =2,8 mol.Ta có m muối 2 = mOxit – mO +x,35,5+y.96 =167,9│ x +2y =2,8, vậy x=1,8

Câu 6: Cho 32,8 gam hỗn hợp gồm axit glutamic và tyrosin (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 1M, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

nNaOH=0,5 mol
đặt n ax glutamic =xmol
n tyrosin=ymol
=>x=y
147x + 181y = 32,8
=> x=0,1mol
y=0,1mol
1 mol ax glutamic ---> 2 mol NaOH
...0,1................................0…
1 mol tyrosin ----->2 mol NaOH
..0,1...........................0.2 ( ngoài nhóm COOH trong tyrosin còn có nhóm OH)
m rắn = m muối + mNaOH =m hh + mNaOH - mH2O sinh ra
=32,8 + 0,5*40 - (0,2+0,2)*18=45.6


Câu 20: Hỗn hợp X có 2 hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp, có tỉ khối hơi so với H2 bằng 15,8. Lấy 6,32 gam X lội vào 200 gam dung dịch chứa xúc tác thích hợp thì thu được dung dịch Z và thấy thoát ra 2,688 lít khí khô Y ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối hơi so với H2 bằng 16,5. Biết rằng dung dịch Z chứa anđehit với nồng độ C%. Giá trị của C% là:
A. 1,305% B. 1,407% C. 1,043% D. 1,208%
+> 2 Hidrocacbon tác dụng với H2O tạo Andehit.
----> 2 HCB đó là Ankin.
+> Mà có M= 15,8*2=31,6 ---> 2 HCB là C2H2 và C3H4.
Từ hệ pt : 26x + 40y = 31,6* ( x + y ).
26x + 40y = 6,32.
----> x = 0,12 mol ; y = 0,08 mol.
+> PTPƯ :
C2H2 + H2O ---> CH3CHO.
CH3-CH=CH2 + H2O --> ( CH3)2 CO. (Là Xeton).
+> Khí bay ra gồm C2H2 ( a mol ) và C3H4 (b mol).
a + b = 0,12 mol.
a mol C2H2 : 26 7.
33 ---> a = b = 0,06 mol..
b mol C3H4 : 40 7.
--> DD chứa 0,06 mol CH3CHO và 0,02 mol (CH3)2CO.
+> Khối lượng dd là: mdd = 200+ 6,32 - 0,12* (16,5 *2) = 202,36 g.
-----> %andehit = 0,06 * 44 * 100 / 202,36 = 1,305 (%). ---->A
 
N

namnguyen_94

Ai giải thích cho em bài này với được ko?
:confused:

áp dụng pp tăng giảm kl là 1 mol nguyên tử O sẽ thay thế 2mol nguyên tử Cl thì kl sẽ tăng 55 gam.mà thực tế tăng 77 gam ---> p/ư' 2,8 mol Cl -->nH+ = nCl = 2,8 mol
ở phần 2 :lượng nH+= 2,8 mol
---->ta có hệ pt 2 ẩn nHCl = x và nH2SO4 = y
--->x =
 
G

gvnguyentantrung

giải đáp thắc mắc

Hướng dẫn giải câu 9
3H2 + N2 = 2NH3
1.5 1 0
0.3 0.1 0.2
1.2 0.9 0.2
Do V = 1 lit nên Kc = [NH3]2 / [N2]*[H2]3 = 1/38.88 (1)
Với H = 25% --> số mol H2 t/g = 1.5*0.25 = 0.375

3H2 + N2 = 2NH3

1.5 a 0
0.375 0.125 0.25
1.125 a - 0.125 0.25
Khi đó Kc = (0.25)2/(1.125)3*(a - 0.125) = 1/38.88 ( do Kc = const khi t = const) (2)
Giải (2) tìm được a = 1.8316 mol --> Cần thêm 0.8316 mol N2
 
G

gvnguyentantrung

giải đáp thắc mắc

Câu 10: Hỗn hợp A gồm 0,1 mol anđehit metacrylic và 0,3 mol khí hiđro. Nung nóng hỗn hợp A một thời gian, có mặt chất xúc tác Ni, thu được hỗn hợp hơi B gồm hỗn hợp các ancol, các anđehit và hiđro. Tỉ khối hơi của B so với He bằng 95/12. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa anđehit metacrylic là:
A. 100% B. 70% C. 65% D. 80%

Ta có: m trước = m sau
0.1*70 + 0.3*2 = nsau*4*95/12
=> n sau = 0.24

CH2=C(CH3)CHO + 2H2 ----> CH3-CH(CH3)CH2OH
Bđầu: 0.1........................0.3
Pứ: x..............................2x.......…
Sau pứ: 0.1-x..................0.3-2x...........…
n sau pứ = 0.1 - x + 0.3 - 2x + x = 0.24
=> x = 0.08
=> H% = 0.08/0.1 = 80% (tính theo số mol andehit)=>Chọn D
 
Top Bottom