Bài tập sự điện li

N

ngoctien_a11

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bài này em giải hoài không ra mong các thầy cô giúp đỡ .Em cảm ơn nhiều
Bài 1: Cho 3.25g hỗn hợp X gồm kim loại kiềm A và kim loại B hoá trị 2 tan hoàn toàn vào nước thu được dung dịch Y và có 1.008 lít khí thoát ra (ĐKTC) . Cô cạn 1/2 dung dịch Y thu đươcj 2.03g chất rắn . A, B là kim loại nào

Bài 2: 10.5g hốn hợp K và Al tan hết trong nước thu được dung dịch A . Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch A , khi thể tích dugn dịch HCl thêm vào đúng 100ml thì bắt đầu có kết tủa .Tỷ số mol của K và Al trong hỗn hợp là bao nhiêu

Bài 3: Dung dịch A là dung dịch Al2(S04)3 . Dung dịch B là dung dịch Ba(OH)2 .Trộn 200ml dung dịch A với 300ml dung dịch B thu được 8.55g kết tủa .Trộng 200ml dung dịch A với 500ml dung dịch B thu được 12.045g kết tủa .Nồng độ mol/lit của dung dịch A B là bao nhiêu

Bài 4 : Dung dịch A chứa 0.03mol Al(3+) , 0.02 mol Fe(2+) , 0.01mol H(+), 0.05 mol SO4(2-) , 0.04 MOL Cl(-) . Cho dung dịch B gồm NaOH 0.5M và Ba(OH)2 0.25 M vào dung dịch A đến khi lượng kết tủa không đổi thì cần V ml . Tính giá trị của V

Bài 5: Trộn V lít dung dịch Ba(OH)2 0.9M với 80 ml dd Al2(S04)2 0.065 M ĐƯỢC 40.014 g kết tủa . Tính giá trị của V

Bài 6: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dugn dịch chứa b mol NaOH được 2a/3 mol kết tủa .Tính b theo a

Bài 7: Hỗn hợp X gồm Al và Fe .Cho a gam hỗn hợp X tác dụng với 200ml dung dịch HCl 2M thu được 4.48 lít khí (ĐKTC) và dung dịch Y . Cho dung dịch Y tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 2.5M, tách kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 6.04g chất rắn . Tính a
Bài 8: Hỗn hợp X gồm kim loại A hoá trị 3 và kim loại B hoá trị 2 , trong đó số mol cùa A/số mol của B =3/2 . Cho 0.774g X phản ứng hết với 50ml đ chưa HCl 1M và H2SO4 0.5M thu được 0.8736 lít khí H2 (ĐKTC) và dd Y .Cho dd chứa NaOH 0.2M và Ba(OH)2 0.1M VÀO dd Y , đến khi lượng kết tủa không đổi thì đã dùng hết bao nhiêu V ml

Bài 9: Cho 9.86g hỗn hợp X gồm Mg và Zn vào bình chứa 430ml dung dịch H2SO4 1M .Sau khi kim loại tan hết, thêm tiếp vào bình 1.2 lít dung dịch hốn hợp Ba(OH)2 0.05M VÀ NaOH 0.7 M .Kết thúc phản ứng , lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 26.08g chất rắn .Khối luợng Mg và Zn trong hỗn hợp X là bao nhiêu
 
B

buiconglong

B có là kim loại kiềm ko hả bạn bài 1 ấy!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
H

happy1801

1/ A :xmol; B y mol. ( tạm gọi A,B lần lượt là Nguyên tử khối)
A+H2O=A(OH) +1/2H2.
B+2AOH=A2BO2 + H2.
Từ khối lượng suy ra Ax+By=3.25 (I)
Từ thể tích H2 0.5x+y=0.045 (II)
Ta có x >= 2y. ( để kim loại tan hêt) Từ m chất rắn cô cạn (A+17)(x-2y) +(2A+B+32)y=4.06 (III)
Dễ thấy (III)=(I)-2(II)+16x => x=0.045; y=0.03375. Kẻ bảng chạy theo A. Hình như đáp án (Na,Zn).
2/ K x mol; Al y mol
PT 1: 39x+27y=10.5;
Từ bài một dễ thấy nKOH dư =(x-y)=nHCl=0.1 => x=0.2; y =0.1
3/ Bài này đúng là bài hay, có lẽ là cần thầy cô thật. Chia trường hợp khá phức tạp.
Thoạt nhìn có vẽ dễ nhưng nếu bạn yếu toán, mình nghĩ bạn nên thả kiến bò, mình yếu toán
4/B gồm Ba 0.25M
OH 1M
để kết tủa không đổi thì nOH cần = 4nAl + 2nFe +nH=0.17mol => V=170ml
để kết tủa không đổi thì nBa cần = nSO4 = 0.05 => V=200ml.
Vậy V=200ml
Tạm thời vậy đã nha
 
H

hocmai.hoahoc

Bài 1.
Ta có số mol H2 = 0,045 mol => nOH- = 0,09
Nếu chất rắn là các hidroxit => m = 3,25 + 0,09*17 =4,78 gam
Theo bài chất rắn là 4,06 gam => B là kim loại ko phả ứng với H2O
Dung dịch Y gồm A+ OH- và BO2 2-
Gọi số mol mỗi kim loại là x và y
Áp dụng bảo toàn e => x+ 2y = 2nH2 = 0,09
Áp dụng bảo toàn khối lượng => mH2O = 4,06+ 0,09-3,25 = 0,9 gam => nH2O = 0,05 mol = nA = x
=> y = 0,02 mol
=> 0,05A +0,02B = 3,25
=>5A + 2B = 325
A= 7 => B= ???
A = 23 =>B = ????
A = 39 => B = 65 =>K và Zn
 
H

hocmai.hoahoc

Bài 5. TH1:
Ba2+ + SO42- --> BaSO4
Al3+ + 3OH- --> Al(OH)3
Kết tủa gồm BaSO4 và Al(OH)3
Gọi số mol Ba(OH)2 cần là x => nBaSO4 = x (x<0,195)
=> nOH- = 2x => nAl(OH)3 = 2x/3 => 233x+ 52x= 40,014 => x = 0,1404
TH2: Kết tủa gồm BaSO4 và Al(OH)3; và dung dịch có AlO2-
Ba2+ + SO42- --> BaSO4
Al3+ + 3OH- --> Al(OH)3
Al3+ + 4OH- --> AlO2- + 2H2O
Gọi số mol Ba(OH)2 là x => nBa2+ = x; nOH- = 2x; nSO42- = 0,195; nAl3+ = 0,13
Có AlO2-=> Số mol OH-> 0,39 => nBa2+>0,195 => mBaSO4> 45,435 => Loại
 
H

hocmai.hoahoc

Bài 6. TH1
Chỉ có Al(OH)3
Al3+ + 3OH - --> Al(OH)3
2a/3----2a---------2a/3
=> b = 2a
TH2 có Al(OH)3 và AlO2-
Al3+ + 3OH - --> Al(OH)3 (1)
2a/3----2a---------2a/3
Al3+ + 4OH- --> AlO2- + 2H2O(2)
a/3----4a/3
Số mol Al3+ còn ở phản ứng 2 là a/3
=> nOH- = 2a + 4a/3 = 10a/3
 
H

huynhthituyetnhung

bài6:
TH1:NAOH HẾT
Al3+ + OH- => Al(OH)3
a=2/3(MOL) b= 2(MOL) 2/3(MOL)
TH2:NAOH DƯ
Al3+ + OH- => Al(OH)3
a a a
AL(OH)3 + OH- => ALO2- + 2 H2O
bd: a
pu:a-2/3 a-2/3
du:2/3
vậy: b=2a-2/3
 
H

hocmai.hoahoc

Bài 7: Hỗn hợp X gồm Al và Fe .Cho a gam hỗn hợp X tác dụng với 200ml dung dịch HCl 2M thu được 4.48 lít khí (ĐKTC) và dung dịch Y . Cho dung dịch Y tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 2.5M, tách kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 6.04g chất rắn . Tính a
Ta có số mol H2= 0,2 mol => số mol HCl = 0,4 mol
Dung dịch Y gồm ion + và Cl- + NaOH => nCl- = nOH-= 0,4 mol
Mà theo bài số mol OH- = 0,5 mol => OH- dư 0,1
Gọi số mol Al là x; Fe là y => 3x+ 2y = 0,4(BTe)
Viết phương trình ion của Fe+2 + OH- ; Al3+ + OH- và Al(OH)3 + OH- dư
Em làm nốt nhé
 
M

miraclefish

Bài 8: Hỗn hợp X gồm kim loại A hoá trị 3 và kim loại B hoá trị 2 , trong đó số mol cùa A/số mol của B =3/2 . Cho 0.774g X phản ứng hết với 50ml đ chưa HCl 1M và H2SO4 0.5M thu được 0.8736 lít khí H2 (ĐKTC) và dd Y .Cho dd chứa NaOH 0.2M và Ba(OH)2 0.1M VÀO dd Y , đến khi lượng kết tủa không đổi thì đã dùng hết bao nhiêu V ml

Bài 9: Cho 9.86g hỗn hợp X gồm Mg và Zn vào bình chứa 430ml dung dịch H2SO4 1M .Sau khi kim loại tan hết, thêm tiếp vào bình 1.2 lít dung dịch hốn hợp Ba(OH)2 0.05M VÀ NaOH 0.7 M .Kết thúc phản ứng , lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 26.08g chất rắn .Khối luợng Mg và Zn trong hỗn hợp X là bao nhiêu


bài 8
2H+ + 2e --> H2
0,078<------0,039 mol
nH+ dư= (0,05 + 0,025*2) - 0,078 = 0,022 mol

2A + 6H+ --> 2A3+ + 3H2
1,5x-------->1,5x--->2,25x
B + 2H+ --> B2+ + H2
x---------->x----->x
2,25x + x = 0,039
=> x= 0,012 mol
1,5x*A + x*B = 0,774
=> A=27(Al) , B=24(Mg)

H+ + OH- ---> H2O
0,022-->0,022
Al3+ + 3OH- --> Al(OH)3
0,018-->0,054-->0,018
Mg2+ + 2OH- --> Mg(OH)2
0,012-->0,024-->0,012
Al(OH)3 + OH- --> AlO2(2-) + 2H2O
0,018--->0,018

nOH- = 0,022 + 0,054 + 0,024 + 0,018 = 0,118 mol
0,2*0,001V + 0,1*2*0,001V = 0,118
=> V=295ml

bài 9
nH+=0,043.2=0,086
số mol của hh kim loại
0,152=9,86/65<n< 9,86/24=0,41
=> số mol H+ cần 0,304<n<0,082
do nH+ lớn hơn khảong trên nên axit dư
Zn + 2H+ --> Zn2+ + H2
x--->2x----->x
Mg + 2H+ --> Mg2+ + H2
y--->2y----->y
65x + 24y = 9,86

H+ + OH- ---> H2O
0,86-2x-2y--->0,86-2x-2y
Zn2+ + 2OH- --> Zn(OH)2
x------>2x------>x
Mg2+ + 2OH- ---> Mg(OH)2
y------>2y------->y
Ba2+ + SO42- --> BaSO4
0,06------------->0,06
nOH- pứ = (0,86-2x-2y) + 2x +2y = 0,86mol
=> nOH- còn dư = 0,96-0,86=0,1 mol
2OH- + Zn(OH)2 ---> ZnO2(2-) + 2H2O

t/hợp 1: x<=0,05--> Zn(OH)2 bị hoà tan hết=> nZn=0,05
=> mMgO = 26,08 - 0,06*233= 12,1g
=>nMg = 0,3025 mol
mZn= 9,86-0,3025*24=2,6g
=> nZn = 0,04 <0,05 (thoả mãn)

t/hợp 2 x>0,05
(x-0,05)81 + y.40 = 12,1
65x + 24y = 9,86
=> y= 0,0104<0,05--> loại
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom