Văn Bài tập Tết

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề 1:
Câu 1:
I. Mở đoạn: Truyền thống nhân ái bao gồm cả sự đồng cảm & sẻ chia là biểu hiện của một phẩm chất đạo đức cao quý
II. Thân đoạn:
1. Giải thích
- Đồng cảm là cùng chung cảm xúc, là sự hiểu nhau giữa hai con người hoặc giữa con người và cộng đồng.
- Chia sẻ là cùng nhau hưởng thụ hoặc cùng nhau hành động giúp niềm vui nhân đôi và nỗi buồn vơi bớt.
2. Bàn luận:
- Biểu hiện của sự đồng cảm và chia sẻ.
+ Người đồng cảm là người có trái tim biết rung động trước hoàn cảnh của người khác, hiểu được tâm lý, cảm xúc của họ, thấu tỏ niềm vui nỗi buồn, mất mát mà người khác trải qua.
+ Có những hành động chia sẻ như chia sẻ về vật chất lẫn chia sẻ về mặt tinh thần
- Dẫn chứng cụ thể:
+ Cơn sóng thần ở Nhật Bản năm 2011 khiến thế giới chấn động và mọi người từ khắp nơi đều cầu nguyện lẫn giúp đỡ các nạn nhân để họ vượt qua nỗi mất mát lớn
+ Việt Nam có chương trình "Cặp lá yêu thương" do VTV tổ chức
- Bên cạnh những tấm lòng cao cả biết cảm thông, sẻ chia vẫn còn đó những con người vô cảm, dửng dưng quay lưng trước nỗi đau và mất mát của những người xung quanh. Đó là biểu hiện của lối sống ích kỷ.
3. Rút ra bài Học: Biết sống đẹp, đồng cảm với gia đình, bạn bè, mọi người.
III. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề: Đồng cảm sẻ chia là đức tính tốt đẹp nên cần phát huy lối sống đó trong cuộc sống ngày nay.

P/s: Em còn cần câu nào nữa không?
 

Do Truong Huy

Học sinh
Thành viên
26 Tháng bảy 2017
14
25
21
21
Hải Dương
Trường THPT Chí Linh
Đề 1:
Câu 1:
I) Mở đoạn:

- Dẫn dắt để giới thiệu vấn đề: Một trong những truyền thống đạo lý và phẩm chất cao quý muôn đời của dân tộc ta là tình yêu thương. Tình yêu thương bao gồm sự đồng cảm và sẻ chia sẻ làm nên những điều kì diệu trong cuộc sống.
II) Thân đoạn:
1. Giải thích:
- Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ.
- Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn...
- Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời. Nếu ai cũng biết "học cách đồng cảm và sẻ chia", trái đất này sẽ thật là "thiên đường".
2. Phân tích, chứng minh:
- Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia.
+
Sẻ chia về vật chất: Giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.
+ Sẻ chia về tinh thần: Ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.
- Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau.
+
Đối với người nhận (...)
+ Đối với người cho (...)
+ Đồng cảm, sẻ chia và xã hội ngày nay (...)
- Dẫn chứng:
+ Vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoác cho một người lính giữa đêm đông lạnh giá.
+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào sinh ra tử với tướng sĩ dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
3. Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.
4. Bài học:

- Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất "người", kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.
- Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn...Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.
III) Kết đoạn:
- Khẳng định lại vấn đề: Sự đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết đồng cảm, sẻ chia.
 
Top Bottom