bài tập sử dụng phương pháp quy đổi

Q

qminhhp

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, KHCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối KCl. Giá trị của m là
[FONT=&quot] A. 11,92[/FONT][FONT=&quot]. B. 16,39. C. 8,94. D. 11,175
[/FONT]
Câu 6: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Fe, FeCl2, FeCl3 trong H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch B và 4,48 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Thêm NH3 dư vào dung dịch B thu được 32,1 gam kết tủa. Giá trị của m là
[FONT=&quot] A. [/FONT][FONT=&quot]16,8. B. 34,55. C. 25,675. D. 17,75
[/FONT]
Câu 7: Cho m gam hỗn hợp Cu, Zn, Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng, dư. Cô cạn cẩn thận dung dịch thu được sau phản ứng thu được (m + 62) gam muối khan. Nung hỗn hợp muối khan trên đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]A. [/FONT][FONT=&quot](m + 8) gam. B. (m + 16) gam. C. (m + 24) gam. D. (m + 32) gam.
[/FONT]
Câu 10: Hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO với số mol mỗi chất là 0,1 mol. Hoà tan hết hỗn hợp X vào dung dịch Y gồm (HCl và H2SO4 loãng) dư thu được dung dịch A. Nhỏ từ từ dung dịch Cu(NO3)2 1M vào dung dịch A cho tới khi ngừng thoát khí NO. Thể tích dung dịch Cu(NO3)2 và thể tích khí NO thoát ra (ở đktc) là
A. 50 ml ; 1,12 lít. B. 50 ml ; 2,24 lít.
[FONT=&quot] C. 500 ml ; 1,12 lít[/FONT][FONT=&quot]. D. 250 ml ; 3,36 lít[/FONT]
 
H

hocmai.hoahoc

Hướng dẫn
Câu 3:
Vì NaNHCO3 có khối lượng phân tử băng với MgCO3 nên có thể quy đổi hỗn hợp trên về hỗn hợp gồm NaHCO3, KHCO3
Gọi số mol NaHCO3, KHCO3 lần lượt là x,y ta có:
84x + 100y = 14,52 (1)
nCO2 = nNaHCO3+nKHCO3 = x + y = 0,15 (2)
= > x= 0,03, y = 0,12 = > mKCl = 0,12*74,5 = 8.94 gam
Câu 6:
Quy đổi hỗn hợp A về Fe và Cl
nFe = nFe(OH)3 = 0,3 mol
3nFe = nCl + 2nSO2 = >nCl = 0,5 mol
=> m = 56*0,3 + 35,5*0,5 = 34,55 g.
Câu 7:
Gọi hỗn hợp kim loại chung là M, ta có chuỗi biến đổi
M == > M(NO3)2 == >MO
nNO3 trong muối = m+ 62-m = 62 g => nNO3- = 1 mol
áp dụng bảo toàn điện tích: 2nO trong oxit = nNO3- trong muối
= > nO trong oxit = 0,5 mol = > moxit = m + 8 gam.
Câu 10:
X + Y == > Fe2+ và Fe3+
Có thể coi Fe3O4 là FeO.Fe2O3 => 0,1mol Fe3O4 =0,1mol FeO + 0,1mol Fe2O3
=> nFe2+ = nFe + nFeO = 0,3 mol ; nFe3+ = 2nFe2O3 = 0,4 mol
Phản ứng với Cu(NO3)2
3Fe2+ + NO3- + 4H+ == > 3Fe3+ + NO + 2H2O
nCu(NO3)2 = 1/2nNO3- = 1/6nFe2+ = 0,05 mol ==>V Cu(NO3)2 = 50ml
nNO = 1/3nFe2+ = 0,1 mol =.> VNO = 2,24 l
 
Top Bottom