bài tập thầy sơn

M

mischievous_1193

Câu 20 thì thầy đã giải rồi đó bạn, còn câu 19 thì làm thế này nhé:
Theo đề bài: Zx + Zy =15
Mặt khác:X và Y đứng kế tiếp nhau trong 1 chu kỳ => Zx = Zy - 1( giả sử X đứng trước Y)
=> giải 2 phương trình đó ta được: Zx=7(N) chu kỳ 5
Zy=8(O) chu kỳ 6
=> Đáp án C :)
 
H

hocmai.hoahoc

Câu 19 : Hai nguyên tố X, Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì và có tổng số hạt proton trong hai hạt nhân là 15. X, Y thuộc nhóm nào sau đây ?
A. Nhóm IA, IIA B. Nhóm IIIA, IVA
C. Nhóm VA, VIA D. Nhóm VIA, VIIA
PX + PY = 15
PY– PX = 1
PX = 7, PY = 8
==> X, Y là N ( nhóm VA) và O( nhóm VI A)
Đáp án C
Câu 20 : Trong phân tử oxit có công thức R2O có tổng số hạt electron, proton, nơtron là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. R2O là
A. Na2O. B. K2O C. H2O D. N2O
Tổng số hạt electron, proton, nơtron là 92 => 4PR + 2NR + 24 = 92
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28 => 4PR - 2NR + 8 = 28
PR = 11, NR = 12 => R2O là Na2O
Đáp án A
 
Top Bottom